Đạo Đức Luôn Gắn Liền Với Gương Mẫu

Đã đọc: 1813           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Chỉ khi nào bạn tin nhân quả thật sự thì bạn mới sống đạo đức. Còn nếu bạn đã không tin rồi thì việc gì bạn cũng có thể làm, đây là một sự thật mà ít ai tin.

Vì sao? Tiền và quyền đã làm bạn mờ mắt, Phật ví như kẻ mù dắt đám mù trước sau gì cũng sụp hầm sa hố, đó là bài học cuộc đời......Khi con người có đạo đức tất nhiên sẽ gương mẫu, chẳng cần phải chờ ai chỉ dạy? Khi con người không có đạo đức thì sẽ không gương mẫu. Đạo đức và gương mẫu giống như đôi cánh chim, nếu thiếu một cánh thì sẽ mất cả hai. Truyền thống đất nước Việt Nam trên 4000 năm văn hiến là truyền thống đạo đức. Thế cho nên gương mẫu sẽ gắn liền với đạo đức, giống như con chim phải có đủ hai cánh thì mới bay được. Lòng tham con người như giếng sâu không đáy không bao giờ biết chán, biết đủ, biết dừng. Người có quyền cao chức trọng thì lợi dụng chèn ép, bóc lột kẻ dưới. Người không được thì tìm cách trộm cướp, lường gạt của người khác. Kẻ bần cùng thì oán trời trách đất, oán ghét xã hội, bạn bè, người thân.

Có nhiều gia đình cha mẹ vừa nằm xuống thì trong nhà anh em ruột thịt đã tranh nhau đòi chia gia tài, so bì với nhau từ lằn ranh bờ đất, chửi bới thưa kiện nhau ra tòa để giành của về mình. Anh em ruột thịt còn như thế thì huống chi là người dưng nước lã, làm sao có thể thương yêu giúp đỡ nhau bằng tình người trong cuộc sống.

Người có tiền của còn tham như vậy thì nói gì đến người nghèo khổ, thiếu trước hụt sau. Trong cảnh túng quẫn có khi họ phải ăn trộm, cướp giật, lường gạt của người khác. Người Phật tử chân chính phải biết tạo dựng cho mình một đời sống trong sạch, miễn sao có miếng ăn thức uống vừa đủ mà trau dồi đạo đức tâm linh; biết nhường cơm xẻ áo, nhín ăn bớt mặc để giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh trên tinh thần của ít lòng nhiều.

Người thế gian trước tiên muốn thỏa mãn tiền bạc của cải rồi mới đến sự quyến rũ của sắc đẹp. Sắc đẹp cũng là vị ngọt mà cũng là vị đắng. Nó là một thứ men say tình ái khiến con người phải đam mê, thích thú, đắm say. Sự mến luyến khoái lạc cảm giác rồi mơn trớn, vuốt ve đã làm đại đa số anh hùng hào kiệt đều chết dưới lỗ chân trâu.

Tai hại của lòng đam mê sắc dục làm biết bao người phải hao tài tốn của, tán gia bại sản. Hạnh phúc gia đình đổ vỡ cũng vì sự tham muốn quá đáng mà vợ chồng gây gỗ, đánh đập nhau vì ghen tuông, hờn mát.

Tình chồng nghĩa vợ bấy lâu bị mất mát, đổ vỡ có thể làm con người ta đau khổ đến tột cùng. Lòng khát ái của con người không bao giờ biết đủ vì họ không bao giờ thấy thỏa mãn trong cuộc tìm kiếm, săn đuổi tình yêu; cũng giống như người khát nước mà uống nước muối nên càng uống lại càng khát. Họ cứ đi tìm những thụ hưởng cảm giác mới lạ có tính cách dị hợm, thậm chí có một số nước họ chơi trò đổi vợ qua lại để tạo thú vui thấp hèn, trụy lạc.

Tâm tham tức là tham lam mong muốn quá đáng. Chúng ta hãy nghĩ rằng có được đầy đủ tiện nghi vật chất là hạnh phúc lâu dài, nên ta luôn tìm cách chiếm đoạt. Như chúng ta đã biết, dù biết rằng những ước muốn quá xa rời, không thực tế, nhưng chúng ta vẫn cố tìm mọi cách trong vô vọng. Người tham lam, tánh hay để ý dòm ngó, rình rập những gì họ ưa thích như tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, miếng ăn, chỗ ở và làm sao có đầy đủ phương tiện về mọi mặt…

Từ tham lam dẫn đến tham vọng rồi từ đó họ bày mưu lập kế, để tìm kiếm cho được những gì họ ưa thích chẳng cần biết là thiệt hại cho ai, nên tục ngữ có câu: "Bể kia dễ lắp, túi tham khó đầy". Tham cho mình, rồi tham cho gia đình người thân và tham cho cả quốc gia, xã hội của mình. Tham vọng bắt nguồn từ sự tâm tham cầu quá đáng, nên nó khiến cho ta đau khổ, vì được thì phải gìn giữ sợ mất mát, không được thì phiền muộn khổ đau.

Khi chúng ta thấy cái gì vừa ý như sắc đẹp, tiền tài, danh vọng, lợi dưỡng thì ưa thích, luyến ái, muốn chiếm hữu, đó gọi là "tham", tham lam, tham vọng hay tham cầu. Lòng tham không có đáy, cho nên ta tham cho mình chưa đủ, tham luôn cho gia đình người thân của ta, rộng đến là tham cho đất nước của ta. Cũng vì tham lam mà làm cho ta ăn không ngon, ngủ không yên, đầu óc lúc nào cũng phải lo nghĩ, tính toán làm sao vơ vét về cho mình thật nhiều.

Nhiều người đi tu rồi để tìm sự giác ngộ, giải thoát mà vẫn để lòng tham ngự trị dưới hình thức vi tế hơn, như thích có chùa to Phật lớn, thích nhiều người tôn kính cúng dường, thích có nhiều đệ tử, thích được nhiều người biết đến, ham thích các địa vị chức sắc trong giáo hội. 

Tham có nhiều trạng thái được biểu hiện qua sự: ưa, thích, yêu, thương, ham, muốn, thèm, khát. Khởi đầu là ưa, rồi từ từ tới thích. Nếu đối tượng là người thì dẫn tới yêu thương rồi luyến ái chấp giữ. Nếu đối tượng là đồ vật thì tham lam muốn chiếm đoạt. Khi tham muốn nhiều thì trở thành thói quen mà sinh ra thèm. Thèm quá thì thành ra có khát khao, tức là không có thì không thể chịu đựng được hay còn gọi là nghiện. Thế gian là một vầng trăng sáng tỏ. Chỉ có con người mới đem đến đau thương cho nhân loại và muôn loài vật. Khủng bố cực đoan cũng chỉ vì quan niệm sai lầm. Con người không sống đạo đức vì không tin nhân quả. Thế giới nhân loại không bao giờ có bình đẳng thật sự, vì sự suy nghĩ lời nói hành động của con người mang đậm chất tham sân si. Khi tất cả mọi người hết tham sân si thì sẽ có bình đẳng. Nhưng còn sự sống là còn tham sân si, người trí sẽ biết cách điều phục chính mình, kẻ ngu ngập chìm trong đau khổ lầm mê. Con người hơn hẳn các loài vật khác là có hiểu biết nhờ học hỏi, lắng nghe biết quán sát, biết chiêm nghiệm biết tu nhân tích đức là nhờ biết tin sâu nhân quả và thực hành nhân quả. Ai sống ngoài quy luật nhân quả dù có tài giỏi tới đâu, cũng sẽ dần hủy diệt con người và muôn loài vật.

Kể từ khi con người có mặt trên trái đất này, chiến tranh vẫn cứ tiếp diễn không có ngày thôi dứt. Nhưng nỗi đau của nhân loại là chết vì thiếu hiểu biết, chết dần chết mòn, chết trong oằn oại đau thương vì không có tình người trong cuộc sống. Con đường duy nhất của thế gian là biết tôn trọng luật pháp và bảo vệ luật pháp. Nhưng luật pháp phải bình đẳng về các quyền tự do, không phân biệt giai cấp, tôn trọng đạo đức làm người thì đó mới là luật pháp chân chính. Luật pháp mà thiếu chất liệu đạo đức từ bi thì luật pháp đó không giúp ích vì nhiều cho con người. Một bằng chứng lịch sử Hitler là một người có tài nhưng mà không có đức nên đã giết chết trên mười triệu con người, vết nhơ đó giờ vẫn còn mãi trong lòng nhân loại. Phật hoàng Trần Nhân Tông vị anh hùng của nước Việt, là đại cứu tinh cho cả dân tộc Việt nam, là một vị vua minh quân sáng suốt dám từ bỏ ngôi vua để xuất gia tu hành. Ngài kêu gọi phá bỏ các hủ tục giết hại, mê tín đưa đạo đức Phật giáo vào áp dụng trong toàn dân, giữ năm giới tu mười điều lành. Nhờ vậy sách sử lưu danh muôn thuở tiếng thơm giờ vẫn còn đó

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Đăng nhập