Thơ Mặc Giang - Quyển 3 (bài 201 đến 300)

Đã đọc: 1312           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Mục Lục

 

01      Hư vô, Một cõi riêng mình !                       201

02      Ngươi là ai, đó nhĩ !                                    202

03      Thú rừng cứ mãi đi hoang !                        203

04      Hôm qua Em đi Lễ Chùa (thơ nhạc)           204

05      Mai sau, dù mất hay còn !                          205

06      Tiếng vọng ngục tù                                     206

07      Đường lên viễn xứ                                                207

08      Nhớ lại ngày qua                                        208

09      Tôi đã thoát trong đường tơ kẽ tóc !           209

10      Biết mặt mũi ngươi rồi !                             210

11      Chuyện dài khùng điên                               211

12      Đừng làm ô nhục Quê Hương !                             212

13      Xin mở mắt nhìn đời (thơ nhạc)                           213

14      Sẽ có ngày về !                                           214

15      Bên bờ lau biển động-thơ nhạc                             215

16      Mơ màng ôm vũ trụ !                                 216

17      Tiếng gọi Quê Hương-thơ nhạc                            217

18      Tiếng gọi tình người                                    218

19      Nụ cười điểm hoa-thơ nhạc                         219

20      Sắc thân tam thể Việt Nam                         220

21      Ta nhủ mình nghe !                                    221

22      Vung lật úp, coi chừng, hết thở !                222

23      Không nghe và không nói !                        223

24      Uốn, tan tác, còn chi uốn nữa !                            224

25      Hỡi hai mùa mưa nắng !                             225

26      Bài thơ thứ sáu : Kéo lại vầng thơ              226

27      Bài thơ thứ bảy : Gởi Quê Hương               227

28      Bài thơ thứ tám : Gởi Miền Quê                           228

29      Bài thơ thứ chín : Gởi Vùng Sâu                229

30      Bài thơ thứ mười : Gởi Thị Thành              230

31      Bài thơ mười một : Gởi riêng nhà               231

32      Bài thơ mười hai : Thăm lại trường xưa      232

33      Bài thơ mười ba : Thăm người nghèo                   233

34      Bài thơ mười bốn : Gởi người phế nhân     234

35      Bài thơ 15 : Gởi miền nước mặn đồng chua         235

36      Bài thơ 16 : Gởi người ở vùng cao              236

37      Bài thơ 17 : Thăm người mua bán ve chai  237

38      Bài thơ 18 : Thăm chị bán hàng rong                   238

39      Bài thơ 19 : Thăm giới doanh thương                  239

40      Bài thơ 20 : Tôi gởi thơ tôi                         240

41      Xin chắp tay, cho hận thù chấm dứt !                  241

42      Xin chắp tay, cho hòa bình trở lại !            242

43      Âm vang Hồn Tử Sĩ !                                 243

44      Đổ thành Chuyện, Ngày xưa Ngày xửa !    244

45      Những nấm mồ không tên tuổi !                 245

46      Không biết sống, nghĩa là Xuân Đã Chết ! 246

47      Tìm sự sống nhưng đi vào Cõi Chết !                   247

48      Tôi nhắm mắt, thu mình căn gác nhỏ !                 248

49      Đất Trời sao lắm phũ phàng !                    249

50      Tiếng gõ của thời gian                                250

51      Sám Hồi Đầu                                              251

52      Còn gì nữa, người ơi !                                 252

53      Dấu ấn năm thứ tư Thế Kỷ                         253

54      Mừng Đại Hội Khoáng Đại Kỳ 8                254

55      Con người phiêu bạt                                   255

56      Tung hoành trong trời đất                          256

57.     Thương không, con dã tràng se cát !           257

58.     Ai hiểu được, con rùa già rút cổ !               258

59.     Nhát gan như thỏ đế !                                 259

60.     Cảm thương Sư Cô Diệu Pháp                   260

61.     Cảm niệm Cố HT Thích Huyền Vi             261

62.     Ta cứ tưởng, đời ta ghê gớm lắm !              262

63.     Qua từng lăng kính !                                   263

64.     Ta xin Góp Mặt Cuộc Đời !                       264

65.     Vén lau lách bên bờ rêu sỏi đá !                           265

66.     Này em nhé, cuộc đời là thế đó !                266

67.     Thân cát bụi, cũng tiêu ma một kiếp !                  267

68.     Tôi không vẽ một khung trời thơ mộng      268

69.     Đời ta, từ đó vậy mà !                                269

70.     Ba mươi năm, lịch sử trôi dòng ! Thơ Nhạc         270

71.     Ba mươi năm rồi đó !                                 271

72      Dòng thời gian, em có nghe !                      272

73      Nói thì dễ nhưng làm đâu có dễ !                273

74      Nếu một mai có về thăm quê mẹ !              274

75      Cây muốn lặng mà gió chẳng chịu ngừng ! 275

76      Vô âm, cất tiếng thành lời !                        276

77      Ta tìm lại rêu mờ trong dĩ vãng !                277

78      Mặt nạ cuộc đời !                                        278

79      Bình minh chưa ló dạng !                                     279

80      Tử Thần, đang ở đâu thế nhĩ !                    280

81      Vầng thơ còn đó, đẹp thay !                       281

82      Là thi sĩ, nghĩa là . . . !                                282

83      Cuộc đời như một cái máy !                       283

84      Nhìn băng tuyết lở, hờn căm !                    284

85.     Thương những gia đình bất hạnh !              285

86.     Thương cho cảnh người già                         286

87.     Thương trẻ thơ quê nghèo khốn khó !                  287

88.     Chết, sẽ còn hay mất !                                288

89.     Đàn gảy tai trâu ! Nước đổ lá khoai !                   289

90.     Bịnh tham ô, nằm ụ, ù lì !!!                        290

91.     Cái nghề bán cái !                                       291

92.     Lá rụng về cội                                             292

93.     Uống nước nhớ nguồn                                293

94.     Nào có nghĩa một vành cong trời đất !                 294

95.     Ta đây, hiện hữu vô cùng !                         295

96.     Tôi không có bán thơ đâu !                        296

97.     Nơi quê nghèo nho nhỏ !                                      297

98.     Tôi phải chết !                                            298

99.     Tôi phải sống !                                           299

100.   Những người em bé nhỏ của tôi ơi !            300

 

------------

 

 

Hư Vô, Một Cõi Riêng Mình !

                               Tháng 12-2004

 

      Tôi nghe một cõi tâm tư

Rung lên tiếng vọng xa rồi thời gian

      Tôi nghe một cõi âm vang

Rung lên cung điệu bên đàng chưa pha

      Một thời dĩ vãng đi qua

Mờ mờ ẩn hiện nhường xa hóa gần

      Phong trần mấy độ thương thân

Tang thương mấy độ cũng ngần ấy thôi

      Khi cao cao vút lưng đồi

Khi sâu sâu thẳm lở bồi sương sa

      Khi xao xuyến tận ngân hà

Khi tàn tạ bóng bóng tà tà dương

      Chưa tan giấc mộng nghê thường

Chưa vơi biển động trùng dương gợn hồn

      Đưa tay nắm bắt càn khôn

Thu mình góc nhỏ tựa hòn đảo xa

      Lắng nghe một cõi ta bà

Ba ngàn thế giới chưa tà đầu sương

      Lắng nghe giấc mộng bình thường

Ba sinh mòn mỏi chưa vương đăng trình

      Mập mờ chiếc bóng lung linh

Hư vô một cõi riêng mình, thế a !!!    

 

Ngươi Là Ai Đó Nhĩ !

                          Tháng 12-2004

 

Ngươi là ai đã từ vô lượng kiếp

Đeo theo ta, từng kiếp đẳng đeo hòai

Dù ta thế nào hay thật nhỏ nhoi

Đã trang trải qua nhiều thân cát bụi

Băng đồi dốc ta trèo lên đỉnh núi

Vượt tầng không ta về với muôn ngàn

Nương bọt bèo ta về với mênh mang

Nhặt cát đá ta vẽ hình vô tướng

Chụp ảo giác ta chận đầu huyễn tượng

Tung bụi mờ ta phủ dấu rong rêu

Bặt thinh âm ta về với cô liêu

Ngươi vẫn lộ nguyên hình biến hiện

Mở cửa hư vô

Ngân hà xao xuyến

Đóng nắp càn khôn

Nghẽn lối trăng sao

Ta bung tay ngươi đã vút ngọn sào

Đập cho vỡ hai đầu cây tích trượng

Một, chấm hết, để không còn chân tướng

Hai, phủ đầu, cho vần vũ lăn quay

Ngươi vẫn cùng ta trong mọi mảy may

Nghe ta hỏi, ngươi là ai đó nhĩ !

Cất tiếng hát ngân vang ngàn thiên lý

Mở lời ca rung động cả thiên thu

Ta im bặt, ngươi biến mất cái vù

Ta lộ diện, ngươi xuất đầu, ngạo nghễ !!!

 

Thú Rừng cứ mãi đi hoang !

                             Tháng 12-2004

 

Sao biết được khi ngày mai chưa nắng

Ngóng sao mờ xô đẩy vỡ bóng đêm

Cửa âm u là một trời câm lặng

Khi tan hoang còn lắm những gập ghềnh

 

Sao biết được khi ngày mai chưa tới

Đã hẳn chưa, còn luống những đêm dài

Cuối lằn mức, buổi giao thời chới với

Con đường nào dẫn đến lối thiên thai

 

Đứng núi nầy thế thường trông núi nọ

Sóng trường giang ao ước mộng hải hồ

Có nghĩa gì khi trời nghiêng bóng đổ

Trơ cội cành xác lá cũng tàn khô

 

Sao biết được con đường đi chưa tới

Vẽ chi nhiều ngõ ngách những dọc ngang

Mộng với thực lệch đôi đàng dịu vợi

Như trăng sao thổn thức nuốt mây ngàn

 

Có đi đêm mới thấy sương thấm lạnh

Có lên đèo mới biết vạn sơn khê

Có muôn trùng mới nghe chim mỏi cánh

Có tang thương mới thấu những ê chề

 

Chưa vào tròng đâu biết gì lẩn quẩn

Bước vào tròng mới thấy lộn vòng quanh

Chưa khuấy động nên chìm sâu cặn bẩn

Khuấy động rồi dòng nước hết trong xanh

 

Đừng xây mộng trên đồi cao ảo tưởng

Đừng ôm mơ ru giấc ngủ kinh hoàng

Trơ mắt ếch vẽ khung trời to tướng

Nên thú rừng cứ mãi mãi đi hoang.

 

 

Hôm qua Em đi lễ chùa

             Thơ Nhạc * Tháng 12-2004

 

Hôm qua em đi lễ chùa

Dọc đường rơi rụng hơn thua

Thanh không vô cùng thanh sắc

Áo lam em mặc bốn mùa

 

Khói hương mờ tỏa hương trầm

Chắp tay em nguyện lâm râm

Mắt mơ nhìn lên Đức Phật

Đài sen nở cánh thì thầm

 

Điện thờ huyền diệu lung linh

Trầm tư em nguyện riêng mình

Tiếng chuông hòa theo tiếng mõ

Nam mô Đức Phật cầu kinh

 

Hôm qua em đi lễ chùa

Phất phơ tam nghiệp gió lùa

Ngập ngừng tam vô ngưỡng cửa

Đưa em về lại nhà xưa

 

Vườn chùa nở hoa ba cánh

Hương trầm nở sắc ba hương

Vườn tâm nở hoa tám cạnh

Chơn như nở nụ bốn đường

 

Áo lam bốn mùa em mặc

Đạo mầu từ đó em mang

Thanh hương đi về thanh sắc

Đạo mầu còn đó vang vang. 

 

Mai Sau, Dù Có Mất Còn

                        Tháng 12-2004

 

      Tôi từ cất bước ra đi

Tôi không lưu lại cái gì cho tôi

      Ra đi một nét tinh khôi

Đến nay cũng thế chẳng bồi chẳng thuyên

      Mai kia về với diễm huyền

Tôi xin lưu giữ trinh nguyên trở về

      Đường đời trải vạn sơn khê

Khi đeo vách gió khi kè vực sâu

      Tang thương cho trắng mái đầu

Biển dâu cho bạt sắc màu trần gian

      Khổ đau cho thấm cơ hàn

Nhục vinh cho nhuộm bức màn thế nhân

      Bồng bềnh tán tụ phù vân

Nổi trôi đày đọa phong trần xác xơ

      Ra đi từ bấy đến giờ

Có mong chi vẹn có mơ chi toàn

      Một mình thu ốc đảo hoang

Đưa tay thử nắm có còn gì không

      Trống không nhẹ tựa lông hồng

Lặng yên như cõi trời không đi về

      Tôi không giữ mộng trong mê

Tôi không hẹn núi gởi thề cùng non

      Mai sau, dù có mất còn.

 

------------------

Mặc Giang – Thơ 18

*****************

(Những bài này, dùng font chữ Times New Roman – Unicode)

  1. Tiếng vọng ngục tù
  2. Đường lên viễn xứ
  3. Nhớ những ngày qua
  4. Tôi đã thoát trong đường tơ kẽ tóc
  5. Biết mặt mũi ngươi rồi
  6. Chuyện dài khùng điên
  7. Đừng làm ô nhục Quê Hương
  8. Xin mở mắt nhìn đời – tho nhac

 

Tiếng Vọng Ngục Tù

                        Tháng 12-2004

 

Bóng tối chìm khe,

Ngưỡng cửa ngục tù

Nào ai có nghe

Tiếng kêu xiềng xích

 

Ngày còn không có

Hỏi chi cô tịch

Trời đất nào khép cửa ngục âm u

“Nhứt nhựt tại tù, tại ngoại thiên thu”

Lao lý hỡi, tiếng hò đưa lao lý

 

Tội vô tội, tội tình chi, lao lý

Lý hò đưa lao lý, lý lao tình

Chốn ngục tù như một cõi âm linh

Sống hết cựa, ê mình, nhưng khó chết

 

Ai có chết, và ai không có chết

Tôi chết đi, ai ở chốn lao tù

Bên ngoài kia, giành giựt, đá lăn cù

Chỗ tôi ở, một trời, ai dám động

 

Khung cửa sắt, đỡ tang bồng lương đống

Bốn vách tường, khép ngang dọc hùng anh

Trong với ngoài, cùng vũ trụ vờn quanh

Có khác chăng một chiếc vòng kềm tỏa

 

Cửa ngục lương tâm

Cửa lòng ai khóa

Tôi ngồi đây, ai có khóa được tôi

Tội tù tù tội, cả một đời tôi

Ai dám mở và ai không dám mở ??? 

           

Đường Lên Viễn Xứ

                   (Nhớ lại ngày qua)                       

                    Tháng 12-2004

 

Tôi đã đi rồi, đường lên viễn xứ !

Ngày tôi đi không thể nói được đâu

Khi tôi đi như nước chảy qua cầu

Biết đi về đâu, làm sao mà nói

 

Ngày tôi đi, trong đêm mờ tăm tối

Cứ bước đi, đâu biết đến phương nào

Một khi đi là đã phóng theo lao

Đành chấp nhận những gì không chấp nhận

 

Trước mặt, một khung trời bất tận

Sau lưng, cả dĩ vãng dần xa

Tôi bước đi như một kẻ không nhà

Đường không dấu, biết đâu là định hướng

 

Dù có nghĩ, nhưng chỉ là tưởng tượng

Dù có mơ, nhưng chỉ mộng mà thôi

Kẻ độc hành, ôm độc vọng đơn côi

Đánh dấu hỏi, gởi phương trời vô định

 

Nếu còn sống thì ngày mai sẽ tính

Nếu chết đi như giấc ngủ riêng mình

Cát bụi nào rồi cũng trả lung linh

Chỉ nuối tiếc một lần vương cát bụi

 

Đường viễn xứ chưa chấm thành điểm cuối

Nên tôi đi, cũng đã được đến nơi

Tay trắng bàn tay

Làm lại cuộc đời

Viết từ số không

Vẽ ngày hy vọng.

 

 Nhớ Những Ngày Qua

(Viết cho những ai được và không được như mình)                       

                            Tháng 12-2004

 

Thật diễm phúc vì tôi chưa có chết

Nên hôm nay tôi mới viết cho nghe

Đời phiêu du như giấc mộng thật hè

Nếu nhìn lại, nghe rợn người sởn ốc

 

Cõi trần gian bao con đường hiểm hóc

Mỗi nhân sinh đều độc lộ riêng mình

Đã đi qua mà quay lại thất kinh

Bước chỉ tới, chứ lùi đâu được nhĩ !

 

Đời tuy ngắn nhưng đường dài vạn lý

Khổ không nhiều nhưng cộng lại phong ba

Kể cho nhau nghe, sao hết, ối chà !

Con đường đi trải bao nhiêu gai gốc

 

Cả dĩ vãng, biết đâu làm dấu mốc

Đã qua rồi, xin trả lại thời gian

Có nhớ chăng như những tiếng âm vang

Đong cay đắng, đổ đầy trang kỷ niệm

 

Có thanh trong, mới thương trời màu tím

Có sơ cơ, mới quí những chân tình

Có hàn vi, mới biết kẻ thương mình

Chấm điểm son trên bức tranh phù thế

 

Đâu nói chi, và chẳng cần kể lể

Tôi giữ gìn một cõi của riêng tôi

Đời có ra sao rồi cũng được thôi

Cho nghĩa thú một đời tôi, ý vị.

 

Tôi đã thoát trong đường tơ kẽ tóc !

                      

        Tháng 12-2004

 

Tôi đã thoát trong đường tơ kẽ tóc

Nếu không may thì có sống được đâu

Bao trận đã qua, nhớ mãi trong đầu

Còn sống được, nhờ nhiều lần thoát chết

 

Chết thấy dễ nhưng mà không dễ chết

Sống tĩnh bơ nhưng sống khó vô cùng

Khi tử thần chưa lên tiếng cáo chung

Sống còn khó huống chi là cái chết

 

Vậy mà nói đã nhiều lần thoát chết

Không phải đâu, cái chết ghé thăm thôi

Một thoáng đi qua, là biến mất rồi

Thì sự sống vững vàng hơn bàn thạch

 

Nhịp sống chết theo từng âm tích tắc

Nhưng đứt lìa là một khoảng thật xa

Đừng dễ duôi tìm đến cõi tha ma

Khi tử thần đóng khung chưa mở cửa

 

Sống và chết còn giở hơi kèn cựa

Còn tranh giành còn ngả giá chưa xong

Còn cù cưa thì thiên hạ đừng hòng

Chứ đừng bảo là đường tơ kẽ tóc

 

Nói thật đó chứ tôi không nói dóc

Tôi muốn dùng đường tơ kẽ tóc mà chơi

Của những khi, kinh hồn bạt vía trong đời

Nhớ xảy ra đã nhiều lần thật rùng rợn 

 

Nghĩ thì sợ nhưng tôi đâu có ớn

Nên tôi mong tái diễn lại xem sao

Để nhìn trông những hư thực thế nào

Nhưng mỏng mảnh như đường tơ kẽ tóc.

 

Biết Mặt Mũi Ngươi Rồi

                      

                               Tháng 12-2004

 

Lật tâm tư để phơi trần chân tướng

Ẩn ở đâu, ngươi hãy hiện nguyên hình

Đừng giở những trò váo váo vênh vênh

Đóng lớp vỏ bề ngoài che thiên hạ

 

Tâm địa ngươi thật ra đâu có lạ

Nhưng tinh khôn ngươi đóng kịch tài tình

Nếu lột trần ai ai cũng thất kinh

Những quỉ kế của nhà ngươi giỏi thiệt

 

Ai hay biết, ai người không hay biết

Nên mới có câu : mắt thánh vải thưa

Tri tâm mà bất biết nói sao vừa

Khốn khổ cho đời mò kim đáy biển

 

Quá thủ thuật, ngươi đã nhiều lão luyện

Trông vóc dáng ngươi, mặt đá mày dày

Ngươi vẫn dửng dưng và sống phây phây

Trước mắt nhà ngươi, ngươi đâu biết sợ

 

Tòa án lương tâm đã từ muôn thuở

Ngươi lừa ai chứ đâu thể dối được mình 

Khi cúi đầu phủ phục trước tánh linh

Ngươi mới rõ những gì ngươi quá quắt

 

Vốn biết ngươi, một con người kỳ quặt

Để xem ngươi tự tung tự tác tới đâu

Ánh sáng lên rồi, bóng tối chìm sâu

Vậy từ nay, ngươi đừng bày thêm nữa !!!

 

Chuyện Dài Khùng Điên

                      

                               Tháng 12-2004

 

      Người Khùng nói chuyện người Điên

Người điên nói chuyện người khùng mà chơi

      Và kia người Mát nữa rồi

Cùng người Mất Trí đứng ngồi lom khom

      Lại còn Anh Tửng om sòm

Ngất nga ngất ngưởng một vòm ngửa nghiêng

      Khùng thì lên mặt đồ điên

Mát kia tửng tửng vang liền ỏm toi

      Điên thì chỉ có riêng tôi

Ta ôm trời đất ta nhồi ta chơi

      Khùng thì phách đốc lên ngồi

Vo tròn vũ trụ một trời của ta

      Mát kia bổn biển là nhà

Đố ai hưởng được như ta mà tìm

      Tửng thì đôi mắt lim dim

Ta tung cánh gió như chim đại bàng

      Rồi cùng ngắt nghẽo vang vang

Nổi tan tán dóc, cười tan tán đường

      Nhìn qua một lũ thương thương

Nên tôi viết vội mấy đường thành thơ

      Thơ tôi gởi bụi gởi bờ

Gởi trăng cho gió hững hờ gió trăng

      Biết làm sao được, cằng nhằng

Người điên người mát bò lăn ra kìa

      Còn người mất trí nữa kia

Lại thêm anh tửng mang hia anh khùng

      Hỏi trời còn chỗ để dung

Hỏi đất có trống cho chung sống nào

      Tôi thì chân thấp chân cao

Hớt ha hớt hải quều quào mấy câu

      Câu đuôi bỏ sót câu đầu

Câu tròng câu tréo xỏ xâu một bài

      Một bài có một không hai

Mở ra dấu ngoặc chuyện dài khùng điên.

 

Đừng Làm Ô Nhục Quê Hương !

      (Cảm xúc về  cái cảnh làm dâu thời đại,

       đang xảy ra tại VN)  *  Tháng 12-2004

 

Những cô gái Việt Nam ơi !

Các em đã được lớn lên

Vì công sinh dưỡng đáp đền ?

Nên em đành phải quên mình

Đi về làm dâu thiên hạ !!!

Khi nghe cái cảnh làm dâu

Chưa mừng đã trông thấy lạ

Cái cảnh làm dâu, sao mà kỳ quá

Làm dâu cái gì, nhục nhã đắng cay

Cố đọc xem, vì đâu đưa đến nỗi này

Khi hiểu rõ, bức xúc trào dâng uất nghẹn

Cha ông vun vén

Lịch sử năm ngàn

Cái đẹp huy hoàng

Ngày nay xúc phạm

Sắc tô son chạm

Tuổi ngọc tuổi vàng

Cái đời con gái

Trong trắng em mang

Ô nhục phũ phàng

Em vùi thân phận

Tôi đã thấy rồi

Các em sắp hàng, lụa là son phấn

Xúng xa xúng xính, năm bảy chục cô

Một người đàn ông lạ hoắc

Ở đâu xa lắc xa lơ

Bước tới bước lui, dáng vẻ bơ phờ

Rồi chấm một cô, đưa tay điểm mặt

Bạc nghĩa bạc tình, không thêm không thắc

Gãy gọng sứt môi, chẳng ngại chẳng ngùng

Em liều nhắm mắt đưa chân, đi về làm dâu nhà họ

Khắp cùng thế giới, không biết nơi đâu, diễn ra thế đó

Chứ Việt Nam mình, lịch sử xưa nay, chưa có đâu em

Em nên biết rằng, con gái lớn lên,

Một lần làm dâu, trăm đường bó rọ

Một bước đi rồi, cột cả đời em

Nhưng hôm nay, đã bị đổ xuống thềm

Biết bao giờ và làm sao tìm lại

Từ ngàn xưa và ngàn sau còn mãi

Nét đan thanh, nét dung hạnh, nét trung trinh

Nét dễ thương, nét danh giá, nét lịch xinh

Thành những nét dịu dàng trên quê hương gấm vóc

Hoàn cảnh đẩy đưa, nhưng đâu đẩy đưa, con đường hiểm độc

Nhà dột cột xiêu, nhưng đâu có xiêu, đổ nát Tổ Tiên

Nếu là mẹ cha, hãy thắp nén hương, quỳ lạy cửu huyền

Nếu là các em, tôi không nghĩ thế, chận đứng ngay liền

Để các em, còn là những người con, trên quê hương nước Việt

Ai hay biết, ai người không hay biết

Có quyền uy, hay không có uy quyền

Cùng ra tay, chứ ô nhục Hồn Thiêng

Thời đại hôm nay, gây ra nông nỗi.  

 

Xin Mở Mắt Nhìn Đời !

        Tháng 12-2004

 

Xin mở mắt nhìn đời

Cho người người gần lại

Xin hạnh nguyền mãi mãi

Cho người người mang theo

Xin mở cửa nhà nghèo

Để thương người khốn khó

Xin vén màn vò võ

Để xót kẻ trông chờ

Xin đến nẻo bơ vơ

Để thương người lạc lõng

Xin nhìn khung sắt đóng

Để thấy cảnh lao tù

Xin đến chốn âm u

Để thương đời bất hạnh

Xin nhìn nhiều khía cạnh

Để hiểu được tình người

Xin bớt những nụ cười

Để chia đời tiếng khóc

Xin nhìn trông nheo nhóc

Để thấy cảnh khốn cùng

Xin mở cửa bao dung

Để nhường cơm xẻ áo

Xin nhìn trong hũ gạo

Để thấy kẻ thiếu ăn

Xin nhường bớt khôn lanh

Để chia người dốt nát

Xin hãy mang tiếng hát

Để bớt khổ cuộc đời

Xin dừng những chơi vơi

Để thương người chết đuối

Xin thôi đừng mê muội

Để xót kẻ dại khờ

Xin dừng những cơn mơ

Để thấy đời chân thật

Xin nhìn trông lây lất

Để xót nỗi cơ hàn

Xin nhìn những lầm than

Để thương đời gian khổ

Xin dừng cơn tan vỡ

Để bớt cảnh chia ly

Xin nỗ lực trường kỳ

Để xây đời thiện mỹ

Xin hòa chung ý vị

Để xây đắp tin yêu

Xin trân trọng nâng niu

Để cho đời hy vọng

Vầng thơ đang bay bổng

Nhưng xin phép tạm ngưng

Đừng ngoảnh mặt quay lưng

Cho cuộc đời tươi đẹp.

 

-----------------------

 

Mặc Giang - Thơ 19

*****************

01.  Sẽ có ngày về !

02.  Bên bờ lau biển động - thơ nhạc

03.  Mơ màng ôm vũ trụ !

04.  Tiếng gọi Quê Hương - thơ nhạc

05.  Tiếng gọi tình người

06.  Nụ cười điểm hoa - thơ nhạc

07.  Sắc thân tam thể Việt Nam

08.  Ta nhủ mình nghe !

09.  Vung lật úp, coi chừng, hết thở !

10.  Không nghe và không nói !

 

Sẽ Có Ngày Về !

    Tháng 12-2004

 

Ngày xưa tôi đi

Không ai lên tiếng gọi

Nhưng tôi thầm khẽ nói

Tôi ra đi, rồi sẽ có ngày về

Con đường đi, còn có kéo lê thê

Con đường về, không đâu làm điểm mốc

Hố sâu thẳm nên sâu dần xuống dốc

Đèo lên cao nên cao tít cheo leo

Chuyến ra đi đánh vút một cái lèo

Đi đi mãi cơ chừng chưa dừng được

Sông mòn bến nước

Thuyền đậu xa bờ

Đêm tối trăng mờ

Sao khuya chưa tỏ

Trong giấc ngủ ôm mơ về trước ngõ

Lối mòn xưa ghi dấu nét đầu thôn

Nghe ấm êm đang sống dậy tâm hồn

Chợt bừng tỉnh thì ra ru giấc mộng

Thuyền xa khơi, nên con thuyền vỗ sóng

Nước tràn bờ, nên nước ngập đại dương

Đời phiêu du xây xát gió sương

Sông bến cũ mành treo tuế nguyệt

Trăng gát đầu non

Trăng tròn hay khuyết

Núi ngủ rừng khuya

Núi trẻ hay già

Mơ từ giấc ngủ đêm qua

Tôi từ quê cũ chưa xa con thuyền

Suy tư ôm ấp niềm riêng

Giã từ một chuyến vĩnh niên miên trường

Tôi đi còn đó quê hương

Một mai thăm lại trên đường tôi đi.

 

Bên bờ lau biển động !

 Thơ Nhạc * Tháng 12-2004

 

Ta muốn nghe tiếng biển về đêm

Cho cứng cỏi mềm lòng sỏi đá

Ta muốn nghe tiếng biển về đêm

Cho lạnh lùng băng giá lên ngôi

Khi hoàng hôn đã khép lại khung trời

Ta lạc lõng vào mênh mông bất tận

Sóng từng đợt gầm gừ phẫn hận

Gió từng cơn lồng lộng lan xa

Ta ngồi đây như một bóng hồn ma

Nghe thăm thẳm reo trùng dương biển động

Ta mất hút vào hư vô trống rỗng

Ta rụng rơi vào bé nhỏ vô cùng

Một tiếng trượng phu

Một tiếng anh hùng

Trông vụn vỡ, có nghĩa gì đâu tá

Sóng vẫn lộng

hỡi trùng dương biển cả

Gió vẫn reo

hỡi gió rít hư vô

Ta ngồi đây như một nắm tàn khô

Trơ cát bụi bên bờ lau biển động

Ta muốn nghe tiếng biển về đêm

Cho tiếng vỗ trùng trùng ngọn sóng

Ta muốn nghe tiếng biển về đêm

Cho mềm lòng một cõi tâm tư

Năm mươi năm nửa kiếp còn dư

Trăm năm sau chưa tàn cát bụi.

 

Mơ Màng Ôm Vũ Trụ

                 Tháng 12-2004

 

Ta nhắm mắt mơ màng ôm vũ trụ

Ta lặng thinh cùng vần vũ trăng sao

Ta đan tay nghe ngọn gió rì rào

Ta đan tâm nghe con quay thôi động

Một cõi mênh mông

Đất trời lồng lộng

Một cõi diễm hằng

Mở cửa huyền vi

Nẻo hồng hoang lên tiếng thầm thì

Ngõ thiên hà dừng chân bỡ ngỡ

Bặt động châu thân

Bặt làn hơi thở

Từng sắc thanh xô đẩy tiếng âm ba

Từng li ti đến cùng tận bao la

Như bèo bọt tơ mành treo đầu gió

Ngàn xưa thế đó

Chuyển mạch khơi nguồn

Ngàn sau cũng rứa

Thỏng cánh tay buông

Mọi hư thực thực hư như huyễn mộng

Cát bụi nào vô tình ứ đọng

Mỗi tụ tan biến hóa hình hài

Cõi trần gian nào khác chốn thiên thai

Mỗi nhân tố đẩy xô đường độc đạo

Máy huyền cơ xảo

Chủ khách làm vì

Nơi ta đi, mà nào đã có đi

Nơi ta đến, mà nào đâu có đến.

 

Tiếng Gọi Quê Hương

Thơ Nhạc * Tháng 12-2004

 

Người Việt Nam quê hương ta ơi

Tiếng Việt Nam tiếng nói vào đời

Giống Lạc Hồng cắt rốn nằm nôi

 

Từ quê nghèo gian khó mái tranh

Bếp hồng êm, sưởi ấm trong lành

Thuở đầu đời lứa tuổi còn xanh

 

Từ quê cha ta mới lớn lên

Từ đất mẹ chân cứng đá mềm

Nên muôn đời không thuở nào quên

 

Rồi ta đi trên quê hương ta

Bắc Nam Trung đâu cũng là nhà

Khi xa rồi ta nhớ thiết tha

 

Rồi ta đi trên khắp quê hương

Ta bước đi trên mọi nẻo đường

Mỗi một miền lưu lại vấn vương

 

Tình quê hương tiếng hát âm vang

Bông lúa thơm trên cánh đồng vàng

Cho người người gìn giữ cưu mang

 

Từ thị thành cho đến miền quê

Non nước ta ước vẹn câu thề

Như sông dài ôm ấp bờ đê

 

Người Việt Nam quê hương ta ơi

Tay trong tay gìn giữ muôn đời

Cho tình người không thuở nào vơi.

 

Tiếng Gọi Tình Người !

          Tháng 12-2004

 

Xin trời yên biển lặng

Cho hết cảnh thiên tai

Trần thế khổ đau dài

Đừng gây chi tang tóc

 

Xin rừng thiêng nước độc

Hãy biến mất oan khiên

Cho nét đẹp tự nhiên

Trên núi rừng hùng vĩ

 

Xin mở đường vạn lý

Cho nhân loại gần nhau

Đừng gieo rắt khổ đau

Cho tình người thêm đẹp

 

Xin chiến tranh chấm dứt

Để mang lại hòa bình

Kết thúc mọi đao binh

Để không còn thù hận

 

Chiến tranh và thù hận

Chỉ gieo rắt tang thương

Tao loạn và nhiểu nhương

Máu xương mềm da thịt

 

Xin xóa tan cừu địch

Hãy xóa bỏ hận thù

Thôi khói lửa mịt mù

Đừng gây thêm đổ nát

 

Xin khủng bố tàn ác

Hãy khơi động máu tươi

Hãy nói tiếng con người

Đừng gieo chi thống thiết

 

Xin những giới tài phiệt 

Qua đường xã hội đen

Đừng vì sống bạc tiền

Gây ra nhiều tội phạm

 

Xin cửa quyền nhũng lạm

Chấm dứt cảnh tham ô

Dùng phong hóa điểm tô

Cho người người trong sạch

 

Xin tìm phương giải cách

Giảm ranh giới giàu nghèo

Nơi nức vách đổ đèo

Nơi cực cùng đói khổ

 

Xin tình người hiển lộ

Xin nhân loại thương nhau

Xin nhuộm lại sắc màu

Hành tinh xanh tươi đẹp.

 

Nụ Cười Điểm Hoa

 Thơ Nhạc *Tháng 12-2004

 

Tôi đi đóng cửa thời gian

Cho ngày giờ đứng lại

Cho tuổi thơ trẻ mãi

Cho tuổi già chẳng phai

 

Tôi đi đóng cửa không gian

Cho khung trời nhỏ lại

Cho người người gần mãi

Cho tình người nở hoa

 

Tôi đi đóng cửa trần gian

Cho đời thôi đau khổ

Cho ngày mai rạng rỡ

Cho người người an vui

 

Tôi đi ra kéo trùng khơi

Đưa con thuyền vô bến

Thôi bềnh bồng muôn hướng

Thôi trôi nổi mênh mông

 

Tôi đi khép cửa mùa đông

Cho đời thôi giá lạnh

Cho đơn côi vỗ cánh

Cho bếp hồng lên hương

 

Tôi đi ra khắp muôn phương

Vì tình người tôi gọi

Vì tình người tôi nói

Nên xây dựng yêu thương

 

Tôi đi đóng cửa tịch liêu

Cho tan niềm cô độc

Cho buồn tênh đổ dốc

Cho nụ cười điểm hoa. 

 

 Sắc Thân Tam Thể Việt Nam

                     Tháng 12-2004

 

Ta nói nhau nghe, chuyện quê hương ta

Từ thời lập quốc, của thuở Hồng Bàng

Quốc tổ Hùng Vương, đặt hiệu Văn Lang

Vùng đất phôi sinh, lưu vực sông Hồng

Một mảnh cơ ngơi, cái nôi Miền Bắc

Mở mang, kiến thiết

Đến tận Cà Mau

Đất nước ta, thành ba miền Nam Trung Bắc

Mỗi miền, mỗi màu, mỗi sắc

Cho quê hương gấm góc đặc thù

Sắc tô, son thắm, mãi mãi thiên thu

Chuyển hóa, truyền lưu, qua từng thời đại

Hai trăm năm trở lại

Đất nước mình, mang hai chữ Việt Nam

Dân tộc mình, gọi dân tộc Việt Nam

Hình thể quê hương như dáng con rồng

Lượn khúc, uốn quanh hình cong chữ “S”

Một dãy Trường Sơn, trấn thành nối kết

Tình nghĩa bao la, bát ngát biển Đông

Cho quê hương, núi liền núi sông liền sông

Cho dân tộc, mặn nồng tình sông nghĩa biển

Ngàn xưa không chuyển

Ngàn sau không sờn

Lịch sử huy hoàng

Như thiếp như son

Như bức tranh diễm ảo, không hai, chỉ một

Hôm nay, khởi đầu đi vào thế kỷ hai mươi mốt

Ngược dòng thời gian đằng đẵng, đã năm ngàn năm

Quê hương ta trong sáng tựa trăng rằm

Con Lạc, cháu Hồng lưu danh kim cổ

Ta nói nhau nghe

Quê hương, dù có trải qua thăng trầm, thịnh suy, cực khổ

Nhưng người Việt Nam, không bao giờ thay đổi, nghe không

Dù cho biến núi thành sông

Biến sông thành núi, giống giòng chẳng lay

Là người Việt Nam, mỗi người một tay

Chung sức đắp xây, chung nhau gìn giữ

Mỗi thời đại, đi theo dòng lịch sử

Cho Việt Nam, còn mãi mãi muôn đời

Và hôm nay, gần chín chục triệu người,

Ở khắp nơi nơi

Ở đâu đi nữa, vẫn là con dân nước Việt

Nói đến quê hương, là lòng ta tha thiết

Nói đến quê hương, là tình ta nặng tình

Như quê hương Ba Miền, đất nước quang vinh

Như Bắc Nam Trung một hình, trên tấm thân tam thể

Gìn giữ, chuyển trao qua từng thế hệ

Tự ngàn xưa cho đến tận mai sau

Non xanh nước biếc một màu

Sắc thân tam thể của người Việt Nam.

 

Ta Nhủ Mình Nghe !

                  Tháng 12-2004

 

Một kiếp phong sương trên đường gió bụi

Quãng đường dài đã mấy chục năm qua

Bước nhiêu khê len lỏi bước trầm kha

Đi đi mãi giữa cuộc đời muôn mặt

Có những đêm về

Trăng sao vằng vặc

Thu mình góc nhỏ

Gát cửa cô liêu

Quãng đường đi, đã làm được gì, còn lại bao nhiêu

Tay vắt trán, dõi mắt nhìn đời, sức cùng lực kiệt

Ngày mai chưa đến

Một trời biền biệt

Quá khứ dần qua

Bỏ lại sau lưng

Đèo vi vu, gió hú nửa chừng

Chiều xuống dốc, cuối đời chưa thỏa

Trông đêm tối có những vì sao sáng tỏa

Bãi cát vàng có những hạt cát trắng tinh

Ngẫm gần xa rồi lại ngẫm tới mình

Gần hết một đời, không ra sao cả

Có những loài hoa, ươm hương hữu xạ

Cây cỏ bên đường cũng được thơm lây

Còn riêng ta, chẳng có chút mảy may

Vậy mà đứng giữa trời chi chật đất

Tiếng dế nỉ non, xa đưa lây lất

Đời ta vô hại, cũng có lợi mà

Cây cỏ điêu tàn mới nổi lá hoa

Sao lại bảo bùn đen không nghĩa lý

Ta phải sống cho đời còn ý vị

Khi nằm yên thì buông xả chẳng sao

Trời còn ông thấp ông cao

Đất còn lồi lõm chớ nào phẳng phiêu

Có thô mới quí mỹ miều

Có thiển mới thấu những điều cao xa

Có cửa thì mới có nhà

Có bờ lau sậy có phà qua sông

Đời ta, có, còn hơn không !!!

 

 

Vung lật úp,

coi chừng, hết thở !

 Tháng 12-2004

 

Khung trời tròn tròn

Như một nắp vung

Đưa mắt nhìn đời

Nắp vung nho nhỏ

Ai không từng đi đây đi đó

Ai không từng hiểu nọ hiểu kia

Trên đôi chân đã nạm đôi hia

Bước bảy dặm đường trường còn ngắn

Xem tang hải nhuộm màu cay đắng

Nhìn nương dâu pha sắc huênh hoang

Tròn bóp thành vuông

Vuông bóp thành tròn

Khắp trong thiên hạ

Nhìn đời nửa mắt

Có thật hay không, chưa chắt

Cuộc đời lắm kẻ, phải không

Tự cao tự đại, đeo đá đèo bồng

Còn đâu nữa, đức khiêm cung từ tốn

Cuộc đời, có ai hại được ai, mà ớn

Cuộc đời, có ai nói được ai, mà e   

Nhưng một khi cùng khốn, đâu dè

Nắp vung đó, úp đầu, ngoi không được

Thở còn khó huống chi tìm phương chước

Tam thập lục kế

Chẳng kế nào xong

Đứng cũng chết trân

Chạy chẳng thoát tròng

Thế mới biết, cuộc đời ghê gớm lắm

Nhiều đêm nghĩ ngẫm

Thẩm thấu nhân tình

Một kiếp phù sinh

Cùng trong trời đất

Mỗi người, tự vẽ theo cung bậc

Mỗi người, tự phóng nẻo phiêu du

Rồi đẳng đeo, đeo mãi mịt mù

Phỉ chí trên đường chưa ngã gục

Ngạo mạn khinh đời luôn thôi thúc

Nhìn trời nhìn đất chỉ bằng vung

Cho đến khi nguy khốn cực cùng

Vung lật úp, coi chừng, hết thở !!!

 

Không Nghe Và Không Nói !

                        Tháng 12-2004

 

Không muốn nói bỡi vì không muốn nói

Không muốn nghe bỡi vì không muốn nghe

Nhưng có mắt nên phải thấy, đâu dè ?

Nhưng có tai mà không nghe, sao được ?

 

Vì có mắt nên nhìn sau thấy trước

Vì có tai nên nghe trước nghe sau

Thấy phong trần lại thấy đến biển dâu

Nghe đau thương lại nghe màu tang hải

 

Thấy đọa đày lại thấy thêm ách ải

Nghe nhục vinh lại nghe lắm đãi bôi

Nghe, biết bao nhiêu tiếng khóc cuộc đời

Thấy, biết bao nhiêu niềm đau nước mắt

 

Hỏi núi thẳm thì núi cao chất ngất

Hỏi rừng sâu thì rừng ngủ miên man

Hỏi biển khơi thì sóng vỗ bẽ bàng

Hỏi sông cạn thì bờ khô cát trắng

 

Hỏi ban ngày thì vừng nhật đổ nắng

Hỏi ban đêm thì bóng nguyệt mơ màng

Hỏi trời cao thì trống rỗng thênh thang

Hỏi đất rộng thì lặng yên bất động

 

Trông thanh vắng, vô tình lên tiếng vọng

Vì làm người trong một cõi trần gian 

Lại tương sinh trong một kiếp nhân gian

Vốn khổ ải nên phải nhiều đày đọa

 

Muốn ấm êm, khơi bếp hồng bừng tỏa

Muốn thương yêu, uống giọt nước cam tuyền

Muốn chan hòa nên đóng cửa oan khiên

Muốn hy vọng phải xây mầm sự sống

 

Chứ có gì mà than trời thổi bộng

Chứ có gì mà trầm thống kêu ca

Bã phù sinh đem vá víu ta bà

Sao lại trách, không nghe và không nói !!!

 

------------------

 

      Uốn, Tan Tác,

  Còn Chi Uốn Nữa !

            Tháng 12-2004

 

Uốn chữ nghĩa mòn ba tấc lưỡi

Uốn tình người đè nén lương tri

Uốn mặc tình cứ thế mà đi

Uốn dửng dưng trơ trơ mắt ngó

 

Uốn bão nổi bẻ cong đầu gió

Uốn đau thương hỉ hả tiếng cười

Uốn lương tâm bêu rếu con người

Uốn trục lợi bào mòn nhân thế

 

Uốn nhũng lạm phì thân chẫm chệ

Uốn của công đầy túi vinh gia

Uốn huênh hoang nào cửa nào nhà

Uốn cửa quyền đắp be bề thế

 

Uốn danh lợi tình người không kể

Uốn ô danh đạp dưới đội trên

Uốn cá mè cho giống lền khên 

Uốn phù phiếm mặc ai sống chết

 

Uốn bào ảnh một đời lê lết

Uốn mặt dày múa võ giương oai

Uốn hiền nhân che phủ bên ngoài

Uốn mành thưa đem che mắt thánh

 

Uốn máu nóng biến dần máu lạnh

Uốn trơ gan che mắt con người

Uốn giã tâm vẽ phết tốt tươi

Uốn đã hết một đời chưa đủ

 

Uốn canh tân đắp be củ hũ

Uốn lòng không rỗng đáy sao vừa

Uốn tàn đời dừng lại hay chưa

Uốn tan tác còn chi uốn nữa ???

 

Hỡi Hai Mùa Mưa Nắng !

                 Tháng 12-2004

 

Mưa chi lắm cho mưa rơi xơ xác

Nắng chi nhiều cho nắng đổ điêu tàn

Sao không hòa cho mưa nắng bình an

Hỡi trời đất đọa đày chi nông nỗi

 

Mưa nữa đó, mưa cuồng phong bão thổi

Mưa dầm dề, mưa nước đổ mênh mông

Những vùng cao đã biến mất thành sông

Cho tất cả ngập chìm trong biển nước

 

Mưa nữa đó, mưa ngày đêm, lũ lượt

Nước cuốn trôi còn gì xoáy nữa đâu

Cho dầu dai lại đau khổ dãi dầu

Nước lại trút như nước bè nước lũ

 

Rồi đến nắng, nắng bạo tàn, giận dữ

Đốt xanh tươi, đốt cây cỏ cháy khô

Đốt ruộng nương, đốt sông rạch, ao hồ

Đốt cho cháy những cội cằn, nứt nẻ

 

Nắng nữa đó, nắng kinh hoàng, đổ lửa

Nắng cho thiêu đốt, bốc khói, hà hơi

Nắng cho khô khan, cay nghiệt rã rời

Sao mưa nắng phũ phàng chi, thế nhĩ ! 

 

Mưa ơi mưa, xin mưa rơi ý vị

Nắng ơi nắng, xin nắng đổ hoen vàng

Xin thương cùng cuộc sống của nhân gian

Đừng quá quắt, bạo tàn, nghe mưa nắng

 

Mỗi một năm chỉ hai mùa mưa nắng

Mà năm nào cũng gieo rắc lầm than

Hết hạn hán thì lũ lụt kinh hoàng

Xin thử hỏi, trần gian sao sống nổi ???

 

             Bài Thơ Thứ Sáu :

  Kéo Lại Vầng Thơ

                 Tháng 12-2004

 

Tôi viết tiếp bài thơ thứ sáu

Thất ngôn tứ tuyệt vắng đã lâu

Đến nay mới kéo vầng thơ lại

Biết lấy từ đâu để mở đầu

 

Biết chữ gì mà để mở câu

Ý thơ, không lẽ chảy qua cầu

Tôi xin kiếm lại vầng thơ đã

Thơ ở đâu rồi ai biết đâu

 

Xuôi bước bờ đê xuống cuối dòng

Sợi thơ theo nước cuốn, trôi sông

Ý thơ thấm nước chìm lâu lắm

Tôi vớt lên bờ đợi nắng hong

 

Con nước dùng dằng kéo ý thơ

Sợi dây cột chặt, quấn ngang bờ

Ê mình, con nước băng đi mất

Vãi rớt thơ tôi cách mấy bờ

 

Cảm ơn nước nhé giữ thơ tôi

Dù cách trùng dương khuất núi đồi

Dù có dập vùi bao sóng nước

Nhưng còn lại đó vẫn thơ tôi

 

Mượn bút tôi xin viết mấy lời

Bài thơ thứ sáu mở đầu thôi

Viết gì trong đó chờ xem nhé

Xin tạm biệt nghe, đừng trách tôi !

 

          Bài Thơ Thứ Bảy :

   Gởi Quê Hương

                Tháng 12-2004

 

Bài thơ thứ bảy gởi quê hương

Xin nhắc cùng nhau để nhớ thương

Trên bước trường đời muôn vạn nẻo

Tình quê ai cũng lắm tơ vương

 

Đã mở đề rồi, phải thế không

Thơ tôi gởi xuống dưới dòng sông

Nên tôi xin viết hồn sông núi

Sông núi muôn đời quyện núi sông

 

Có nước có sông có núi non

Có hương quê gấm vóc vuông tròn

Có tình non nước ngàn năm gọi

Có sử vàng ghi những sắt son

 

Quê hương nay đã được sao rồi

Có khổ nhiều không hay đỡ thôi

Thổ mộ, dốc đồi leo nặng nhọc

Vói bàn tay, đắp vá tô bồi

 

Hãy vá những gì còn rách nát

Hãy xoa cho hết những đau thương

Ruột mềm máu chảy cây rung cội

Dù có ra sao, chớ lấp đường

 

Nhắc đến quê hương nghe xuyến xao

Ra đi, dù có ở phương nào

Một khi nhung nhớ về quê cũ

Là nhớ một trời, nhớ biết bao !

 

        Bài Thơ Thứ Tám :

    Gởi Miền Quê

                Tháng 12-2004

 

Bài thơ thứ tám gởi miền quê

Đồng thấp ruộng cao lối ngõ về

Thoang thoảng hương thơm mùi lúa mạ

Dân quê đầm ấm vẹn câu thề

 

Có những cây cầu nối lối đi

Cầu tre cầu khỉ hay cầu gì

Lại qua, có nhớ về nơi ấy

Lỡ bước bên đường lỡ bước đi

 

Mùa gặt thôn trang lắm rộn ràng

Hỡi ai gánh lúa mới băng ngang

Đường xa có nặng đôi vai gánh

Quảy bớt dùm cho một đoạn đàng

 

Hỏi bác nông phu có mấy lời

Một đời lam lũ giọt đầy vơi

Cháu con có giúp dùm cho bác

Đỡ được chút nào hay chút thôi

 

Xin hỏi thăm em bé mục đồng

Quê nghèo, em có học hành không

Nhớ xin cha mẹ cho đi học

Kẻo dốt, mai nầy, tội biết hông !

 

Cho tôi nhớ lại mái lều tranh

Của những ngày xưa sống đẹp lành

Dù đã xa rồi tôi vẫn nhớ

Cái thời thơ ấu, tuổi còn xanh.

 

         Bài Thơ Thứ Chín :

     Gởi Vùng Sâu

                Tháng 12-2004

 

Bài thơ thứ chín gởi vùng sâu

Cuộc sống khổ không, thật dãi dầu

Vách lá nhà tranh xây ọp ẹp

Phong trần vá đủ, chưa qua đâu

 

Tay trắng, sức người tạm dựng nên

Bào mòn lao khổ dễ nào quên

Đêm ngày cực nhọc đong đưa mãi

Từng bước gian truân lắm gập ghềnh

 

Như thế, hôm nay đã đỡ rồi

Thời gian mới đến khổ ôi thôi

Một trời mờ mịt đèo heo gió

Dở khóc dở cười chớ dễ đâu

 

Lần lượt phát quang từng khoảnh vườn

Rồi bầu rồi bí rồi bờ nương

Thêm cây ăn trái cùng khoai, bắp

Cuộc sống dần dà thấy cũng thương

 

Chung nhau để mở mái trường làng

Gọi lớp tình thương cho nó sang

Chứ thật, mấy cô cùng bọn trẻ

Lưa thưa, bàn ghế chỉ vài hàng

 

Tôi là người sống ở vùng sâu

Thời thế đẩy đưa chớ biết đâu

Khoảnh khoắc dần qua cây cắm rễ

Mai sau, thành cắt rốn chôn nhau

 

Thời tôi hai thế chẳng phôi pha

Con cháu ngày mai bớt đậm đà

Mới biết dòng đời trôi chảy mãi

Thì thôi, non nước cũng non nhà !

 

      Bài Thơ Thứ Mười :

  Gởi Thị Thành

             Tháng 12-2004

 

Bài thơ đang viết gởi về đâu

Phố sá công viên rợp sắc màu

Nên gởi về thăm nơi chốn ấy

Xa rồi, dĩ vãng đã chìm sâu

 

Nhớ những con đường tôi đã đi

Ngày xưa quen thuộc chẳng lưu gì

Nhưng khi đánh mất, ngàn xa gọi

Khi đã xa rồi, thấm biệt ly

 

Tôi viết vài dòng thăm phố xưa

Đem thương gởi nhớ nói sao vừa

Thời gian thấm thoát trôi đi mãi

Trôi cả ngày về ai biết chưa

 

Hôm nay phố thị ra sao anh

Thay đổi, cố nhiên, thế đã đành

Nếp sống, dân tình trao thiện mỹ

Hay cây bay gió, lá bay cành

 

Còn những em thơ bên hè phố

Còn chị gánh gồng bán hàng rong

Còn em bới rác thòng mũi rỏ

Còn cô mới lớn bán hồng son

 

Lại còn lớp trẻ bọc xanh xao

Núp xó hẻm đen thổi mộng đào

Ru giấc thần tiên mờ khói trắng

Khổ thân khổ nước tính làm sao

 

Tôi không bay nhảy những kiêu sa

Đón gió đu cây phớt lụa là

Mà muốn nhìn sâu khu ổ chuột

Nhìn bao rác rưới ngập gần xa

 

Tôi muốn về thăm lại phố xưa

Ngồi yên đâu đó một chiều mưa

Để nghe quạnh quẽ hồn cô lữ

Lệ sử điêu tàn gởi giọt mưa.

 

      Bài Thơ Mười Một :

  Gởi Riêng Nhà

             Tháng 12-2004

 

Bài thơ mười một gởi riêng nhà

Tôi sẽ hỏi thăm hết cả nhà

Trước hết, xin hỏi ba hỏi mẹ

Rồi sau, mới hỏi đến gần xa

 

Ba đã già rồi, có khỏe không

Mẹ đeo tuổi hạc, đá đeo bông

Đến nay ốm yếu còn chi nữa

Trông được ngày nào thì cứ trông

 

Tóc bạc của ba nhuộm gió sương

Còn kia, tóc trắng, mẹ sầu thương

Trắng treo đủng đỉnh chòm mây bạc

Hết cả cuộc đời, bỡi cháu con

 

Anh đã làm gì để thế ba

Quyền huynh thế phụ ấy là nhà

Anh tay cầm lái em chèo chống

Mới xứng là anh của cả nhà

 

Còn chị làm gì hỡ chị ơi

Hai vai liễu yếu gánh hai nơi

Bên này đã nặng, bên kia nữa

Như mẹ bây giờ đó, chị ơi !

 

Và còn em nữa phải không em

Đừng ỷ làm em mà ẽm èm

Anh chị đi đầu nên vất vả

Làm em phải hiểu mới là em

 

Còn hàng xóm nữa còn bà con

Còn ý tương lân, cho vẹn toàn

Dù có ra sao ta vẫn nhớ

Ân tình nghĩa trọng tấm lòng son.

 

      Bài Thơ Mười Hai :

Thăm lại trường xưa

           Tháng 12-2004

 

Bài mười hai gởi về trường cũ

Để nhớ ngày xưa dưới mái trường

Bạn bè khi ấy còn đâu đó

Trường cũ đây rồi ai vấn vương

 

Ai về nhớ lại mái trường xưa

Hai buổi sớm chiều dẫu nắng mưa

Nhưng ít mấy khi ta vắng mặt

Học trò hiếu học dễ thương chưa

 

Trường xưa lối cũ đã đi qua

Ai đứng buồn trông những xót xa

Năm tháng tàn phai, mờ dấu tích

Phất phơ chiếc lá cuốn la đà

 

Ngày đó, ai chầm chậm bước đi

Cho ai nhanh bước cứ đi đi

Và ai, ghi vết hằng, lưu dấu

Ghi lại đường đi, ghi những gì

 

Khi học, có người hay đến trước

Khi tan, có người lại về sau

Thời gian cứ thế trôi đi mãi

Nhưng để không gian gợn sắc màu

 

Học xong, kết thúc, phải chia tay

Thuở ấy, nào ai nghĩ, có ngày

Sẽ đến trường xưa nhìn lối cũ

Chìm trong dĩ vãng, thấy hay hay !!! 

 

      Bài Thơ Mười Ba :

Thăm Người Nghèo

           Tháng 12-2004

 

Bài thứ mười ba thăm giới nghèo

Cái nghèo đeo đẳng mãi đeo theo

Tháng năm thỉnh thoảng chưa qua ngặt

Thì hỏi làm chi thoát cái nghèo

 

Vốn nghèo nên sống chẳng ra chi

Thiếu trước hụt sau, khổ nó đì

Thẩm thấu cuộc đời nhiều bất hạnh

Cây sầu dần lớn với cây bi

 

Tôi đã nhìn qua thấy tận tường

Cái nghèo quay quắt khổ không lường

Nào cha nào mẹ nào con cháu

Vá víu từng ngày thật thảm thương

 

Mái tranh chừa lỗ, ngó ông trời

Vách lá chừa khe, đón gió chơi

Cơm cháy phơi khô, dành nấu cháo

Nhà không đóng cửa, chẳng ai dời

 

Tháng năm lui tới, không ai hỏi

Thấp thỏm lân la, chẳng ai mời

Đem bán cái nghèo, không ai gọi

Đem khoe cái thiếu, chẳng ai chơi

 

Cái nghèo cứ thế nó làm reo

Reo suốt một đời đến mốc meo

Đem ném chẳng rơi, quăng chẳng rớt

Biết đâu, lỡ chết, nó còn theo

 

Xin cảm ơn ai hiểu phận nghèo

Đời tôi tệ quá, bạt hơn bèo

Trông qua ngó lại, còn nghe quải

Khú đế như miêu, nó vẫn meo !!!

 

Mặc Giang - Thơ 21

              *************

01.       Bài thơ 14 : Gởi Người Phế Nhân

02.       Bài thơ 15 : Gởi Miền Nước Mặn Đồng Chua

03.       Bài thơ 16 : Gởi Người Ở Vùng Cao

04.       Bài thơ 17 : Gởi Người Mua Bán Ve Chai

05.       Bài thơ 18 : Thăm Chị Bán Hàng Rong

06.       Bài thơ 19 : Thăm Giới Doanh Thương

07.       Bài thơ 20 : Tôi Gởi Thơ Tôi !

08.       Xin chắp tay Cho Hận Thù Chấm Dứt !

09.       Xin chắp tay Cho Hòa Bình Trở Lại !

10.       Âm Vang Hồn Tử Sĩ !

*****************

          Bài Thơ Mười Bốn :

Gởi Người Phế Nhân

           Tháng 12-2004

 

Mười bốn, tôi xin gởi phế nhân

Làm sao như thế biết sao lần

Tôi xin han hỏi tình chân thật

Chia xẻ những người không vẹn thân

 

Người nói một thời thuở chiến chinh

Đạn bom đã cướp mất thân hình

Quê hương khói lửa đành cam phận

Cam cả nhân gian chẳng nhớ mình

 

Người thì lại nói lúc thời bình

Giá áo túi cơm, ũi đất, sình

Tấc đất tấc vàng ra trái thúi

Nổ đoành một cái kéo về dinh

 

Người thì tàn tật mới ra đời

Cha mẹ trông qua luống rụng rời

Nhưng đã là con ươm giọt máu

Nên ươm đến cả một đời thôi

 

Người thì tật bịnh phát sinh ra

Lúc trước cũng như ai ấy mà

Đâu biết hôm nay mang bịnh tật

Còn chi đâu nữa mà kêu ca

 

Có người lại bị bỡi thiên tai

Trần thế cớ chi chịu khổ dài

Ách nước tai trời sao tránh khỏi

Đến ai đành chịu, trách chi ai

 

Cuộc đời như thế, hỡ người ơi

Tiếng khóc lại chen lẫn tiếng cười

Thân thể nào ai mà biết được

Khi tàn, đành khổ đến tàn hơi

 

Ai có thương, đời sống phế nhân

Trần thân cho thấu những phong trần

Xót thương cơ cảm, còn thương xót

Cho những người mang kiếp phế nhân !!!

 

           Bài Thơ Mười Lăm :

Gởi Miền Nước Mặn Đồng Chua

                   Tháng 12-2004

 

Bài mười lăm gởi miền nước mặn

Quến đất phèn nhuộm cánh đồng chua

Bờ lau sậy vành đai lá chắn

Biển mênh mông sóng gợn gió lùa

 

Thăm miền đất nước của quê tôi

Nước mặn đồng chua thấm mặn môi

Ăn chắt mặc bền nên chất phác

Sống bình thường chẳng nghĩ xa xôi

 

Hai bên mây nước kéo hai bờ

Én liệng cò bay cá lững lờ

Đôi nẻo giao thoa mùi mặn ngọt

Khổ tuy nhiều đẹp cũng như mơ

 

Thủy triều lên xuống mỗi ngày đêm

Khi thấp khi cao mấp mé thềm

Dấu nước vỗ bờ, in vách đá

Nước sâu dần, vách đá chênh vênh

 

Mây nước mênh mông giữa đất trời

Bên bờ biển lộng sóng trùng khơi

Trăng treo lơ lửng chòm mây bạc

Sao ngủ lưng trời sao rụng rơi

 

Nước mặn đồng chua ngấm biển dâu

Ra vô cũng phải bước qua cầu

Ngược xuôi cũng có thuyền chèo chống

Hai nghiệp nông ngư đãi dãi dầu

 

Gởi về miền đất mặn tôi ơi

Nước ngọt phèn chua nên lợ lời

Nơi ấy, dân tôi đành phải sống

Một đời lam lũ sóng đầy vơi.

 

 

           Bài Thơ Mười Sáu :

Gởi Người Ở Vùng Cao

                  Tháng 12-2004

 

Bài thơ mười sáu gởi vùng cao

Đồi thấp núi cao gió rạt rào

Tiếng nói vượt trùng reo vắng ngắc

Rừng khuya gối mộng ngắm trăng sao

 

Trăng tròn mười sáu lại tròn trăng

Đồi núi rừng khuya đón chị hằng

Ca hát bập bùng reo ánh lửa

Êm đềm vui sống những đêm trăng

 

Nhà sàn dong dỏng cất ven rừng

Vừa mát ban ngày, phòng tối bưng

Theo dấu đánh hơi, loài dã thú

Lâm le đêm viếng, biết đâu chừng

 

Dân cư thưa thớt sống đơn sơ

Sáng quảy gùi đi, chiều vát vò

Điểm hẹn miền xuôi cùng đổi chác

Ngày ngày cứ thế chẳng âu lo

 

Rừng sâu, gió núi lộng xa xa

Lối nhỏ, đường đi, nẻo lại qua

Có những loài hoa bên cỏ dại

Hương thơm, nhụy thắm, sắc kiêu sa

 

Người ở trên cao sống đã lâu

Đã quen rừng núi lại quen màu

Nhìn trời, đủ biết mưa hay nắng

Biết thuận hòa và cả thuẫn mâu

 

Lòng dạ thẳng ngay, tâm tánh hiền

Chẳng chua chẳng ngót chẳng huyên thuyên   

Nghĩ sao nói vậy lời chân thật

Như chim rừng lảnh lót tự nhiên.

 

           Bài Thơ Mười Bảy :

Thăm Người Mua Bán Ve Chai

                  Tháng 12-2004

 

Gởi thăm những chị bán ve chai

Buôn bán ra sao có đủ xài

Còn có chút dư, thêm chút để

Ngày qua ngày lại đến ngày mai

 

Cứ gọi là nghề cho dễ coi

Khi buôn nước mắt bán mồ hôi

Đó đây đi khắp trong thiên hạ

Có chuyến còn may, chuyến mất toi

 

Bán buôn đủ mọi thứ trên đời

Xoong, chảo, nồi, niêu, chén, bát, môi

Nhôm, bạc, thau, chì, đồng, kẽm, sắt

Và thêm lông vịt nữa, ôi thôi !

 

Có chuyến đi gần, có chuyến xa

Xe đò, xe lửa, đến xe tha

Ngắn năm ba bữa, dài tuần lễ

Khỏe khoắn gì đâu, mệt thấy bà

 

Có khi kiếm được, có khi không

Chọn lựa chẳng cho, họ đổ đồng

Hốt đại đem về, rồi chất đống

Còn chi lời lỗ, vốn đi đoong

 

Kiếm cơm kiếm gạo được là may

Có bữa gặp cò, phủi trắng tay

Ấm ức về nhà, buồn thúi ruột

Rồi năm ba bữa lại đi ngay

 

Đã bao năm rồi như thế đó

Tay trắng hoàn tay, tay trắng tay

Kiếm chác đôi đồng, tiêu, trả nợ

Ve chai lây lất, xót thương thay !!!

 

          Bài Thơ Mười Tám :

Thăm Chị Bán Hàng Rong

                  Tháng 12-2004

 

Hỏi thăm những chị bán hàng rong

Cuộc sống ra sao, có đỡ không

Buôn bán những gì trong đó chị

Mỗi một ngày, kiếm được khá không ?

 

Ngày ngày gồng gánh bán hàng rong

Những bữa nhanh tay, đỡ nhọc lòng

Đỡ bỏ công, hôm khuya, sớm tối

Nai lưng, tiền cắt, kiếm đôi đồng

 

Bán khoai, bán bắp, bán chè xôi

Bù lại, chế qua, đủ đắp bồi

Bữa nọ, bữa kia, thay đổi món

Dần dà, khách khứa cũng quen thôi

 

Chị gánh hàng rong đến cuối đường

Trời còn ngái ngủ mới tinh sương

Bước chân đon đả, đôi vai gánh

Thêm bớt kì kèo, đổ xót thương

 

Bán buôn, kiếm sống, tạm qua ngày

Hết bán rồi, thì lại trắng tay

Bán được ngày nào thì có sống

Còn không bán nữa, phải đong, vay

 

Cho nên đã trải mấy năm qua

Cho đến hôm nay tuổi đã già

Dậy sớm, thức khuya, đâu nổi nữa

Lâu lâu một gánh, mệt ui cha

 

Mua gánh bán bưng khổ một đời

Khi buông đòn gánh, chẳng còn hơi

Đồng vô, mở cửa, đồng ra sạch

Biết thế, nhưng làm sao, chị ơi !

 

                Bài Thơ Mười Chín :

Thăm Giới Doanh Thương

                   Tháng 12-2004

 

 

Bài thơ mười chín thăm doanh thương

Buôn bán, đương nhiên, đủ mọi đường

Nhưng sống có tiền, nhân có hậu

Cho thuyền đời chở những thanh lương

 

Nghề nào cũng trải những chua cay

Khổ trí, nhọc tâm, xẫm mặt mày

Đổ sức cần lao, còn nặng nhẹ

Nhưng mà cố sống được, là may

 

Không buôn, không bán, chẳng ai cho

Nhưng bán buôn thì phải đắn đo

Hơn thiệt, lỗ lời, sao phải phải

Muốn đa, tích tiểu, đừng ăn to

 

Tiếng làm người chủ, nói, nghe oai

Ai biết nai lưng đến cõm còi

Sớm tối bơ phờ, không thở nổi

Bạc tiền công sức, đếm đầy vơi 

 

Người ta đã nghỉ tự đầu hôm

Mình thở không ra đến tối ồm

Vừa mới nửa khuya bừng thức dậy

Lại làm, lại tính, lại lom khom

 

Hỏi thăm cho biết những thâm tình

Biết sống ở đời, biết nhục vinh

Chẳng trọng, chẳng khinh, chẳng dối trá

Ai ai cũng khổ, phải riêng mình

 

Bước ra, có tiếng thưa ông chủ

Bước vô, chờ tiếng, để hỏi bà

Đừng để tiếng đời, khua uế xụ

Biết cho người và biết cho ta !!!

 

 

           Bài Thơ Hai Mươi :

   Tôi Gởi Thơ Tôi !

                  Tháng 12-2004

 

Bài hai mươi, viết gởi thơ tôi

Thăm khắp trùng dương, thăm núi đồi

Thăm khắp nơi, hang cùng ngõ hẻm

Gởi cho đời, và gởi cho tôi

 

Thơ tôi, đem gởi ở trên ngàn

Lơ lửng cho mây kéo lang thang

Thăm thẳm cho sao mờ lấp lánh

Mênh mang cho nguyệt tỏa trăng vàng

 

Thơ tôi, đem gởi ở trên đồi

Cho núi lên non để ngó trời

Cho dốc lên đèo nhìn vũ trụ

Cho không gian hết những chơi vơi

 

Thơ tôi, đem gởi ở trên cao

Để gió lay lay, lá xạt xào

Để cát bụi tàn, thôi khởi động

Xuống trần gian hết những hư hao

 

Thơ tôi, đem gởi xuống đầm sâu

Để thấm bùn nhơ phủ ngập đầu

Để vượt tầng không vươn khỏi nước

Sợi thơ, vẫn óng ánh thiên thâu

 

Thơ tôi, đem gởi xuống dòng sông

Dù nổi trôi, mưa gió dập dồn

Dù có phiêu bồng ra biển cả

Làm cho thơ, ý đẹp khơi dòng

 

Thơ tôi, đem gởi xuống nương dâu

Hải biến điền tang nhuộm sắc màu

Lại có bờ lau bên cát bụi

Nên hồn thơ thấm những thương đau

 

Không đâu, tôi có gởi đi không

Nếu có thì thơ chẳng có dòng

Còn nếu không, thì thơ chẳng có

Nên hồn thơ cứ mãi đi rong !!!

 

              Xin Chắp Tay,

     Cho Hận Thù Chấm Dứt !

                  Tháng 12-2004

 

Xin chắp tay, cho hận thù chấm dứt !

Đừng gieo chi cái chết đến dân lành

Sống phập phồng trong cái sống mong manh

Không biết phút giây nào banh thây ngã gục

Xin chắp tay, cho bạo tàn thủ thúc !

Đừng gieo chi những kinh khiếp hãi hùng

Ngấn lệ nào không ray rứt dây rung

Sao không động một chút tâm thương hại

Xin chắp tay, cho khủng bố dừng lại !

Đừng gieo chi những cái chết vô tình

Có làm được gì, đổ nát điêu linh

Một xã hội lạnh tanh như cõi chết

Xin chắp tay, cho hờn căm rửa hết !

Hãy lắng nghe tiếng nói của khóc thương

Hãy lắng nghe tiếng nói của thê lương

Giữa người sống và những người nằm xuống

Xin chắp tay, khơi máu hồng đến muộn !

Vẫn còn hơn máu lạnh phủ tanh hôi

Bao đau thương, bao thống khổ nhiều rồi

Sao không thấu những điêu tàn, quạnh quẽ

Xin chắp tay, dung tình cho những kẻ !

Đã rắp tâm làm cay xé con người

Đã rắp tâm giết chết những nụ cười

Của trái tim, của tình thương và đồng loại

Mấy chục năm rồi, còn chi để nói

Hận thù nào, đã mang lại cho ai

Khủng bố nào, mở cửa được ngày mai

Mà chỉ lẫn lộn hai đường : là người hay dã thú

Mấy chục năm rồi, còn chi chưa đủ

Khủng bố chỉ là ác quỷ rữa thối tha

Khủng bố chỉ là hình nộm đội thây ma

Cứ thử hỏi :

Người dân của các ngươi, có đồng tình không đã

Nếu đồng tình, lại càng thêm quái lạ

Nếu không đồng tình, hãy dừng lại ngay đi

Đừng dã tâm đeo mặt nạ cuồng si

Khi nhân loại không có ai chấp nhận

Lưng đeo Thánh lận

Tay toát thanh gươm

Cú vọ lườm lườm

Nhe nanh cuồng bạo

Xin hãy hồi tâm, bỏ giáo

Chắp tay, quỳ dưới Thánh Đường

Xá tội, hoàn lương

Lên đường phục thiện.

 

        Xin Chắp Tay,

Cho Hòa Bình Trở Lại !

                    Tháng 12-2004

 

Xin chắp tay, cho hòa bình trở lại

Đừng gieo chi những tranh chấp hận thù

Đừng gieo chi những tang tóc mịt mù

Đừng hiếp đáp, gây ra nhiều oan ức

Xin chắp tay, cho chiến tranh chấm dứt

Cho con người tránh khỏi cảnh đao binh

Không còn nghe đạn bom, chết chóc, điêu linh

Thắng hay bại, những trò chơi khói lửa

Xin chắp tay, cho an bình mở cửa

Là con người, ai cũng muốn bình an

Chứ không ai, lại muốn cảnh lầm than

Vậy mà sao chẳng thời nào có được ?

Xin chắp tay, cho hòa chung nguyện ước

Tay đan tay, cho cuộc sống thái hòa

Tâm đan tâm, cho lòng nở bông hoa

Ánh bình minh xóa đêm mờ tăm tối

Xin chắp tay, cho tình thương mở lối

Cho con người đồng vọng nói tin yêu

Cho hoàng hôn còn đẹp cảnh những chiều

Cho nhân loại cùng đắp xây sự sống

Xin chắp tay, cùng nêu cao ước vọng

Nhân loại từ nay, sẽ chấm dứt chiến tranh

Thế giới từ nay, sẽ được sống an lành

Không còn nữa đạn bom, đổ tài nguyên, đua vũ khí

Tài nguyên đó, xây cho đời ý vị

Đắp những điêu tàn, vá những đổ nát đau thương

Hàn những vỡ toang, gắn những tang tóc thê lương

Chinh chiến xưa nay, khi kết thúc

Để lại biết bao nhiêu tàn dư tệ hại

Xin chắp tay, cho tình người nối lại

Xin chắp tay, cho nhân loại gần nhau

Xin chắp tay, cho thế giới hết thương đau

Vì những tranh chấp uy quyền

Hay vì những bạo tàn thù hận.

 

 

      Âm Vang Hồn Tử Sĩ !

                          Tháng 12-2004

 

Một buổi chiều, tôi viếng thăm nghĩa trang quân đội

Từ nghĩa trang, tôi thấy mặt mũi khắp mọi chiến trường

Từ nghĩa trang, tôi thấy trên mọi vùng đất quê hương

Nơi đâu cũng có cảnh chiến chinh

Nơi đâu cũng có người gục ngã

Một buổi chiều, tôi vẳng nghe hương hồn tượng đá

Nên biết được anh, qua hình ảnh mộ bia

Từ cuộc chiến nào, anh đã vội xa lìa

Bỏ bè bạn, bỏ những người thân yêu ở lại

Anh ra đi, vì một lằn đạn xuyên qua, tê tái

Nên anh đi, cùng những đồng đội đã hy sinh

Anh đi về một cõi âm linh

Gát tay súng, giã từ vũ khí

Từng hàng mộ bia, quên dần thế kỷ

Bỗng tôi nghe những âm vọng lạnh lùng

Anh nằm xuống, đời anh đã cáo chung

Đất ôm thân anh, một dấu nét rêu mờ chiến sử

Thịt xương nào,  phơi chiến hào, chiến sự

Đạn bom nào, xuyên nát ruột, nát gan

Anh nằm yên khi cuộc chiến chưa tàn

Cho đến khi kết thúc, thêm bao người ngã gục

Nghĩa trang quân đội !

Tàn tích chiến tranh !

Ai vinh danh ?

Ai vinh nhục ?

Anh là thân trai, theo tiếng gọi quê hương

Anh là nam nhi, theo tiếng gọi lên đường

Tổ quốc lâm nguy, anh ra đầu chiến tuyến

Cờ bay, khói quyện

Anh nằm xuống, cho quê hương, chứ không phải cho ai

Tôi đến thăm anh, nghe tiếng nói tuyền đài

Hồn tử sĩ vi vu

Theo hồn thiêng dân tộc

Thịt da anh, trả về cho đất

Máu xương anh, trả lại núi sông

Tôi đến thăm anh

Một buổi chiều hè mà sao giống chiều đông

Trong lành lạnh tâm can

Trong tro bụi điêu tàn

Còn lại nét âm vang, hồn tử sĩ !

 

          Mặc Giang - Thơ 22

                             *****************

01.       Đổ thành chuyện Ngày xửa, Ngày xưa !

02.       Những nấm mồ không tên tuổi !

03.       Không biết sống, nghĩa là Xuân Đã Chết !

04.       Tìm sự sống, nhưng đi vào cõi chết !

05.       Tôi nhắm mắt, thu mình căn gác nhỏ !

06.       Đất Trời sao lắm phũ phàng !

07.       Tiếng gõ của Thời Gian !

08.       Sám Hồi Đầu

09.       Còn gì nữa, người ơi !

10.       Dấu ấn năm thứ tư, Thế Kỷ !

  ************************

 

Đổ Thành Chuyện Ngày Xửa Ngày Xưa !

                         Tháng 12-2004

 

Ai cũng nghe, ít nhiều về cổ tích

Ở nơi đây, xin nhắc chuyện thạch sùng

Tin hay không từ câu chuyện mông lung

Nhưng ai không nghe, tiếng thằn lằn chắt lưỡi ???

Ngồi đâu đó những phút giây rã rượi

Chỉ một mình mình, lạc ngõ cô liêu

Biết đâu, ta sẽ đồng vọng tiếng kêu

Như tiếng thạch sùng, một thuở nào, tiếc nuối !

Tội không, hỡi con thạch sùng mê muội

Nếu chuyện kia là sự thật hiển bày

Để nhà ngươi mãi chắt lưỡi đêm ngày

Tiếc những gì chưa vẹn toàn kiếp trước ?

Này nhé, ta xin chỉ cho ngươi một chước

Nếu hài lòng, ngươi sẽ tự an vui

Có nghe không mà ngươi có vẻ ngậm ngùi

Còn ngậm ngùi, là lòng ngươi chưa thỏa !

Kìa ! Hãy nhìn ngọn đèn kia đang tỏa

Ngươi sống theo ngươi, mà ta sống theo ta

Ngày hôm nay, không phải của hôm qua

Cái đang có, nhưng ngày mai sẽ mất

Mất, không có nghĩa là còn mất

Mà mất nghĩa là, sự đời của chung, không phải của riêng ta

Cho nên khi sống, tạm gọi là nhà

Mà lúc chết, thì ta không còn nữa

Mỗi một kiếp trong một đời chuyên chở

Cứ sống đi, cho trọn, thế là xong

Như ngươi hôm nay, sống được cũng khó lòng

Còn tiếc gì kiếp trước, mà nằm kia chắt lưỡi !!!

Lửa hồng ấm sưởi

Thẩm thấu tâm can

Dù có âm vang

Tiếng kêu như thế

Chứ thạch sùng, đâu tiếc gì, kể lể

Đó chỉ là chuyện cổ tích mà thôi

Để lý giải cho qua, đủ mọi thứ trên đời

Đổ thành chuyện ngày xưa, ngày xửa !!!

 

Những Nấm Mồ Không Tên Tuổi !

                         Tháng 12-2004

 

Tôi chợt thấy giữa rừng già tiết đọng

Nấm mộ không tên, chôn đã bao lâu

Và chỉ vùi chôn, lấp vội, không sâu

Nên mưa gió đã xói mòn, ló dạng !

Trên tấm áo bị thủng nhiều vết đạn

Có lẽ người này chết không được yên lành

Khi quê hương mịt mù khói lửa chiến tranh

Bom nổ, đạn bay, vô tình xuyên phá

Chiến tranh nào, không trả giá !

Bom đạn nào, không nổ vang !

Khói lửa nào, không điêu tàn !

Thịt xương nào, không tan nát !

Người nằm đó, phong sương mờ gió cát

Hồn phiêu du, lạc lõng bụi mù bay

Cùng những hồn đơn vất vưởng đêm ngày

Chết và vùi lấp, không ai hay biết

Những nấm mồ hoang, kể sao cho xiết

Bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu

Từ đồi cao, cho đến hố thẳm, đồng sâu

Chết và lấp vội, lạnh lùng trong khói lửa

Chinh chiến dài, đằng đẵng, còn chi nữa

Nên biết bao người, lấp vội, không tên

Theo thời gian đi vào thế giới lãng quên

Những người thân bặt âm, nên cho rằng mất tích

Có những đêm cô tịch

Chợt nhớ nấm mồ hoang

Lòng thổn thức bàng hoàng

Xin chắp tay khấn nguyện   

Người chết âm thầm, không họ không tên, không thân không quyến

Người chết lạnh lùng, chôn vội chôn vàng, không khói không hương

Hồn bơ vơ, lưu lạc chốn thê lương

Đếm cây cỏ bên rừng hoang quạnh quẽ

Quê hương mình biết bao nhiêu những kẻ

Chết nghẹn ngào, và lấp vội ai hay

Uï đất kia, ai biết được đêm ngày

Dần tan biến một hình hài cát bụi

Người chết đi, biết gì không, tiếc nuối

Người chết đi, biết gì không, kêu thương

Nhưng nơi đây, hồn ai đó vấn vương ?

Phảng phất mãi những nấm mồ không tên tuổi !!!

 

Không biết sống, nghĩa là Xuân Đã Chết !

                         Tháng 12-2004

 

Không ai chờ mà sao xuân vẫn đến

Không ai tiễn mà sao xuân vẫn đi

Thử nhìn xem xuân có nghĩa là gì

Cho xuân đến, xuân đi, xuân tàn, xuân rụng

 

Trong ước vọng có nghĩa là xuân mộng

Trong tin yêu có nghĩa là xuân mơ

Trong xa xôi có nghĩa là xuân chờ

Trong ngóng trông có nghĩa là xuân đợi

 

Xuân đang đến cho người người khoe áo mới

Xuân đang về cho ai ai cũng dấu nụ cười khô

Cho cỏ cây, hoa lá đồng hẹn bao giờ

Cùng rực rỡ, khoe muôn màu muôn sắc

 

Cùng nhau đón khi xuân đang có mặt

Cùng nhau vui khi có sẵn xuân về

Cùng nhau mừng cho ước vẹn xuân thề

Cùng nhau chúc cho thềm xuân tươi đẹp

 

Thời gian hỡi, lòng xuân đâu có hẹp

Không gian ơi, nụ xuân đâu có tàn

Mỗi một mùa khi tuần tự băng ngang

Thì xuân đến, và xuân còn mãi mãi

 

Xuân còn đó, xuân đi, xuân trở lại

Cho lá hoa thay màu mới đeo cành

Cho khung trời cùng vần vũ tươi xanh

Cho nhân thế niềm tin yêu hy vọng

 

Xuân đang đến, gió xuân về lồng lộng

Xuân đang đi, mang hương sắc phai tàn

Cho muôn loài cùng sống cõi trần gian

Biết trân quý, ươm mầm cho nhựa sống

 

Xuân là xuân, cho thềm xuân hoa mộng

Xuân là xuân, cho xuân thắm hoa cười

Xuân là xuân, cho xuân của mọi người

Không biết sống, nghĩa là xuân đã chết !   

 

Tìm sự sống, nhưng đi vào cõi chết !

                         Tháng 12-2004

 

Người đã chết trên núi thẳm

Người đã chết giữa rừng sâu

Người đã chết ở ven đồi

Người đã chết tận xa xôi

Người đã chết giữa đại dương

Người đã chết dưới biển đông

Người đã chết bỡi chìm xuồng

Người đã chết bỡi bàn tay hải tặc

Tìm đường sống, sao con đường quá đắt

Không những trả bằng bạc tiền

Mà trả bằng cả tánh mạng, hy sinh

Chốn ngàn xa, mờ hương khói lung linh

Hồn câm lặng, giữa mù khơi bát ngát

Dòng thời gian là lâu đài sương bạc

Bến không gian là dinh thự rêu xanh

Đã chìm sâu những tiếng nất, không đành

Tìm sự sống nhưng đi vào cõi chết

Chết dã man, chết lạnh lùng, không dấu vết

Biển há mồm, rừng nuốt trửng, bặt thinh âm

Hàng trăm người, hàng ngàn người, nín âm thầm

Biển với rừng, bắt hai nhịp hắt hiu, làn gió hú

Tôi vẫn nhớ chuyện đã qua, dù đã cũ

Chuyện mười năm, hai mươi năm, ba mươi năm

Và mờ xa, xa đến những xa xăm

Xa hơn nữa, những con người đã tan biến hình hài, bất hạnh !

Ngày vụt tắt, nghe tiếng chim gãy cánh

Đêm chìm sâu, nghe tiếng dế nỉ non

Ra đi, để rồi biệt tích, chẳng còn

Không một lời vĩnh biệt với người thân ở lại

Bóng đom đóm lập lòe trong đêm tối

Hiu hắt thành lời, ghi nét đau thương

Của người dân tôi, và của quê hương

Chết vào những năm nào, ai quên lãng !

 

Tôi nhắm mắt, thu mình căn gác nhỏ !

                         Tháng 12-2004

 

Tôi nhắm mắt, thu mình căn gác nhỏ !

Để nhìn trông những người sống hẩm hiu

Để nhìn trông những người gìn giữ chắt chiu

Mà cả cuộc đời vẫn nghèo cùng, túng thiếu

 

Tôi nằm yên, co mình trên manh chiếu

Để thấy những người đói lạnh thiếu ăn

Mò mẫm trên mảnh vườn đất đá cõi cằn

Lăn lóc mãi trong cô cùng ngõ tối

 

Tôi muốn nhìn bóng đèn mờ le lói

Để thấy những vùng heo hút âm u

Những bản, làng sương gió mịt mù

Sống lây lất như thời xưa hoang dại

 

Tôi muốn nhìn vào khoảng không tê tái

Để thấy những người xương xẩu bọc da

Thân thể tong teo, bụng chướng đẫy đà

Cùng nheo nhóc trong túp lều bé nhỏ

 

Tôi nhắm mắt để hình dung cho rõ

Những con người bất hạnh, đáng thương thay

Thế giới văn minh của thời đại hôm nay

Vẫn có nhiều nơi bần cùng, đói nghèo, thất học

 

Tôi nhắm mắt để nghe trong tiếng khóc

Của những con người mỏi mắt kêu thương

Của những con người trong cảnh thê lương

Thử đến đó, làm sao ta sống nổi 

 

Tôi nhắm mắt và tôi không muốn nói

Bỡi, có làm được gì cho họ hơn đâu

Tôi chỉ xin chia, niềm an ủi thâm sâu

Đến những nơi tận cùng, của những người bất hạnh

 

Gió khuya về lành lạnh

Bóng tối vẫn chìm sâu

Xin bắc một nhịp cầu

Trên đường xa dịu vợi

 

Những vùng đói nghèo bao giờ thoát khỏi

Thống khổ cơ cùng, thiếu mặc thiếu ăn

Lòng xót xa còn kéo xuống nặng hoằng

Xin chia xẻ trong tình thương nhân loại.

 

Đất Trời sao lắm phũ phàng !

* Sáng tác để kêu gọi cứu trợ * 27-12-2004

 

Ngày hăm sáu, tháng mười hai, năm hai ngàn lẻ tư

Bốn ngày cuối năm, tính lại còn dư

Một cơn động đất dậy trời, dưới lòng biển cả

Động đất ngay trên đất liền, đã nhiều tai họa

Động đất dưới lòng biển cả, mới tá hỏa tam tinh

Biến thành trận hồng thủy, giận dữ cựa mình

Trào biển động, sóng phủ đầu, tràn ngập

Những vùng ven biển tơi bời, vùi dập

Từ một quốc gia, đến năm bảy quốc gia

Tiếng cứu người, tiếng cứu trợ, tiếng mất tích, khóc la

Tiếng chết chóc, tiếng kêu thương, tiếng kinh hoàng, bão thổi

Rồi gió mưa, rồi nghiêng ngửa, rồi cuốn chìm, trôi nổi

Rồi trào dâng, rồi tan nát, rồi nước xoáy, vỡ bờ

Những thắng cảnh, những phố phường ven biển, đẹp như mơ

Giờ như cơn ác mộng, hoành hành, đổ nát

Từ cơn chấn động trùng khơi xuất phát

Sóng thần dâng tràn ngập Sumatra, Thái Lan

Rồi Nam Dương, Mã Lai, Ấn Độ, Tích Lan

Đâu đâu cũng hoảng hốt, kinh hoàng

Đâu đâu cũng nổi trôi, nghiêng ngửa

Nước đổ trút thì còn chi nói nữa

Nước triều dâng thì đứng ngó, tới đâu

Cứ nhìn kia, nước cuốn, trút, phủ đầu

Ôi ngán ngẫm, hỡi những cơn hồng hồng thủy thủy

Biển giận dữ, bạo tàn hơn ác quỷ

Sóng thần lao, đói khát hơn ác ma

Không những nuốt con người

Mà còn nuốt cả phố sá, cửa nhà

Nuốt tất cả, cuốn trôi vào lòng biển cả

Nuốt không được, thì dập vùi tơi tả

Đổ nát tan tành, thúi rữa tợ thây ma

Trời hỡi trời ! Có nghe tiếng kêu la

Đất hỡi đất ! Khổ con người quá thế

Buồn trông cửa bể

Chỉ thoáng mấy hôm

Biển động căm hờn

Đất trời dậy sóng

Biển hỡi biển ! Hãy dừng cơn biển động

Triều hỡi triều ! Hãy ngưng sóng triều dâng

Con người quá đỗi phong trần

Đất trời quá đỗi, đến ngần thế sao

Thôi cơn sóng cả ba đào

Thôi cơn thịnh nộ, biết bao oán hờn

Còn gì nói nữa thiệt hơn

Tan hoang, đổ nát, sóng cồn đẩy đưa

Còn gì nói nữa nắng mưa

Nhân gian khốn khổ, hay chưa hỡ trời

Thương thay, vật đổi sao dời !

Thương thay, khốn khổ cuộc đời trần gian !

Đất trời sao lắm phũ phàng !!!

 

Tiếng Gõ Của Thời Gian !

                      Tháng 12-2004

 

Khi xuân đến cho ngàn cây xanh lá

Cây cỏ xinh tươi đâm lộc nẩy chồi

Đến lúc tàn khô, già úa thay ngôi

Vàng rơi rụng, vờn vờn bay lả chả

 

Khi xuân đến, muôn hoa thơm cỏ lạ

Nét mong manh, bừng nở nụ, đơm bông

Vàng đỏ trắng xanh lợt đậm ửng hồng

Rồi xuống sắc chỉ còn màu sậm tím

 

Khi xuân đến, đua vờn, chim bay lượn

Tiếng líu lo, thay nhau hót, chuyền cành

Nắng hoen vàng cho mây trắng trời xanh

Chiều buông xuống, hoàng hôn, về tổ cũ

 

Khi xuân đến, nhân gian cùng nhắn nhủ

Cùng mừng vui, chờ mùa mới xuân sang

Rồi trôi theo chiếc bóng của thời gian

Tuổi trẻ đi qua, tuổi già chồng chất

 

Khi xuân đến, hỏi xuân còn hay mất

Xuân rằng xuân, xuân cứ đến, xuân đi

Tuổi già thêm, già thêm nữa, còn gì

Tay chống gậy, mắt mờ, nhìn lộc thọ

 

Rồi xuân đến, tai lờ, nghe không rõ

Xuân đến rồi, xuân đến nữa, phải không

Ta đã già như gỗ đá trỗ bông

Nghe xuân đến, như cây khô, lay gốc

 

Thế mới biết thời gian là điểm mốc

Ta biết rồi, tiếng gõ của thời gian

Mỗi mùa xuân, cứ như thế băng ngang

Xuân chưa đến, ta đã về nguồn cội !

 

Sám Hồi Đầu !

                      

Đệ tử chúng con ngay từ độ

Cõi huyền vi mở cửa sắc không

Đã đeo mang nghiệp dĩ chất chồng

Trôi lăn mãi sáu đường sinh tử

Vì ba độc không ngăn điều dữ

Vì ngã nhơn xa lánh điều lành

Nên mê mờ trí giác tinh anh

Trầm luân mãi đêm dài tăm tối

Đường thánh đức thênh thang không tới

Nẻo chúng sinh nghẽn lối lại về

Mãi hơn thua tranh chấp muôn bề

Gây oan nghiệt đọa đày gian khổ

Nay nhờ được đạo mầu tỏ ngộ

Ban Đức Từ hóa độ mười phương

Chúng con nương đạo lý chơn thường

Chắp tay nguyện trước đài Điều Ngự

Chúng con nguyện xa lìa đường dữ

Chúng con nguyện dứt nẻo vô minh

Đã từ lâu quên mất tánh linh

Xin sám hối hồi đầu bỉ ngạn

Chúng con nguyện đạo vàng tỏa rạng

Hoa Vô Ưu bừng nở nơi nơi

Hoa Từ Bi thơm ngát muôn đời

Cứu chúng sinh trong đường lục đạo

Bồ Tát nguyện, noi gương uyên áo

Bồ Tát hạnh, gìn giữ tinh chuyên

Vận Vô Tâm đi khắp mọi miền

Dụng Diệu Hữu hoằng khai Phật đạo

Chúng con nguyện Mười phương Tam Bảo

Nhủ thùy từ phổ chiếu an bang

Nhủ thâm ân chấn tích trùng quang

Đại Thánh Đức, từ bi gia hộ.

 

Còn Gì Nữa, Người Ơi !

Thơ Nhạc * 30-12-2004

(Viết để thương người đã chết và thương người còn sống)                

 

Người bị chết, cuốn trôi

Người bị chết, chìm sâu

Người bị chết, đâu rồi

Người bị chết, ngoài khơi

Nhìn người chết, tối tăm

Nhìn người chết, bềnh bồng

Nhìn người chết, lạnh lùng

Nhìn người chết, thôi mong

Người người chết, nối theo

Người người chết, như bèo

Người người chết, chéo kèo

Người người chết, cong queo

Tôi hết thấy, và tôi không dám thấy

Tôi hết nghe, và tôi không dám nghe

Người nằm chết, rải như mè

Người nằm chết, chất xe xe

Động đất hỡi, kinh hoàng chi, thế đó

Sóng thần ơi, khủng khiếp chi, thế ni

Coi sự sống, chẳng ra gì

Coi cái chết, chẳng ra chi

Vậy mà, cả nhà tôi đã chết

Vậy mà, hàng ngàn người đã chết

Hàng chục ngàn người cũng đã chết

Chết trôi nổi, lều bều

Chết chất đống, cao nghều

Chết cuồn cuộn, cuốn theo

Sóng nhào tới, rồi bủa vây, cùng khắp

Cuốn ra khơi, rồi lại tấp, vô bờ

Sóng ụp tới, rồi phủ đầu, tràn ngập

Chết hết rồi, vùi đổ nát, xác xơ

Một cái hố, làm mồ, chôn tập thể

Chết rữa hình, ai nhận diện, người thân

Nhiều cái hố, làm mồ, đều như thế

Khóc dậy trời, ai cũng khóc, tiễn chân

Những thi thể, chất dài dài, đống đống

Xác thây người, túm từng bọc, ni lông

Xe ũi đất, xúc liên hồi, đổ xuống

Tay đeo găng, miệng bị mũi, đề phòng

Biển hỡi biển, còn gì không, biển rộng

Sóng hỡi sóng, còn gì không, sóng triều

Tôi còn sống, giữa đời, như ác mộng

Đi giữa đời, ôm tiếng khóc, cô liêu 

Từng giờ, rồi từng giờ, đi tới

Từng ngày, rồi từng ngày, đi qua

Tôi hết hơi, đâu còn lên tiếng gọi

Trong mênh mông, tôi là kẻ không nhà

Tôi còn sống, một mình, sao tôi sống

Thôi từ nay, tôi còn lại, được gì

Tôi còn sống, một mình, như chiếc bóng

Thôi từ nay, còn gì nữa, người ơi !!!

 

Dấu Ấn, năm thứ tư Thế Kỷ !

Ngày 01-01-2005 * chuyến bay Brisbane-Melbourne

 

Ấn Độ dương, Ấn Độ dương đã trở thành dấu ấn

Dấu ấn của kinh hoàng

Dấu ấn của hoang tàn

Dấu ấn của bàng hoàng, ngơ ngác

Ấn Độ dương, Ấn Độ dương đã trở thành dấu ấn

Dấu ấn, cả thế giới chấn động

Dấu ấn, cả loài người chấn động

Vào năm thứ tư của thế kỷ hai mươi mốt năm nay

Một năm trước đó, cũng vào ngày này

Động đất tại Iran, đã thảm thương thay

Hơn năm mươi ngàn người, chôn vùi lòng đất

Thì hôm nay, hơn một trăm năm mươi ngàn người

Địa chấn biển sâu, biến thành sóng thần

Nuốt trửng, chết tươi, bầm dập, rồi tung, hất, vào bờ

Hàng hàng xác chết trồi trụt, nhấp nhô, tan nát, vật vờ

Người người tìm kiếm, sững sờ, nghẹn ngào, nín khóc

Ngày thứ nhất, còn hớt ha hớt hãi, chạy ngang chạy dọc

Ngày thứ hai, còn trừ trừ, cộng cộng, nghe ngóng, nắm tin

Ngày thứ ba, không còn biết nữa, ai người, ai ta, ai kẻ là mình

Những ngày sau đó, thì trầm ngâm và đẫn đờ, nhìn cái chết

Cứ nhìn lại những biến cố hãi hùng, gây ra cái chết

Dù nhân tai, thiên tai, bịnh dịch, hay một tai biến nào

Dù chiến tranh, động đất, núi lửa

Hay trên không, dưới đất, vùng thấp, vùng cao

Thì Ấn Độ dương năm nay

Là một trong những biến cố lớn nhất

Trong tích tắc ! Hàng trăm ngàn người, chôn vùi, cùng một lúc

Trong nháy mắt !

Cả làng, cả phố, cả phường, biến mất ngay

Trong khoảnh khắc !

Cả giòng, cả họ, chỉ còn lại một người sống sót, đắng cay

Quanh miền duyên hải nên thơ, biến thành tàn tích đọa đày

Những tưởng một cõi bình an, nào ngờ trần gian địa ngục

Biển trong xanh, đã trở thành biển đục

Biển muôn đời, trở thành dấu ấn ngàn thu

Biển trùng dương, trở thành trùng tử, ngất ngư

Coi tánh mạng con người, mong manh hơn bèo bọt

Trong cay đắng, để nghe : mềm trái ngọt !

Trong đau thương, để nghe : chín trái sầu !

Trong ê chề, để nghe : nát biển dâu !

Trong nước mắt, để nghe : tình nhân lọai !

Từ cõi chết, không cần chờ Tiếng Gọi

Từ cõi lòng, không cần đợi Tiếng Kêu

Con người ơi, ta hãy biết Thương Nhau

Thương cho thân phận nhỏ nhoi !

Thương cho kiếp sống lạc loài !

Chẳng có nghĩa gì, so với trần gian và vũ trụ !!! 

 

           Mặc Giang - Thơ 23

         *****************

01.       Con người phiêu bạt

02.       Tung hoành trong trời đất

03.       Thương không, con dã tràng se cát

04.       Ai hiểu được, con rùa già rút cổ

05.       Nhát gan như thỏ đế

06.       Cảm thương Sư Cô Diệu Pháp

07.       Cảm niệm Giác linh Cố HT Huyền Vi

08.       Ta cứ tưởng đời ta ghê gớm lắm !

09.       Qua từng lăng kính !

10.       Ta xin góp mặt cuộc đời !

   *******************

 

Con Người Phiêu Bạt

        Tháng 01-2005

 

Hận một kiếp bốn phương trời ngang dọc

Cả cuộc đời chưa thỏa mộng Nam Kha

Đèo vi vu tàn cát bụi sương pha

Đồi heo hút mờ phong trần bạc trắng

 

Biển thăm thẳm đùa trời xanh tĩnh lặng

Núi thâm u cợt huyền bí hoang vu

Bỗng ta nghe một tiếng vọng mịt mù

Làm tan vỡ khoảng chân không ngái ngủ

 

Vẽ thành bóng một con người du thủ

Cỡi rong rêu cùng vũ trụ đi hoang

Giữa khung trời vạch một nét đường ngang

Cuối góc biển chắn một lằn lối dọc

 

Bóng thời gian tan chiều dài điểm mốc

Bóng không gian vỡ cát bụi truy phong

Bầu trời xanh, đâu phải mãi xanh trong

Làn mây trắng, chưa pha màu tiết đọng

 

Nẻo phiêu du bung đôi tay chèo chống

Chốn xa mờ dẫm sỏi đá bước chân

Đầu đội trời hình theo bóng nương thân

Chân đạp đất một đời đi chưa đủ

 

Chốn hồng hoang cành mai còn điểm nụ

Bãi tiêu ma rơi hạt bụi chưa tan

Giữa đất trời cao rộng quá, thênh thang

Nên ta mãi là con người phiêu bạt.

 

Tung hoành trong trời đất

Tháng 01-2005

 

Biển lung linh chẳng bao giờ yên lặng

Nước lao chao nên đánh động vô tình

Rồi đẩy đưa, tiếp nối những âm thinh

Theo sóng vỗ, nước cuốn mình đi tới

 

Biển mênh mông, sóng trường giang khẽ gọi

Tiếng trùng khơi theo nhịp đẩy vô bờ

Khi lăn tăn biển lộng đẹp như mơ

Khi gầm thét sóng phủ đầu ngây dại

 

Biển vẫn thế, tự ngàn xưa hoang dại

Sóng vẫn thế, tự muôn thuở trào dâng

Nước vẫn thế, tự muôn kiếp bềnh bồng

Nên trời đất chẳng bao giờ yên động

 

Khi biển lặng là chuyển mình cựa sóng

Khi sóng yên là biển động đang chờ

Như mộng thì đã có sẵn trong mơ

Mà mơ thì đã nằm yên trong mộng

 

Biển mênh mông nên mây trời lồng lộng

Sóng nhấp nhô nên cuồn cuộn sóng triều

Cứ xuống lên và đập vỗ mai chiều

Khi vắng lặng khi trào tuông gầm thét

 

Biển lung linh như thêu tranh thủy mạc

Sóng lăn tăn như dệt nét đan thanh

Cuối thiên nhai vờn mây trắng bao quanh

Chân trời thấp vo tròn nơi góc biển

 

Thuyền phiêu du bóng đò ngang rẽ tuyến

Khách phong sương dong ruổi mộng hải hồ

Lướt sóng vô cùng bốn biển nhấp nhô

Cho phỉ sức tung hoành trong trời đất.

 

Thương không, con dã tràng se cát !

  Tháng 01-2005

 

Thương không, kiếp con dã tràng se cát

Cả cuộc đời lặn hụp dưới biển đông

Đày gian lao, mà không vẫn hoàn không

Cơn sóng vỗ, phẳng lì, vô tích sự

 

Liền chui rút khi biển gầm giận dữ

Vội ngẩn đầu khi sóng vỗ chưa tan

Tiếp tục se dù bờ cát bẽ bàng

Bay tơi tả điêu tàn phơi gió bụi

 

Trời nắng gắt vẫn lao mình chúi mũi

Qua trận mưa công sức đã tan hoang

Vẫn lặng yên không một tiếng than van

Se, se mãi, một đời không mệt mỏi

 

Chiều buông xuống, đi về bên ngõ tối

Bỗng se mình, nghe tiếng gọi sao đêm

Tạo hóa gây chi bao cuộc đoạn trường

Cho tan tác mỗi phù sinh phải sống

 

Không thể chọn dù là giòng hay giống

Đếm làm sao vô số vạn sinh linh

Mỗi kẻ cùng lao, đâu phải riêng mình

Khi đã lỡ, dã tràng mang một kiếp

 

Người nhân thế nếu khơi lòng tội nghiệp

Người nhân gian nếu đánh động lương tâm

Đừng đày nhau cho những kẻ âm thầm

Miệng đã nhỏ lại còn kê thấp cổ

 

Ai không nghe giữa cuộc đời vụn vỡ

Thì nhìn kia cho thấu kiếp dã tràng

Và lại nhìn cho thấu cõi trần gian

Có gì đâu mà tranh giành đạp đổ

 

Sống đã thế huống chi chầu thiên cổ

Đâu đợi nằm, nấm mộ mới rêu xanh

Sống trơ trơ mà xô xát tan tành

Sao ngạo nghễ con dã tràng se cát

 

Con dã tràng cũng còn bên bờ cát

Ôm điêu tàn nói chuyện với trăng thâu

Ôm bờ lau nhìn sóng biển, cúi đầu

Vừa mấp mé đã vội vàng, dội ngược

 

Ai thương kiếp con dã tràng đi trước

Ai thương người hì hục nối theo sau

Cõi phù sinh nghe phù thế mà đau

Cùng huyễn hóa mà đày nhau chí tử.

 

Ai hiểu được con rùa già rút cổ !

Tháng 01-2005

 

Ai hiểu được con rùa già rút cổ

Lại sống đời dai dẳng đến ngàn năm

Gặm phong sương, nhấm tuế nguyệt hờn căm

Mu chai cứng, mai sần, da đóng vảy

 

Rút vào vỏ, đỡ đòn cơn tháu cáy

Thò đầu ra khi sự thế vắng yên

Ba chân bốn cẳng tháo chạy ngay liền

Rồi từng bước, sống đời cho trọn kiếp

 

Mâu với thuẫn, vốn xưa nay oan nghiệt

Thụt với thò, vậy mà sống mới hay

Thụt với thò, nên không nỡ ra tay

Biết co ro, đứng giữa đời, vô sự

 

Núp vào mu, như hậu phương, hùng cứ

Khép bờ mai, như chiến tuyến, nghinh thành

Vậy mà trong đời, bao kẻ hùng anh

Khi đụng tới, phải rùng mình, ngán ngẫm

 

Thân cục mịch, chịu ăn xôi, hứng đấm

Mà người đời lại ca ngợi tứ linh

Này rùa ơi, ngươi có hỏi lấy mình

Đã làm gì, mà được tôn thế ấy

 

Rùa ngoe ngoảy, dùng bốn chân đưa đẩy

Đầu thụt thò, rút cổ núp, nín khe

Chẳng ậm ừ, nằm bất động, im re

Ai cứ chết, vậy mà rùa vẫn sống

 

Thế nhân trào lộng

Thổi bóng thần quy

Trông thật lạ kỳ

Nào ai hiểu được

 

Chiều đến muộn, hoàng hôn chờ ngõ trước

Đêm chậm buông, bóng tối đợi cửa sau

Da mòn xương thấm thịt thau

Mu sần mai sụi đổi màu phong sương

Cuộc đời, ngẫm nghĩ mà thương !!! 

 

Nhát gan như thỏ đế !

 Tháng 01-2005

 

Hỡi những ai nhát gan như thỏ đế

Chưa thấy hình mà đã sợ bóng ma

Sống nhăn răng mà bảo vỡ tim ra

Chưa phong sương mà đã e trúng gió

 

Cứ bảo nhau nghe

Nhìn đời cho rõ

Biết người biết ta

Cùng sống trong đời

Thuyền ai to thì vùng vẫy biển khơi

Thuyền ta bé cứ vào ra sông nhỏ

 

Cuộc đời, ai không nhiều gian khó

Trường đời, ai lại chẳng đắng cay

Chưa phong trần, đừng vội phụ đôi tay

Chưa dong ruổi, sao bảo rằng chân yếu

 

Hãy nhìn nét mong manh trên cành liễu

Trải bốn mùa chống chõi với nắng mưa

Vẫn phất phơ giỡn mặt ngọn gió lùa

Vẫn phe phảy cười phong ba nghiệt ngã

 

Không dám mở những chân trời mới lạ

Cứ vào ra nơi ngõ tối hẩm hiu

Cứ than van như những cảnh chợ chiều

Nhìn người khổ, đã thấy mình phát quải

 

Chưa thử thời đã nghe mùi thất bại

Chưa thử thế đã bảo chẳng thành công

Nên cuộc đời đã vẽ sẵn số không

Đeo nhút nhát trèo trên lưng thỏ đế

 

Ta nói nhau nghe

Sống đời không dễ

Nhỏ to không kể

Chịu khó sẽ thành

Biết đâu, một ngày nọ, mới toanh

Đã có sẵn và đang chờ ta đó !!!

 

Cảm Thương Sư Cô Diệu Pháp

 Đêm 16 tháng Chạp Giáp Thân.

 

Ngày 16 tháng Chạp năm Giáp Thân

Quay ngược về năm Giáp Tuất

Tin đi từ Tịnh Thất

Vắng bóng Sư Cô già

Tin đi khắp gần xa

Như trời mưa buổi sáng

Diệu Pháp tự tâm, khi vừng đông chưa tỏ rạng

Tìm về Chân Diệu, tĩnh tu niệm Phật tọa thiền

Có lẽ, Cô đi về một cõi an nhiên

Nằm rạp xuống, quay mặt về Tây, nhắm mắt

Bảy mươi hai tuổi, đi tìm ngõ tắt

Bán thế xuất gia, phó mặc cuộc đời

Bao năm trụ trì, cũng đủ tàn hơi

Còn có người sau, nên Cô cất bước

Cô thường nói : Già rồi, tĩnh tu, kiếm phước

Sức lực đâu còn gánh vác nổi mạng mạch Như Lai

Đâu dám nói, năm nọ năm kia, mà chỉ ngày một ngày hai

Con bòn mót chút tư lương, và xin hầu quí Thầy, là đủ

Bóng Phật Đà, còn đây lối cũ

Kể từ nay, bóng dáng Cô đâu

Đời người, vó ngựa bóng câu

Vô thường đã đến vọng cầu mà chi

Di Đà bổn nguyện từ bi

Lạc Bang ao báu Liên Trì trổ bông

Thất thập cổ lai, hai nữa còn không

Có thỉ có chung, mà cùng sao được

Con đường triền phược

Dốc nẻo gập ghềnh

Cô đi rồi, ai nhớ ai quên

Đường muôn hướng, mình Cô độc đạo

Sáu nẻo luân hồi

Máy huyền cơ xảo

Một kiếp phù sinh

Tự trả tự vay

Cho đến khi nhắm mắt buông tay

Thân tứ đại rêu mờ cát bụi

Công việc Cô ngày xưa cặm cụi

Xin cùng nhau tặng một cành hoa

Dù chỉ là một đóa hoa khô

Vẫn làm đẹp giữa rừng cây cỏ

Xin tiễn Cô, khói hương trầm lan tỏa

Vọng kinh cầu, theo tiếng mõ cầu kinh

Vọng chuông ngân cùng huyền ảo lung linh

Vô tâm niệm, bặt âm Chân-Diệu-Pháp

Một vòng hai Giáp

Thân-Tuất, là đây

Cô về, một cõi trời Tây

Chúng tôi ở lại đong đầy mến thương

Cô về, một cõi chơn thường

Chúng tôi ở lại, vô thường đi quanh

Trăng tròn mười sáu trăng thanh

Hoa Đàm điểm nụ trên cành Vô Ưu.

 

  

Cảm niệm Giác linh

Cố Hòa Thượng Thích Huyền Vi

Kính bái, ngày 16-02-2005

 

Ngày Mồng Bảy tháng Giêng năm Ất Dậu

Tin từ Tòng Lâm Pháp quốc, loan đi

Linh Sơn Tăng Thống, thượng Huyền hạ Vi

Xả báo ta bà, an nhiên thị tịch

80 năm, nhập thế hoằng dương, trùng quang chấn tích

59 năm, đạo lạp uyên thâm, Linh tụ Sơn môn

40 trụ xứ, trên khắp năm châu, phạm vũ huy hoàng

Đệ nhất thuyết pháp một thời, danh truyền vang dội

Hạnh nguyện độ tha, chưa hề biết mỏi

Nương cánh không gian, bay khắp muôn phương

Diện mạo trang nghiêm, tăng tướng đường đường

Tiếng pháp âm uy nghi, như sư tử hống

Đối với Giáo Hội, Ngài là một nhà lương đống

Đối với Đạo Pháp, Ngài thuộc hàng trưởng thượng Như Lai

Đối với tông môn, Ngài xứng danh kế thế hoằng khai

Đối với pháp lữ, Ngài là bậc đạo cao đức trọng

Trời đất rộng, nhưng chim Bằng gãy cánh

Cỡi vô thường, đành thuận thế hợp tan

Ngài an nhiên, nhưng đệ tử hàng hàng

Đều qui hướng cửa Huyền Vi, vi diệu

Linh Sơn Hội, một đóa hoa hàm tiếu

Linh Sơn môn, bảy hàng đệ tử thế thừa

Linh Sơn tông, năm châu nội ngoại, đủ chưa

Linh Sơn phong, vẫn xưa nay, bất diệt

Theo bóng Bổn Sư, dặm dài trên Núi Tuyết

Tùy duyên Như Kế, diệu dụng khắp nơi nơi

Tùy cơ Giải Đạo, chuyển xe pháp độ đời

Đạo lý Huyền Vi, thuyền từ đăng bỉ ngạn

“Ân giáo dưỡng, một đời, nên huệ mạng”

Nghĩa ân sư, nguyện theo dấu, đáp đền

Pháp quyến, môn đồ, huynh đệ, tử tôn

Vì Thầy, Tổ, cùng nương nhau, tế độ

Dù ngàn gian khổ

Một dạ, chẳng sờn

Dù vạn thiệt hơn

Một ly, không chuyển

Luôn ghi nhớ Bóng Huyền Vi, pháp quyến

Bảo răn nhau, hội Linh Thứu, cùng về

Nguyện vì đời, xin cứu khổ quần mê

Nguyện vì đạo, chân thành xây diệu pháp.

 

Ta cứ tưởng, đời ta ghê gớm lắm !

Tháng 02-2005

 

Ta cứ tưởng đời ta ghê gớm lắm

Nhưng thật tình chẳng có nghĩa gì đâu

Nhớ những gian truân, bóp trán, vò đầu

Trông thảm não còn hơn con cóc lác

 

Ta cứ tưởng đời ta ghê gớm lắm

Làm cho nhiều nhưng có được bao nhiêu

Nhớ lúc co ro, cùng cực, hẩm hiu

Trông ủm thủm còn thua con khỉ mốc

 

Ta cứ tưởng đời ta ghê gớm lắm

Suy cho cùng chẳng có nghĩa ra sao

Nhớ thuở hàn vi đói rách, xanh xao

Trông dị hợm khác gì con chó ghẻ

 

Đừng biếm đời, biếm mình, cho ra vẻ

Thật bình thường, mà cứ nghĩ thanh cao

Chưa lên voi, đã huênh hoang, vênh váo, tự hào

Khi xuống chó, ôm lủi thủi, gục đầu, cúi mặt

 

Nhớ những trận, đau kinh hồn, quặn thắt

Thở không ra, miệng không nói, khò khè

Dáng buồn xo, trùm kín mít, im re

Nằm thim thíp, sự đời không muốn ngó

 

Đó là chỉ những cơn đau nho nhỏ

Chớ lỡ mang những tật bịnh nguy nan

Chết không xong, mà sống cũng không màng

Những vặt vãnh bản thân, còn lo không nổi

 

Nếu may mắn, thì tàn đời, mệt mỏi

Tay yếu, chân run, tai điếc, mắt mờ

Lú lẫn bèo nhèo, lẩm cẩm xác xơ

Nghĩ phát quải khi tuổi già xuống dốc

 

Ngay hôm nay, có những khi cô độc

Ngẫm riêng mình và ngẫm kiếp trần gian

Dài hơn thước mấy, rộng được mấy gang  

Còn nếu chết, tan hoang theo cát bụi

 

Ngẫm như thế, đừng làm trời, làm cụi

Đừng khinh thường thiên hạ chẳng còn ai

Còn có bao lăm, mà cậy thế cậy tài

Mà cứ tưởng, đời ta ghê gớm lắm !!!

 

Qua Từng Lăng Kính !

 Tháng 02-2005

 

Chuyển từng nấc đi qua từng lăng kính

Xoay cái nhìn chân thực cõi trần gian

Từ thô sơ cho đến cùng tột đỉnh

Từ thanh tao cho đến những bẽ bàng

 

Con người ấy, qua cái nhìn thi sĩ

Chữ hay ho cũng cạn hết ngôn từ

Kiều diễm vốn đong đầy trang tuyệt mỹ

Tả thế nào vẫn thấy nét còn dư

 

Con người ấy, đi qua nhà nhiếp ảnh

Tấm chân dung tăng thêm vẻ tuyệt trần

Từng kiểu mẫu, uốn qua nhiều góc cạnh

Tranh thêu hình, gấm thêu vóc, giai nhân

 

Con người ấy, qua cái nhìn văn sĩ

Sách thêm trang, chữ thêm nghĩa, gợn màu

Dùng ngòi bút như rồng bay phượng múa

Khi lên non, lúc xuống biển, chìm sâu

 

Con người ấy, đi qua nhà y học

Từng âm ba cộng hưởng mọi tế bào

Nhùi một đống, làn da ôm một bọc

Thịt xương nào cũng sống chết hư hao

 

Con người ấy, đi qua nhà đạo giáo

Đã lăn tròn qua nhiều cửa tử sinh

Vẻ bên ngoài, dù cân đai áo mão

Nhưng chân tâm mới thật sự đẹp xinh

 

Còn vi trùng, nhìn qua con người ấy

Như thế đồ, chiến trận, khó xông pha

Thế đối kháng, thế cầm canh, cạm bẩy

Mục tiêu nào, ai là địch, ai ta

 

Còn đạo tỳ, nhìn qua con người ấy

Ván đóng khung, nặng nhẹ, ngắn hay dài

Đã ra tay là hết phương cựa quậy

Nấm mồ hoang, cỏ dại vén tuyền đài

 

Con người ấy, qua cái nhìn cát bụi

Cát bụi nào cũng bụi cát tan hoang

Bóng thời gian, duyên tựu thành ngắn ngủi

Rồi rong rêu, phủ kín nét điêu tàn

 

Ta phải hiểu cuộc đời là thế đó

Tang hải nhiều càng bạt đãi biển dâu

Nên biết sống, đừng để đời buông bỏ

Đừng nổi trôi như nước chảy qua cầu !  

 

 

Ta xin Góp Mặt Cuộc Đời !

   Tháng 02-2005

 

          Ta xin đỡ bóng hoàng hôn

Ráng chiều chậm xuống, đêm hôm chậm về

          Ta xin rút ngắn lê thê

Cho mong được vẹn, cho thề được trông

          Ta xin thu nhỏ số không

Cho ai cũng có thành công trong đời

          Ta xin khép lại biển khơi

Cho thuyền cập bến, không trôi xa bờ

          Ta xin chận lại ước mơ

Biến thành sự thật nên thơ cho người

          Ta xin mở cửa đẹp tươi

Cho người nhân thế mỉm cười trần ai

          Ta xin lấp những chông gai

Tang thương đã lắm dặm dài gió sương

          Ta xin mở những con đường

Sơn khê thôi khó, bình thường đi qua

          Ta xin lợp lại mái nhà

Thời gian mục nát đẫy đà nắng mưa

          Ta xin đếm những sao thưa

Mập mờ xa tít, cho vừa bóng đêm

          Dù cho một chút ấm êm

Đừng đem đổ xuống dưới thềm giá băng

          Dù cho một ngọn hải đăng

Đừng vùi tắt ngấm cản ngăn đi về

          Sông dài mới biết bến mê

Biển sâu mới biết bốn bề khó qua

          Cuộc đời, mình cũng có ta !

Cho mình góp mặt cùng ta cuộc đời.

 

Mặc Giang - Thơ 24

                    **************

01.       Vén lau lách, bên bờ rêu sỏi đá

02.       Này em nhé, cuộc đời là thế đó !

03.       Thân cát bụi cũng tiêu ma một kiếp !

04.       Tôi không vẽ một khung trời thơ mộng

05.       Đời ta, từ đó vậy mà !

06.       Ba mươi năm lịch sử trôi dòng

07.       Ba mươi năm rồi đó !

08.       Dòng thời gian, em có nghe !

09.       Nói thì dễ nhưng làm đâu có dễ !

10.       Nếu một mai có về thăm Quê Mẹ !

11.       Cây muốn lặng mà gió chẳng chịu ngừng !

***********************

 

Vén lau lách, bên bờ rêu sỏi đá !

     Tháng 02-2005

 

Vén lau lách để tìm đường vẽ lối

Vạch chông gai để dọ dẫm bước đi

Ở phía trước, cả khung trời mời gọi

Còn lân la ái ngại để làm gì

 

Chân không bước đến ngày tàn cũng mỏi

Tay không làm cũng yếu lúc già nua

Bóng thời gian dù âm thầm không nói

Nhưng rong rêu cát bụi ngọn gió lùa

 

Kìa sỏi đá đã phô bày ghềnh láng

Nên đường đời nào bằng phẳng riêng ai

Cõi phù thế vốn thiên hình vạn trạng

Nên cuộc đời phải đối diện chông gai

 

Mới sinh ra, đâu hẹn ngày hẹn tháng

Đâu sẵn vinh quang, phú quí, giàu nghèo

Ai chọn bọc điều, hũ đường, chĩnh nếp

Chốn cô cùng, gian khó, để cho ai

 

Mới sinh ra, tự riêng mình độc đạo

Nẻo đi về vẽ theo lối rêu xanh

“Thiện ác đáo đầu chung hữu báo”

Dù ra sao, cũng cây cỏ ngậm vành

 

Có tiểu nhân mới biết người quân tử

Có thấp hèn mới rõ mặt trượng phu

Hướng tương lai, nhìn hôm nay, quá khứ

Muốn thanh cao thì phải thoát âm u

 

Đã sinh ra thì ai ai cũng sống

Đều cùng chung một kiếp cõi diêm phù

Nhưng phải sống và cho đời hy vọng

Chứ đừng đem băng giá rải hoang vu

 

Vén lau lách bên bờ rêu sỏi đá

Vạch cho đời soi rọi những tấm gương

Sống và chết có nghĩa gì đâu tá

Đều tan hoang theo khúc nhạc nghê thường.

 

 

Này em nhé, cuộc đời là thế đó !

 Tháng 02-2005

 

Này em nhé, cuộc đời là thế đó

Chốn trần gian đâu phải cõi Thiên Đàng

Làm con người cùng trong kiếp nhân gian

Thì phải sống làm sao cho ý nghĩa

 

Này em nhé, cuộc đời là thế đó

Chốn dương trần đâu phải cõi Tây Phương

Làm con người đừng tác tạo đau thương

Mà phải sống làm sao cho hữu ích

 

Này em nhé, cuộc đời là thế đó

Nhưng mỗi người mỗi khác, ai giống ai

Đừng than van, đừng trách cứ, thở dài

Mà biết sống làm sao cho đáng sống

 

Làm muỗi mòng ở đầm lầy nước đọng

Làm cá kình vùng vẫy giữa biển khơi

Làm cánh chim, bay lượn khắp nơi nơi

Làm giun dế, vùi thân nơi ngõ tối

 

Làm vì sao, cuối lưng trời le lói

Làm vầng trăng, sáng tỏa mọi nẻo đường

Hoàng hôn về, nán đợi bóng tà dương

Bình minh hiện, vừng đông bừng tỏ rạng

 

Này em nhé, cuộc đời là thế đó

Cứ an vui và sống trọn cuộc đời

Bãi phù sa nên cát lở đất bồi

Dòng tạo hóa đã bày trò hư huyễn

 

Này em nhé, cuộc đời là thế đó

Đã sinh ra thì chấp nhận, thế thôi

Em ra sao, băng giá cũng lên ngôi

Em chẳng ra sao, núi đồi cùng lộng gió

 

Này em nhé, cuộc đời là thế đó

Viết cho tôi, cũng để viết cho em

Rồi mai kia ta cùng bước xuống thềm

Đời như thế, và đời như thế đó !!!

 

Thân cát bụi, cũng tiêu ma một kiếp !

   Tháng 02-2005

 

Ta đang sống, nghĩa là ta chưa chết

Sống chẳng ra chi mà sống thật lạ kỳ

Sống chẳng nghĩa gì mà sống cái chi chi

Hết đi đứng, loay hoay, thì lại ăn với ngủ

 

Mới thức dậy, còn gật gù, chưa đủ

Muốn đi nằm, nhưng lại kiếm cái ăn

Chuyện nọ chuyện kia chưa kịp lăng xăng

Đã phát mệt lại đòi đi ngủ tiếp

 

Ngủ như chết, thần ngủ theo không kịp

Khi thức ra, mới biết sống nhăn răng

Chưa làm gì đã nhớ đến cái ăn

Mới ăn xong lại nằm lăn ra ngủ

 

Ăn với ngủ, còn xưa hơn tích cũ

Mấy mươi năm, vậy mà kén chọn hoài

Vô bữa trước, đã trả bữa sau thôi

Vậy mà nghe, cứ đòi ăn đủ thứ

 

Có những bữa ních no nê, ứ nự

Thở không ra, ôm bụng, thật là ngu

Ngày hôm sau, cái miệng đã chu chu

Từ sáng giờ, chưa ăn gì, đói phát khùng lên được

 

Ta mách trước con người ta mấy nước

Để ai trông, đừng cảm thấy nực cười

Cái ăn cái ngủ thật lắm dễ ngươi

Nhưng “ăn được ngủ được là tiên” mà nị

 

Ngẫm cuộc đời, nó sao sao ấy nhĩ

Sống loay hoay rồi chết chẳng còn chi

Làm năm ba thứ, ra tích sự gì

Vậy mà than cái nợ đời đau khổ

 

Hết ăn-ngủ, lại nói-cười, hô hố

Chẳng ra trò trống gì, còn trách móc chê bai

Một ngày kia khi nhắm mắt buông tay

Thân cát bụi cũng tiêu ma một kiếp !

 

  

Tôi không vẽ một khung trời thơ mộng !

                                 Tháng 02-2005

 

Tôi không vẽ cho em

Một khung trời thơ mộng

Sự thật của cuộc đời

Không bằng phẳng đâu em

Khi như nước hồ thu

Yên lặng gió, êm đềm

Khi như sóng ba đào

Bỗng trào dâng vùi dập

Khi êm ả như đường dài thẳng tắp

Khi chông chênh như hang ổ gập ghềnh

Khi quang đãng như trời rộng thênh thênh

Khi đen đúa như quanh co ngõ tối

Ai cũng có từng con đường đi tới

Tuy cùng đường nhưng chẳng ai giống ai

Phải vượt qua, phải đối diện, dài dài

Mỗi thành bại còn nhờ cơ may mắn

Em sẽ biết bồ hòn nhiều vị đắng

Em sẽ hiểu mật đường, ngọt lịm ra sao

Em sẽ ngạc nhiên, đời gian dối chiêm bao

Em sẽ nhận chân, những tâm hồn chân thật

Ai nói trước, đời như thế, trật lất !

Ai bảo rằng, em như thế, nằm mơ !

Mỗi một khoảng đời em, dài ngắn, đẫn đờ

Sống với nó, chưa biết sẽ ra sao

Mà muốn vượt qua, cơ hồ hết thở

Em sẽ đi, qua ngưỡng cửa trần ai, gian khổ

Em sẽ đi, qua những lối nhân gian, đủ màu

Rồi em sẽ hiểu cuộc đời, càng thấm càng đau

Và em sẽ thuơng cuộc đời, những gì chưa ước vẹn.

 

Đời ta, từ đó, vậy mà !

    Tháng 02-2005

 

          Ta xin mở cửa ngàn xa

Để xem hình bóng của ta nơi nào

          Ta xin nhặt những hư hao

Để xem dấu vết hôm nào ở đâu

          Ta xin kết lại nương dâu

Để xem tan hợp mấy màu hợp tan

          Ta xin vén lớp mây ngàn

Để tìm sao lạc lang thang cuối trời

          Cuộc đời như những trò chơi

Mà sao khổ ải cho người trần gian

          Cuộc đời như những âm vang

Mà sao réo rắt cung đàn thế nhân

          Gió sương mấy lớp phong trần

Biển dâu mấy lớp phù vân đi về

          Ta xin giải những cơn mê

Để cho ước hẹn lời thề chưa qua

          Ta xin đỡ bóng trăng ngà

Để cho ngấn lá la đà đầu sương

          Ta xin rũ bóng nghê thường

Để cho cuộc sống bình thường mà thôi

          Dù ta ở tận xa xôi

Hay như tiếng vọng bên đồi hoang vu

          Dù ta ở tận mịt mù

Hay như tiếng nhạc thiên thu không lời

          Dù xong một kiếp trong đời

Không xong một kiếp của người trần gian

          Dù cho một tiếng âm vang

Hay không một tiếng trên đàng ta đi

          Rồi ta chẳng hẹn ước gì

Cuộc đời muôn hướng ta đi muôn trùng

          Khi nào kết liễu vô chung

Thì ta kết thúc điểm cùng với ta

          Đời ta, từ đó, vậy mà !

           

Ba mươi năm, lịch sử trôi dòng  !

     * Thơ Nhạc * Tháng 02-2005

 

Ba mươi năm một kiếp con người

Ba mươi năm vận nước nổi trôi

Ba mươi năm đau khổ một đời

Ba mươi năm không thuở nào nguôi

 

Ba mươi năm lịch sử trôi dòng

Ba mươi năm nào núi nào sông

Ba mươi năm lòng vẫn dặn lòng

Ba mươi năm mong vẫn chờ mong

 

Ba mươi năm non nước Ba Miền

Ba mươi năm nghiệt ngã oan khiên

Ba mươi năm thân thể hao mòn

Ba mươi năm hổ mặt Tổ Tiên

 

Ba mươi năm nào phố nào phường

Ba mươi năm trên khắp quê hương

Ba mươi năm bao nỗi đoạn trường

Ba mươi năm máu lệ tang thương

 

Ba mươi năm dòng giống da vàng

Ba mươi năm tổ quốc Việt Nam

Ba mươi năm thống khổ điêu tàn

Ba mươi năm sao vẫn lầm than

 

Ba mươi năm nhớ thuở huy hoàng

Ba mươi năm nhớ thuở bình mông

Ba mươi năm, rồi đó, vẫn còn

Ba mươi năm, sao nữa, còn vang.

 

Ba mươi năm rồi đó !

    Tháng 02-2005

 

Nước trôi dòng ba mươi năm rồi đó

Mười ngàn, chín trăm, năm mươi ngày

Còn tính ra thành phút với thành giây

Quả thật là quãng đường dài thăm thẳm

 

Nước trôi dòng ba mươi năm đằng đẵng

Biết bao đau thương, nước mắt, đắng cay

Biết bao chia tan, gian khổ, đọa đày

Khi nhớ lại, thật hãi hùng, kinh dị

 

Nước trôi dòng ba mươi năm rên rỉ

Bao nhiêu đổi thay, vật đổi, sao dời

Bao nhiêu điêu tàn, vùi dập, tả tơi

Khi quên lãng, khi dâng đầy nỗi nhớ

 

Nước trôi dòng ba mươi năm loang lở

Theo thời gian bao biến chuyển mất còn

Núi lên cao, cao thăm thẳm núi non

Sông xuống thấp, thấp sâu mờ biển cả

 

Ba mươi năm, ba mươi mùa rụng lá

Là bấy nhiêu mùa hạ trắng, đông tàn

Là bấy nhiêu mùa xuân nhớ, ly tan

Trăm phương gởi đàn cháu con nước Việt

 

Hoàng hôn xuống, mười ngàn chiều biền biệt

Bóng đêm về, vây phủ vạn bóng đêm

Lững lờ trôi vào quá khứ, lãng quên

Sông bến cũ gác đầu non, gọi nắng.

 

 

Dòng thời gian, em có nghe !

             Tháng 02-2005

 

 

Dòng thời gian, em có nghe

Ba mươi năm, như nước chảy qua cầu

Non nước này, em có nghe

Ba mươi năm, như bãi biển nương dâu

Non kia, sương trắng phủ đầu

Nước này, bạc hếu rầu rầu tang thương

Ba mươi năm, lắm đoạn trường

Ba mươi năm, những ngấn sương đêm dài

Dòng thời gian, em có nghe

Ba mươi năm, hải giác thiên nhai

Quê hương mình, em có nghe

Ba mươi năm, vẫn miệt mài lầm than

Can qua, lòng dạ nát tan

Bước đi trên những điêu tàn đắng cay

Non kia, ai thấu nỗi này

Nước kia, ai hiểu tỏ bày thiệt hơn

Dòng thời gian, em có nghe

Ba mươi năm nước chảy đá mòn

Dân tộc mình, em có nghe

Ba mươi năm, vẫn sắc son không sờn

Dù cho nước chảy đá mòn

Nhưng non với nước vẫn còn ngàn năm

Dù cho ruột nát tơ tằm

Nước đi nhớ nước, non nằm nhớ non

Nước đi lại chảy về non

Non xanh đứng đợi chờ con nước về

“Nước non nặng một lời thề”

Non non nước nước chưa hề chia xa

Dòng thời gian, em có nghe

Ba mươi năm, đất nước ta

Quê hương mình, em có nghe

Bắc Nam Trung, vẫn là nhà Việt Nam

Chia lìa, ai nỡ, sao cam

Chiêu hồn, lệ sử, xóa tan, sao đành

Ba mươi năm, thời gian trôi nhanh

Mòn thế kỷ, đời người, đâu ngắn

Nước đi mãi vương mùi biển mặn

Non lên cao thấm vị sơn khê

Nước non nào có lỗi thề

Nước đi với nước, non về với non

Nước non nào có mất còn

Non non, nước nước sắt son muôn đời.

 

Nói thì dễ nhưng làm đâu có dễ !

             Tháng 03-2005

 

 

Nói và làm, cả một trời cách biệt

Nói dễ nghe cũng đã khó lắm rồi

Nói mà làm được, càng khó nữa, ôi thôi

Nói thì dễ nhưng làm đâu có dễ ! 

 

Như, chí nam nhi vẫy vùng trong bốn bể

Như, nợ tang bồng, cùng trời đất dọc ngang

Như, nữ nhi công dung, ngôn hạnh, đảm đang

Hay, sống thánh thiện mới là người đạo đức

 

Mỗi một điểm làm thước đo lằn mức

Như tấm gương để ngẫm nghĩ dõi soi

Và đôi khi cho đến cả cuộc đời

Có những cái chẳng bao giờ làm được

 

Chuyện nào được hãy tận tâm làm trước

Nhưng trước khi làm, phải lượng thâm sâu

Đừng làm lấy lệ, hay làm đại cho rồi

Và phó mặc, tới đâu hay tới đó

 

Nói và làm, còn trải nhiều gian khó

Nói được và làm được, thế mới hay

Đừng nói suông như gió thoảng mây bay

Không ích lợi, lại còn mang ảo tưởng

 

Vườn thạch thảo, còn có hoa cẩm chướng

Có hướng dương nhìn theo nắng lịch xinh

Nhưng còn kia, lặng lẽ một đóa quỳnh

Trông diễm ảo khi màn đêm buông xuống

 

Cứ làm đi, nụ thời gian nở muộn

Vẫn còn hơn đứng ngó và nói suông

Đá đơm bông trên mảnh đất không vun

Như số không vẽ vời hoa trào lộng.

 

Nếu một mai có về thăm Quê Mẹ!

          Tháng 03-2005

 

 

Nếu một mai có về thăm quê mẹ

Tôi sẽ đi xem ngõ trước cửa sau

Để nhìn trông nơi cắt rốn chôn nhau

Những gì còn và những gì đã mất !

 

Nếu một mai có về thăm quê mẹ

Tôi sẽ thăm những nấm mộ họ hàng

Xin chân thành khấn nguyện ba nén nhang

Vờn vợn khói, xa rồi, xa xa mãi !

 

Nếu một mai có về thăm quê mẹ

Tôi sẽ đi thăm ngõ vắng đầu thôn

Để lắng nghe những âm vọng nỉ non

Còn đọng lại bên bờ rêu dĩ vãng !

 

Nếu một mai có về thăm quê mẹ

Tôi sẽ đi thăm bến vắng bờ sông

Để nhìn trông bong bóng nước trôi dòng

Còn vương vấn bóng hình xưa tích cũ !

 

Nếu một mai có về thăm quê mẹ

Nhìn mấy hàng cau rũ bóng lưa thưa

Ước gì còn bé nhỏ như ngày xưa

Để không thấm cuộc đời nhiều tan vỡ !

 

Thăm quê mẹ để trông về nỗi nhớ

Và trầm ngâm trong nỗi nhớ tìm quên

Những ngày qua, còn gì nữa, thênh thênh !!!

Những hôm nay, dấu mờ loang cát bụi !!!

 

     “Cây muốn lặng,

mà gió chẳng chịu ngừng” !

                Tháng 03-2005

 

 

“Cây muốn lặng mà gió chẳng chịu ngừng”

Không chủ quan, không thiên vị, lưng chừng

Mà phải luận thế nào cho phải phải !!!

Câu nói đó, người ta thường nói mãi

Biết làm sao phân biệt đúng hay sai

Một khi nghe những lý luận dong dài

Từ đơn sơ, ngày càng thêm phức tạp

Cây muốn lặng đã đến hồi đối đáp

Tiếng đã thành lời, không thấm không đau

Nói mà khi cát đá chưa lên màu

Còn ấm ức bảo rằng cây muốn lặng

Gió hỡi gió, vì đâu thành gió xoắn

Rồi gió trốt, gió trôn, gió dọc, gió ngang

Gió tả tơi, gió vùi dập, bạo tàn

Gió tan tác đất trời tuông thịnh nộ

Rồi cây ngã, cây nghiêng, cây sụp, cây đổ 

Gió rung cây, cây rung gió, vì ai ?

Tại cây, tại gió, hay tại cả hai

Hay bỡi có cái này, mới sinh ra cái nọ

Cây có mặt, vươn giữa trời, đẩy gió

Gió trống không, nhưng khởi động, thành hơi

Cứ thế, đẩy-đưa-truy-cản-đàn-hồi

Khi chìm lắng, khi bất thường, hỗn độn

Khi lặng yên, coi chừng, cơn nguy khốn

Bức ép nhiều, tạo sức bật, lớn hơn

Biết nhận nhau, và đối đãi bình thường

Biết nương nhau, và nhường nhau, tốt nhất

Gió nhè nhẹ như cung đàn trổi bậc

Cây rung rung như hoa lá mỉm cười

Cuộc đời mà được như thế : thật đẹp tươi

Nhân gian mà được như thế : hòa điệu sống

Cây đu đưa, nhờ gió kia khởi động

Gió bay bay, nhờ kẽ lá rung cây

Cõi trần gian cùng dung chứa đong đầy

Thì nhân thế sẽ bình yên biết mấy !!!

 

Vô âm, cất tiếng thành lời !

              Tháng 03-2005

 

          Từ trong một cõi đi về

Ta nhìn huyễn tượng chưa hề chia xa

          Từ trong một cõi ta bà

Ta nghe sinh tử là nhà thế nhân

          Từ trong vạn hữu phù vân

Ta tìm cát bụi lựa lần mà đi

          Nghe không một cõi huyền vi

Hóa đài lân thể li ti tạo thành

          Nghe không nhất dạ điểm canh

Hồ thu bóng nguyệt nghiêng vành trăng soi

          Cho hay nay lở mai bồi

Lở thời vun lại, bồi thời lở ra

          Sinh thời phù thế là nhà

Tử thời cát bụi cùng ta trở về

          Ô hay bùng vỡ cơn mê

Leo đồi huyễn mộng vỗ về ta chơi

          Vô âm, cất tiếng thành lời !

 

Ta tìm lại rêu mờ trong dĩ vãng !

               Tháng 03-2005

 

Ta tìm lại rêu mờ trong dĩ vãng

Những gì đã qua, đã nhớ, đã quên

Những gì đã qua, chưa nhớ, chưa quên

Để lưu dấu một đời, đi đi mãi

 

Ta tìm lại rêu mờ trong dĩ vãng

Những gì của ta, còn mất, đâu rồi

Dù có gần hay ở tận xa xôi

Gom góp lại làm hành trang dấn bước

 

Ta tìm lại rêu mờ trong dĩ vãng

Những khổ đau có mặt mọi nẻo đường

Những thân thương như ngọn gió đầu sương

Dù ra sao, ta vẫn xin gìn giữ

 

Ta tìm lại rêu mờ trong dĩ vãng

Dù tàn phai những dấu vết xa xưa

Dù phôi pha theo năm tháng nắng mưa

Nhưng đã khoét một đời ta loang lở

 

Ta tìm lại rêu mờ trong dĩ vãng

Ngẫm cuộc đời đã từng bước đi qua

Khi bình thường khi vùi dập phong ba

Rồi tất cả cũng lùi về quá khứ

 

Ta tìm lại rêu mờ trong dĩ vãng

Bụi Trường Sơn còn nhả khói bay bay

Cát Biển Đông còn bồi lở đêm ngày

Để góp nhặt chút tro tàn đã mất

 

Ta tìm lại rêu mờ trong dĩ vãng

Để nhìn ta và nhìn cả cuộc đời

Bãi tang thương còn dấu vết tơi bời

Như dấu ấn nhận chìm băng thế kỷ !

 

Mặt nạ cuộc đời !

         Tháng 03-2005

 

Chợt nhớ lại những quán hàng trẻ nít

Trưng bày ra bán đủ thứ đồ chơi

Cái gì cũng có, đủ thứ trên đời

Thật ngộ nghĩnh nhớ qua hình mặt nạ !

 

Mặt gì cũng có, nhỏ to đủ cả

Từ dễ thương đến những thứ dữ dằn

Từ ngây ngô đến hung bạo nhe răng

Người, vật, bướm, chim, quỷ, ma, dã thú

 

Đứa nhát gan, rụt rè không dám thử

Đứa to gan, chụp, giành, giựt, đeo chơi

Rồi cùng la, cùng chí chóe tơi bời

Mới con nít mà lắm trò như thế

 

Chợt nghĩ lại, con người tôi, sao nhẽ !

A thì ra, đủ thứ mặt nạ trên đời

Tuy nhìn nhau, tuy nói nói, cười cười

Nhưng ẩn chứa, phủ che nhiều gương mặt

 

Cuộc đời, là một chốn gian ngoa kỳ quặt

Trường đời, là một bãi giả trá đủ màu

Mặt thật của con người, thật khó hiểu nhau

Đo lòng người, còn khó hơn dò sông, dò biển

 

Hèn chi, dụ con nít mà bày ra lắm chuyện

Vì trẻ con, nên mượn mặt để mang

Khi lớn lên, đâu cần mượn để quàng

Một gương mặt nhưng đủ hình đủ dạng

 

Nghĩ riêng tôi, đã ê càng, chán ngán

Còn huống chi, nghĩ người khác trong đời

Hiểu được nhau thật khó lắm ai ơi

Bỡi trần thế, nhân gian, nhiều mặt nạ !!!

 

Bình minh chưa ló dạng !

            Tháng 03-2005

 

Đêm đã dài mà sao chưa được sáng

Ba mươi năm, đâu phải ít ỏi gì

Một phần ba thế kỷ, nhớ kỹ đi

Một phần ba đời người, còn chi nữa

 

Đâu có ngắn mà dằn co kèn cựa

Ba mươi năm đã quá đủ quá dài

Thế hệ già nua, rũ mục tuyền đài

Thế hệ tiếp theo, đã kề miệng lỗ

 

Thế hệ đàn em đã dài gian khổ

Con đường hầm vùi lấp ba mươi năm

Ánh sáng mịt mờ le lói xa xăm

Bồ hóng phủ mái tường rêu mấy lớp !

 

Thế hệ chúng ta, một đời bì bọp

Cũ cũng đeo mà mới cũng nửa vời

Ngả ba đường đều cuốn hút chơi vơi

Đẩy hai chiều xát xây mòn sông núi

 

Hoàng hôn xuống bóng đêm về tăm tối

Đã mù mờ mà lại thiếu trăng sao

Nghe vi vu thoang thoảng gió xạc xào

Đêm chưa hết màn đêm còn dày lắm

 

Nước Biển Đông vơi đi mùi muối mặn

Dãy Trường Sơn mờ sương khói sơn khê

Ba mươi năm đom đóm vẫn lập lòe

Ráng chớp nháy bình minh chưa ló dạng !!!

 

Tử Thần, đang ở đâu thế nhĩ !

          Tháng 03-2005

 

Này Tử Thần, đang ở đâu thế nhĩ !

Ngươi là đàn ông hay là đàn bà

Vốn thật tình nên tôi muốn hỏi qua

Để dễ bề khi mở đầu vào chuyện

 

Trong thiên hạ xưa nay đều bắn tiếng

Sống không sao mà chết tại Tử Thần

Khi nhà ngươi đã bắt họ theo chân

Chỉ có chết chớ hết phương cựa quậy

 

Nghe như thế nhưng tôi chưa có thấy

Nghe thì nghe như thiên hạ đồn rằng

Chứ lạnh tanh như giá tuyết đóng băng

Tôi không thấy nhà ngươi ra sao cả

 

Tôi muốn hỏi vì tôi nghe thấy lạ

Nếu linh thiêng ngươi hãy nói cho nghe

Như tôi đây, khi nào chết vậy hè

Nếu có giỏi thì cho tôi biết trước

 

Hay “thiên cơ bất khả lậu”, không được !

Nếu nói ra, còn gì nữa, thiên cơ !

Hay bày ra những huyễn hoặc mập mờ

Để dọa nạt cho người đời khiếp sợ

 

Không có hỏi chơi đâu, đừng tưởng bở

Này Tử Thần, có thật có hay không

Hay vẽ vời ba cái chuyện lông bông

Vốn không biết nên bày trò vớ vẩn

 

Suy nghĩ đi, rồi cho tôi tiếp cận

Hay hiện hình nói thật cho tôi hay

Nếu hay hơn, cho thấy cả mặt mày

Thôi chấm dứt và chào nghe, Thần Tử !!!

 

Vần thơ còn đó, đẹp thay !

              Tháng 03-2005

 

          “Đố ai quét sạch lá rừng

Để ta kêu gió, gió đừng rung cây”

          Đố ai đón hết vầng mây

Để ta chận lại, mây nầy thôi bay

          Đố ai làm nước không lay

Để ta gọi sóng đừng đày gió sương

          Đố ai quét sạch bụi đường

Để ta kêu bụi đừng vương vãi nhiều

          Đố ai nhặt hết cô liêu

Để ta nhốt lại buồn hiu một nhà

          Đố ai nhặt hết thơ ca

Để ta thôi động âm ba tao đàn

          Đố ai nhặt hết trăng vàng

Để ta thôi bắt đường ngang lối về

          Đố ai chận nước bờ đê

Để ta gọi nước vỗ về bên sông

          Đố ai cắt giá mùa đông

Để ta kêu rét đừng trông lạnh lùng

          Đố ai nhặt hết thu vàng

Để ta gọi lá đừng tan lìa cành

          Đố ai sống hết xuân xanh

Để ta cho trẻ không thành già nua

          Đố ai đếm hạ mấy mùa

Để ta gọi nóng chào thua oi nồng

          Đố ai nhặt hết diêu bông

Để ta kêu én đừng hòng se tơ

          Đố ai đón hết vầng thơ

Để ta gát bút trông chờ mà chơi

          Nếu không, ta viết mấy lời

Thành câu thi phú cuộc đời của ta

          Cho đời ý vị vậy mà

Như câu tục ngữ, như ca dao này

          Vần thơ còn đó đẹp thay.

 

Là thi sĩ, nghĩa là ...!

   Tháng 03-2005

 

Là thi sĩ nghĩa là ru với gió

Ôm bóng đêm nói chuyện với trăng sao

Tai có thể nghe ngàn vạn lý xạc xào

Mắt có thể thấy khuất muôn trùng vời vợi

 

Là thi sĩ không thấy mình trơ trọi

Cỡi sông ngân nói chuyện với thiên hà

Vượt cung trăng để thăm viếng Hằng Nga 

Căn gác nhỏ nhưng nhìn trời đất hẹp

 

Nhìn vũ trụ như bàn tay mở khép

Nhìn huyễn sinh như một hớp cà phê

Nhìn công danh thấy mặt mũi ê chề

Nhìn phú quí bèo nhèo đôi dép bỏ

 

Là thi sĩ gom vòm trời nho nhỏ

Sống riêng mình như một ốc đảo hoang

Còn thì còn như vạn hữu càn khôn

Mất thì mất li ti hơn hạt bụi

 

Vụt một cái đưa hồn lên đỉnh núi

Biến cái vèo có mặt giữa biển khơi

Phóng cái nhìn có mặt khắp nơi nơi

Vò một cái nát tan không tụ điểm

 

Chợt quay lại, mệt mỏi rồi, ngưng chuyện

Ly cà phê còn mấy giọt sau cùng

Nghiên cái ly, quẹt một cái, sạch chung

Gác ngòi bút trở về trong thực tại.

 

Cuộc đời, như một cái máy !

Tháng 03-2005

 

Ngẫm cuộc đời thật buồn cười không nhĩ !

Một trăm năm giỡn mặt những trò chơi

Nói hay ho thì là bảo một đời

Nhưng nói lại, khác nào như cái máy

 

Tuổi còn thơ bao nhiêu năm chạy nhảy

Dệt mộng mơ không quá nóc sân trường

Nhìn cuộc đời không qua khỏi từ chương

Hiểu cuộc đời bằng đầu non ảo tưởng

 

Khi lớn lên giữa dòng đời muôn hướng

Những bại thành nếm hương vị trần ai

Vui nhỏ nhoi nhưng cay đắng dài dài

Thời sung sức dũa mài bao bầm dập

 

Qua khỏi đó là thời kỳ xuống dốc

Sức mòn dần theo chiếc bóng thời gian

Đành cam tâm cho phận sự đã mang

Chứ thõa mãn thì phải cần xét lại

 

Chiều nghiêng bóng tuổi già thêm rã rượi

Máy đã mòn qua thao tác nhiều năm

Bồi cũng hư mà bổ cũng không xong

Đỡ sống chết, lão thành nên độc thọ

 

Máy ì ạch thêm tật nầy chướng nọ

Lại phát sinh đủ thứ bịnh trên đời

Ví con người như cái máy mà chơi

Như đã ví “con người là cây sậy !”.

 

Nhìn băng tuyết lở, hờn căm !!!

        Tháng 03-2005

 

Ta đã thấy những tảng băng

đang gầm gừ trên núi tuyết

Đã dài lâu nên long gốc cựa mình

Này băng ơi, trong trắng như tuyết trinh ! 

Đừng tan vỡ cho trần gian tang tóc

Băng tuyết lở, cuốn vùi trong tích tắt

Từ trên cao, tuôn đổ xuống còn gì

Cao nguyên, đồng bằng, thung lũng, có ra chi

Trông ngổn ngang, lều bều như biển trắng

Còn chi nữa, tuyết trong ngần xinh xắn

Còn gì đâu, băng giá lạnh lên ngôi

Trời nghiêng, loang lổ, trụt trồi

Đất nghiêng, úp ngửa núi đồi thành sông

Con người bé nhỏ như không

Vùi tan nát cả, còn trông nỗi gì

Khủng khiếp, dị kỳ

Lạnh tanh, biển tuyết

Một vùng hủy diệt

Chôn dưới giá băng

Băng tuyết đổ đất bằng tuôn đổ

Biển tuyết băng thống khổ băng ngang

Phũ phàng chi lắm phũ phàng

Đắng cay chi lắm vô vàn đắng cay

Trời không còn có ban ngày

Đất không còn có xéo dày ban đêm

Cuộc sống đổ xuống thềm tan nát

Cửa nhà trôi xơ xác ngửa nghiêng

Dị thời đồng chịu oan khiên

Đồng thời cùng chịu oán phiền cho ai

Trời đất đổ thiên tai

Cho trần gian nghiêng ngửa

Băng tuyết đổ tuôn dài

Cho tất cả tiêu ma

Còn chi nào cửa nào nhà

Còn chi nhân thế nào ta với mình

Ôi thống khổ điêu linh

Cho muôn người như một

Ôi tan hoang hài cốt

Cho xương thịt nát tan

Nhìn băng Bắc cực bẽ bàng

Nhìn băng Nam cực lại càng thê lương

Đất trời đã đổ tang thương

Tuyết băng núi đổ càng thương thảm nhiều

Xin đóng cửa tịch liêu

Nhìn một trời băng giá

Xin khép tiếng khóc cười

Nhìn một bãi tiêu vong

Nhìn băng tuyết lở, hờn căm !!! 

 

Thương những gia đình bất hạnh !

     Tháng 03-2005

 

Căn nhà này, sao hoang tàn đổ nát

Từ ngoài vào trong, sao vắng vẻ lạnh tanh

Nơi bàn thờ, nhiều mạng nhện bao quanh

Nhện cũng bỏ đi, vì không còn ruồi muỗi

 

Nơi sau vườn, cỏ cao bằng đọt chuối

Chuối trỗ buồng, rồi chín, héo, đeo cây

Nơi cửa trước không cài, bao lớp bụi phủ dày

Khu xó bếp xác xơ, tro tàn bay muốn hết

 

Mái nhà tranh như rổ nang, đan kết

Đếm sao trời, không thiếu ánh sao thưa

Trên nền nhà lưu lại những vết mưa

Mùi ẩm thấp đóng rêu xanh mấy lớp

 

Bên bờ ao, cá ngậm tăm, không đớp

Súng chen bèo buồn ủ dột lặng thinh

Chim bay ngang vương theo bóng in hình

Vẽ thành nét “cửa nhà ai vô tự” !!!

 

Chợt ngẫm nghĩ rồi đâm ra tư lự

Căn nhà này nhớ có mấy anh em

Không lẽ nào thần sống đã gạch tên

Hay không lẽ loạn ly đều đi cả

 

Mấy ụ đất hơi nhô trông thấy lạ

Lại nghiêng nghiêng theo hàng lối bên hè

Đến gần trông, thấy lành lạnh hơi e

Đọc những chữ ngoằn ngoèo trên tấm gỗ

 

À, thì ra đây là những nấm mộ

Nào cha, nào mẹ, nào anh, nào chị, nào em

Hướng mắt về nơi nào đó buồn tênh

Để hình dung trên quê hương mình,

Còn bao nhiêu những gia đình bất hạnh !!!

 

         Mặc Giang - Thơ 26

        *************

 

01.       Thương cho cảnh người già

02.       Thương trẻ thơ quê nghèo khốn khó !

03.       Chết, sẽ còn hay mất !

04.       Đàn gảy tai trâu ! Nước đổ lá khoai !

05.       Bịnh tham ô nằm ụ, ù lì !!!

06.       Cái nghề bán cái !

07.       Lá rụng về cội

08.       Uống nước nhớ nguồn

09.       Nào có nghĩa một vành cong trời đất !

10.       Ta đây, hiện hữu vô cùng !

      *************

 

Thương cho cảnh người già !

          Tháng 03-2005

 

Căn nhà nhỏ, có cụ già tựa cửa

Đưa mắt mờ, vò võ ngó xa xôi

Da nhăn nheo trổ hoa gấm đồi mồi

Đầu trắng hếu phất phơ làn tóc bạc

 

Trời oi ả, cụ ngồi hong hóng mát

Chừng lâm râm, nổi lửa, bắt cơm chiều

Cào mớ than, hâm lại trã kho tiêu

Chỉ ngần ấy cũng xong, thời đạm bạc

 

Võng kẽo kẹt bên ngọn đèn leo lét

Cụ buồn trông những tấm ảnh trên tường

Rồi thì thầm : đứa nào tao cũng thương

Nhưng ở chung thì già nầy chưa muốn

 

Cái chuyện đó, nay mai, đâu có muộn

Còn bây giờ, lo liệu được, yên thân

Khi ở xa, thì nói nghĩa, nói ân

Chứ ở gần, chén ly khua, phải biết !!!

 

Nếu không còn cựa nổi, đành chịu thiệt

Chừng nào chừng, thì lúc ấy hẵn hay

Đành rằng, con con, cháu cháu, vui vầy

Nhưng một khi lo cho già, thì tha hồ kể lể

 

Con thì con, nhưng còn dâu còn rể

Cháu thì cháu, nhưng cháu nọ cháu kia

Rồi bơ phờ, cầm cây gậy, quơ quơ !!!

Đóng cửa lại, và cài then, thở dốc !!!

 

Thương trẻ thơ quê nghèo khốn khó !

    Tháng 03-2005

 

Có những chuyến buồn buồn đi thăm vội

Nhìn những em bé nhỏ ở miền quê

Từ sáng tinh mơ, cho đến chiều về

Tôi đều thấy các em ngày hai buổi

 

Sống quanh quẩn chung quanh nhà, cặm cụi

Tưới nước, bón phân, nhổ cỏ, vun trồng

Lượm hột, hái điều, lang, sắn, ngô đồng

Da bánh ít, mái tóc thề, óng mượt

 

Vừa chị, vừa em, quây quần lũ lượt 

Em lặt rau, chị thổi lửa nấu cơm

Thỉnh thoảng trông, mỗi sáng đến chiều hôm

Tôi không thấy những gì là đèn sách

 

Nghĩ thấy tội cho nên tôi tìm cách

Hỏi xa gần rồi lại hỏi gần xa

Khi nghe xong thì tôi đã hiểu ra

Nhà nghèo khó nên làm sao đi học

 

Những vùng sâu vùng xa, và nhiều nơi heo hút

Từ ê a, cho đến hết vỡ lòng

Hay đánh vần xuôi ngược, thế là xong

Đọc lấp bấp “con nhà quê nghèo khó”

 

Thôi giã từ, nghe các em nho nhỏ

Đi đó đây, tôi vẫn nhớ xa xôi

Thật cảm thương cho những đứa em tôi

Đời khép lại như quê nghèo khốn khó !!!

 

Chết, sẽ còn hay mất !!!

      Tháng 03-2005

 

Hãy tìm hiểu, chết sẽ còn hay mất ???

Hãy nhìn xem sự việc ấy thế nào

Một trăm năm chẳng có nghĩa là bao

Cõi trần thế hỏi ai không có chết ???

 

Nếu bảo chết là không còn gì hết

Thân trả về cát bụi thế là xong

Hỏi thỏ mấy sừng, hỏi rùa mấy lông

Ta chưa chết thì làm sao nói được

 

Thế tại sao không nhìn về phía trước

Dùng chuyện xưa để nói đến chuyện nay

Dùng chuyện nay để nói đến chuyện mai

Để sự thật hiển bày cho ra lẽ

 

Nào Bố Đại Hòa Thượng từng hiện thế

Nào Quán Âm cứu độ cỡi vầng mây

Nào Mẹ Maria cứu tế khắp đó đây

Có tạm đủ cho chúng ta tin tưởng

 

Thêm chút nữa để nhìn vài hiện tượng

Ai đã từng xem “lên cốt xuống đồng”

Ai đã từng xem “ma nhập hốt hồn”

Ai đã từng xem “cầu cơ han hỏi”

 

Về tôn giáo, ta xin không nói tới

Ta chỉ xin đề cập chuyện hiển nhiên

Chứ cũng không đá động chuyện Thần Tiên

Và cũng không Thiên Đàng hay Địa Ngục

 

Trong chúng ta ai không từng có lúc

Tự vấn riêng, chết sẽ mất hay còn

Mất, thì con người như sỏi đá, nào hơn !

Còn, thì đi đâu, sao ta không biết

 

Bỡi chưa chết nên ta chưa có biết

Nếu chết rồi ta sẽ biết đi đâu

Chưa bước đi vào ngưỡng cửa nhiệm mầu

Nhưng khi chết, sẽ còn không có mất !!!  

 

Đàn gảy tai trâu ! Nước đổ lá khoai !

         Tháng 03-2005

 

   

Đàn gảy tai trâu, có tội không đàn ?

Nước đổ lá khoai, có thương không nước ?

Nước cứ đổ, có lỗi gì bỡi nước !

Đàn cứ kêu, nào có lỗi chi đàn ?

Chỉ tiếc trâu, nặng óc, không nghe vang

Chỉ tiếc lá, trơn tru, nên chẳng thấm

Nước cứ chảy bỡi tình non nghĩa nặng

Đàn cứ kêu bỡi đàn quyện cung đàn

Đàn không kêu, ai biết được âm vang

Nước không chảy, ai nặng tình non nước

Nước ta đó, tự ngàn xưa gọi nước

Của giống Lạc Hồng, quốc hiệu Văn Lang

Của người con cháu da vàng

Đồng bào một bọc cung đàn thương yêu

Lên non ngân vọng cao siêu

Xuống nước nghĩa nặng như triều Biển Đông

Ngàn năm con Lạc cháu Hồng

Nước cùng nguồn cội giống giòng chẳng phai

Ngàn năm trổi điệu âm giai

Tiếng kêu không đổi nhớ hoài Việt Nam

Trâu thì trâu nhưng đàn cứ gảy

Lá thì lá, nước nhuận non sông

Oai linh Tiên Tổ vô cùng

Khí thiêng thạch trụ như đồng chẳng xao

Từ ngàn xưa biết bao tình tự

Đến ngàn sau đậm nét son vàng

Cho giang sơn tổ quốc Việt Nam

Trao thế hệ muôn đời dấn bước

Nước réo gọi, nước non non nước

Đàn kêu vang tích tịch tình tang

Cùng reo réo rắc cung đàn

Cùng reo non nước huy hoàng muôn năm. 

 

Bịnh tham ô, nằm ụ, ù lì !!!

        Tháng 03-2005

 

Từ cơn quốc biến gia vong

Quê hương nổi trận cuồng phong

Sản sinh ra những loài đục khoét

Khoét từ thượng tầng đan kết

Đục từ trứng nước đục ra

Khoét, đục cho tan nát nước nhà

Mọi hang ổ, chỗ nào không có

Dù là đục to đục nhỏ

Dù là khoét ít khoét nhiều

Không qui, không sách, không chiêu

Dày chằng chịt nên khó bề cứu chữa !!!

Giây muốn bứt, nhưng động rừng, vướng nứa

Hang muốn vào, nhưng đụng ổ, hết ra  

Nên chỉ bắt một vài con tép cho qua

Hay chỉ chụp một vài con chim gãy cánh

Đục và khoét có vây có cánh

Bịnh tham ô, cửa thế cửa quyền

Không những ăn vàng bạc của tiền

Mà ăn cả vật tư, động sản

Hỡi những kẻ leo đồi nhũng lạm !

Hãy nhìn kia, thế nước, lòng dân !

Hay lớn nhỏ đều cùng nhau can dự chia phần

Nên không thể mạnh tay tận diệt !!!

Muốn sửa sai, tái thiết

Phải chận đứng tham ô

Muốn xây dựng cơ đồ

Phải sạch trong pháp trị

Nếu che đậy, kết bè, thì cùng nhau chết dí !

Nếu tranh giành, chống chế, thì dãy dụa tiêu ma !

Đất, ngày thêm ũng thối xì ra

Nước, ngày thêm bùn lầy ứ đọng

Đã phóng mãi trên đường dài giải phóng !

Những quan liêu, nhũng lạm, trì trệ,

Hãy phóng giải sạch đi !!!

Hay bao che, bảo thủ, độc tôn

Nên nằm ụ, ù lì !!!

Thì đất nước không tròng trành sao được ???

 

Cái nghề bán cái !

  Tháng 03-2005

 

Có một cái nghề

Không được liệt kê

Và cũng không cần trải qua trường lớp

Vậy mà đua nhau nườm nượp

Có khi còn được cấp bằng

Cái nghề không lập thành văn

Ở đời, ai ai cũng có !

Hãy nói cho nghe nho nhỏ

Cái nghề bán cái, phải không ?

Ta đang mở chuyện lòng vòng

Lại kêu đích danh mà nói !

Nghề bán cái, xưa nay không học hỏi

Mà người người tự điêu luyện mới hay

Sự kiện diễn ra, vừa mới hiển bày

Là đã hiểu cái nghề bán cái

Con nít ranh, mũi còn nhỏ dãi

Đến cụ già tóc bạc hoa râm

Người thế, quyền, càng lớn càng thâm !

Người dân giả, hơi thô hơi thiển !

Cái nghề bán cái, xưa nay có tiếng

Không cấp bằng nhưng ăn đứt mọi nghề

Kẻ thuộc quyền, bị đì, hết chỗ chê

Kẻ nhẹ dạ, bị thường xuyên lợi dụng

Chuyện thơm tho, thì thi nhau tranh tụng

Chuyện cỏn con thì đem đẩy cho người

Chuyện ngon ăn thì rạng rỡ tươi cười

Nuốt không vô, thì dí cho thiên hạ

Còn con nít, bày trò mặc cả

Còn người lớn, rẻ rúng đãi bôi

Rồi ung dung hinh hỉnh ngạo đời

“Họ đang làm, do ta đó chớ !”

Có một chuyện vô tình làm duyên cớ

Cái nghề bán cái cảm thấy hay hay

Nói, thế nào, tôi cũng viết bài này

Chữ bán cái mà thành thơ chớ nị !!!

 

Lá rụng về cội

 Tháng 03-2005

    

Lá rụng về cội

Nghĩa là sao mà ta thường hay nói

Để cùng nhau nhắc nhở lại cho đời

Nghĩa thật gần và cũng thật xa xôi

Vừa nghĩa đen lại còn thêm nghĩa bóng

 

Này em nhé ! Ngồi đây chơi, đỡ nắng

Em coi kìa, chiếc lá rụng, về đâu

Còn đu đưa phơn phớt gió xanh màu

Khi rớt xuống, cho vàng bay chiếc lá

 

Rụng về cội, em nghe hơi thấy lạ

Rớt gốc cây, em thấy đó, phải không

Cây với cội cùng một nghĩa theo dòng

Xa hơn nữa, đó là nguồn lịch sử

 

Từ dưới đất, cây vươn lên đấy chứ

Qua thời gian, cây đâm lộc nẩy chồi

Dù cây non, hay đại thọ sống đời

Cỡi vô thường băng ngang dòng cát bụi

 

Lá rơi rụng, vàng vàng bay, mục, thúi

Từ đất lên, trả về đất, tốt tươi

Một ngày kia, khi em đứng tuổi rồi

Em mới nhớ, những gì xa xưa cũ !

 

Nhớ, nhớ mãi, không bao giờ biết đủ

Của những gì, xa xưa nữa, em ơi

Tục ngữ kia dù chỉ có mấy lời

Nhưng giải bày thì vô cùng thâm thúy

 

Nói ít hiểu nhiều, mới càng ý vị

Lá rụng về cội, là thế nghe em

Khi về chiều, em sẽ hiểu bóng đêm

Càng thấm thía, nhớ thương về nguồn cội !!!  

 

Uống nước nhớ nguồn

 Tháng 03-2005

 

Uống nước nhớ nguồn

Mỗi một ngày, em thường uống luôn luôn

Hễ thấy khát, là em cần đến nước

 

Miễn là nước, dù nước gì cũng được

Khi uống vào, em sẽ hết khát ngay

Chỉ một câu ngắn gọn, nhưng thật hay

Vậy, uống nước nhớ nguồn, là sao nhĩ !!!

 

Ra bờ sông, nhìn dòng sông đang chảy

Nước ở đâu, mà cứ chảy tuôn hoài

Hãy hình dung một chút để thử coi

Nước chảy đó, tức có nơi xuất phát ?

 

Em hãy bước lên đầu non ca hát

Con suối reo róc rách đó, là nguồn

Đã là nguồn, thì nước mãi trào tuôn

Hễ có mưa là nước nguồn tuôn chảy

 

Và sao nữa, mà ông cha mình dạy

Uống nước nhớ nguồn, nghĩa lý cao siêu

Như hôm nay, em khôn lớn bao nhiêu

Nhờ công sức của mọi người mới có

 

Và kia nữa, như tấm thân em đó

Vương hình hài, nhờ cha mẹ sinh ra

Sống ở đời phải có cửa có nhà

Dù hơi tệ, thì nhà tranh, công viên, xó chợ

 

Và còn nữa, em ơi ! Luôn ghi nhớ

Phàm con người, phải có Tổ có Tiên

Có quê hương, dân tộc, đất nước mọi miền

Có lịch sử và những gì ông cha để lại

 

Uống nước nhớ nguồn, nhớ hoài nhớ mãi

Nhớ và trao nhau, từng thế hệ điểm tô

Nhớ và trao nhau, cùng gìn giữ cơ đồ

Chứ đừng sống vô tình,

Và chỉ biết mình em, em nhé !!!

 

Nào có nghĩa một vành cong trời đất !

       Tháng 03-2005

 

Trời đất rộng nhưng lòng người sao hẹp ?

Bỡi riêng tư vị kỷ phủ sâu dày

Bỡi túi tham không đáy cỡi trên mây

Bỡi ham hố lợi danh đeo quá nặng

 

Hay lại bảo, sức con người có hạn

Trời rỗng không nên rộng rãi bao la

Đất mênh mông nên nào nghĩa tiểu đa

Người bé nhỏ thì làm sao sánh được

 

Bỡi trần thế, nên thế trần triền phược

Bỡi thế nhân, nên nhân thế khổ đau

Lòng âm u nên chất chứa đủ màu

Làm rách nát mảnh tâm hồn trong trắng

 

Sống vị mình, lòng nhân từ trống vắng

Sống vị người, lòng rộng mở thênh thang

Sống thanh cao, quí hơn ngọc hơn vàng

Sống ích kỷ, nặng tiền, sanh tệ bạc

 

Dòng đời, là một bản trường ca, ca hát

Tình đời, là cung nhạc tình tự yêu thương

Sao không đi trên đại lộ đường trường

Mà lại bước nẻo quanh co nhỏ hẹp

 

Lòng rộng mở thì nào ai khép được

Hồn thanh cao, nào ai nỡ chối từ

Hãy nhìn kia, cho cùng tận thái hư

Nào có nghĩa một vành cong trời đất !!! 

 

Ta đây, hiện hữu vô cùng !

             Tháng 03-2005

 

          Trông qua chiếc bóng thời gian

Ta xin nhìn lại trên đàng ta đi

          Trông qua mấy nẻo kinh kỳ

Ta xin nhìn lại, còn chi đến giờ

          Cuộc đời như một giấc mơ

Nổi trôi từng đoạn trên bờ phiêu du

          Trăng mờ vì khuất mây mù

Chợt nghe tiếng vọng thiên thu giật mình

          Từ trong cát bụi tử sinh

Ta xin nhớ lại bóng hình của ta

          Từ trong tỉnh mộng đêm qua

Ta xin nhớ lại quê nhà xưa nay

          Nghe không tiếng vỗ bàn tay

Một bàn tay vỗ mặt mày nát tan

          Vỡ toang, chấn động ba ngàn

Mười phương thế giới chưa tràn chân lông

          Huyễn sinh còn nhẹ hơn bông

Vô sinh còn nhẹ hơn dòng tử sinh

          Như ta nói chuyện với mình

Như bóng nói chuyện với hình, vô chung

          Ta đây, hiện hữu vô cùng !

 

          Mặc Giang - Thơ 27

               ***********

01.       Tôi không có bán thơ đâu !

02.       Nơi quê nghèo nho nhỏ !

03.       Tôi phải chết !

04.       Tôi phải sống !

05.       Những người em bé nhỏ của tôi ơi !

 

Tôi không có bán thơ đâu !

              Tháng 03-2005

 

          Nhớ Hàn Mặc Tử bán trăng

Nhớ người khố rách làm văn bán nghèo

          Cơ cùng ai bán mốc meo

Sơn khê ai bán giữa đèo hoang vu

          Còn tôi xin bán cái ngu

Bán luôn cái dốt mặc dù chẳng mua

          Bán luôn những cái hơn thua

Chỉ xin giữ lại quê mùa mà chơi

          Bán luôn phi thị cuộc đời

Chỉ xin giữ lại cơ ngơi an bình

          Bán luôn danh lợi lưu linh

Chỉ xin giữ lại nguyên trinh độc hình

          Có ai mua được chình ình

Để tôi bán nốt nhục vinh đã nhiều

          Bán luôn trưởng giả quan liêu

Bán luôn cái lạnh cuối chiều mùa đông

          Bán luôn bèo bọt trôi dòng

Chỉ xin giữ lại bờ sông lần về

          Bán luôn những cái nhiêu khê

Để coi trong nỗi ê chề ra sao

          Bán luôn đến cả trăng sao

Chỉ xin giữ lại cây đào trước sân

          Bán luôn những cái phong trần

Cho luôn chiếc bóng phù vân trôi bờ

          Nhưng tôi không bán vầng thơ

Để tôi nhìn nó hững hờ tôi chơi

          Mang thơ đi khắp cuộc đời

Rải thơ cùng khắp chơi vơi trên ngàn

          Dù ai đã bán trăng vàng

Còn tôi gõ tiếng tao đàn thân thương

          Dù ai khép lại nẻo đường

Nhưng thơ tôi đó, vương vương vô cùng !

 

Nơi quê nghèo nho nhỏ !                     

  Tháng 03-2005

 

Tôi thương mái nhà tranh

Nơi quê nghèo nho nhỏ

Những ngày xa xưa đó

Dọc nước cạnh bờ ao

Cùng bọn trẻ ồn ào

Khắp thôn trên xóm dưới

Những đứa trang lứa tuổi

Vui giỡn những trò chơi

Sung sướng nhất cuộc đời

Là thời xưa bé nhỏ

Một tiếng kêu đâu đó

Là cả lũ hè nhau

Lấp ló trông trước sau

Là cùng nhau vọt lẹ

Bao năm trời như thế

Nên mọi nẻo trong làng

Khắp ngõ hẻm cùng hang

Như bàn tay năm ngón

Mỗi khi mùa nước lớn

Chặt chuối kết làm đò

Đẩy sào chạy ro ro

Té nhào lăn bì bõm

Đêm về bắt đom đóm

Bỏ trong bọc làm đèn

Cùng chí chóe rùm beng

Đèn của ta sáng quá

Qua rồi mùa lá mạ

Lúa gặt đổ đầy đồng

Mót từng bó ngóng trông

Chờ những khi đổi cốm

Khắp cùng trong lối xóm

Tiếng đập lúa hòa vang

Bọn trẻ kéo một đàn

Mà chơi trò cút bắt

Rạ, xót ơi là xót

Ù té, chạy ra sông

Nhảy xuống nước ùm ùm

Nước mềm môi dịu ngọt

Rồi tập tành đến lớp

Đánh xuôi ngược trường làng

Trôi theo bước thời gian

Qua rồi ngày thơ ấu

Đến nay nhìn theo dấu

Thỉnh thoảng nhớ xa xưa

Lại nhung nhớ sao vừa

Nơi quê nghèo nho nhỏ

Và thời xa xưa đó

Tuổi trẻ của tôi ơi !

 

Tôi phải chết !

       Tháng 03-2005

 

Tôi phải chết, cố nhiên, ai cho sống

Dù có cho cũng chẳng sống nổi mà

Khi tấm thân đã đến chỗ trầm kha

Dù cho sống cũng lắc đầu, muốn chết

 

Tôi phải chết, vì cuối đời, thấm mệt

Đã bao năm đập dũa biết bao lần

Nên tiêu điều, tàn tạ cả tấm thân

Sống không nổi, làm sao mà chẳng chết

 

Tôi phải chết, đúng rồi, sống chi mệt

Đến cuối đường kết thúc mọi lối đi

Nằm ì thêm, khốn khổ, chớ ra gì

Dứt cái một, lìa đời, cho sướng quách

 

Tôi phải chết vì châu thân lìa mạch

Sức không còn mà lực cũng tiêu ma

Như mũi tên đã đi đến cuối đà

Nên chúi mũi cắm đầu lao xuống đất

 

Tôi phải chết có nghĩa là sẽ mất

Sống không xong khi chết bảo sao còn

Nhưng trong đời sẽ có những cái hơn

Danh, ô danh, và còn ai nhắc nhở

 

Tôi phải chết để đi vào muôn thuở

Cùng nhân gian sẵn một lối đi về

Cả một đời còn gì nữa mải mê

Cho chật đất và trần gian choáng chỗ

 

Tôi phải chết vì tôi cần phải chết

Bụi đã tàn mà cát cũng tiêu sơ

Tôi phải đi, kìa, cát bụi đang chờ

Đón cái mới và ngày mai xuất hiện.

 

Tôi phải sống !

        Tháng 03-2005

 

Tôi phải sống, hẳn chưa, không thể được

Dù có cho, nào đã đến trăm năm

Đường còn dài, đã vội vã nằm lăn

Bảo mở mắt nhìn đời, không động đậy

 

Tôi phải sống, thật không, chưa hẳn vậy

Kiếp trăm năm đếm thử được mấy người

Từ xưa nay, chưa kịp đến mấy mươi

Đã thứ lớp chen chân chầu thiên cổ

 

Tôi phải sống, cố nhiên, ai đánh đổ

Cứ sống đi, phải sống, đó là quyền

Cứ sống đi, và sống, lẽ tự nhiên

Cái Quyền Sống, thiêng liêng, ai dám động

 

Tôi phải sống cỡi phù sinh vào mộng

Ôm mơ màng nói chuyện với chiêm bao

Bách niên ư, huyết ẩm tại Vườn Đào

Nghĩa cao đẹp nhưng câu thề chưa vẹn !

 

Tôi phải sống bỡi dương trần đã vén

Bức màn nhung treo giá đổi tử sinh

Mỗi thế nhân trôi nổi bước đăng trình

Bồ hóng phủ rong rêu thêm mấy lớp

 

Tôi phải sống để nếm mùi tan hợp

Cho hợp tan ủ mặt nét tang thương

Cho đắng cay sắt cạn nước đoạn trường

Nhưng phải sống làm sao cho ý nghĩa

 

Chiếc bào ảnh trắng xanh vàng đỏ tía

Kiếp nhân sinh lăn lộn bạc sắc màu

Sống làm sao để lại bóng đêm thâu

Ghi một điểm nhạt nhòa dòng huyễn hóa. 

 

Những người em bé nhỏ của tôi ơi !

      Tháng 03-2005

 

Này, những người em bé nhỏ của tôi ơi !

Mới lớn lên, vào ngưỡng cửa cuộc đời

Đời sẽ đưa em đi muôn vạn nẻo

Hồn xinh xắn nhuộm trần gian khô héo

Lòng thanh thiên vấy nhân thế gợn màu

Những trang sách học trò gởi lại phía sau

Và đời em sẽ trở thành một pho sách truyện

Này, những người em bé nhỏ của tôi ơi !

Em sẽ đi, như những con tàu rẽ tuyến

Bụi thời gian, ngày thêm thấm dặm trường

Bụi không gian, ngày thêm thấm phong sương

Theo năm tháng, bào mòn bao sức lực

Thời thư sinh là cái thời đẹp nhứt

Tuổi trẻ thật dễ thương

Vui với mái học đường

Cùng bè bạn vui chơi trang đèn sách

Giữa trường học, trường đời, đôi bờ ngăn cách

Tôi nói trước với em, dù chỉ đôi câu

Nhưng rồi em sẽ hiểu thật thâm sâu

Những câu đó là những lời chân thực

Giữa hai nẻo, còn nhiều lằn mức

Em dần xa tuổi ngọc thiên thần

Vào cuộc đời, đối diện tân toan

Em sẽ đi trên nhiều gai góc

Này, những em bé nhỏ của tôi ơi !

Những ngày xưa em khóc

Vì những bài học, mở khóa không ra

Sợ thua chúng bạn, sợ thầy cô la

Nhưng ngày nay em khóc, vì đời không như em nghĩ

Sách vở là những huyền mơ, ly kỳ, mộng mị

Trường đời là những hiện thực, cạm bẩy, tạp đa

Sách vở kia, không phải của em, mà của người ta

Còn hôm nay, không phải dạo chơi, mà người trong cuộc

Em ơi, hãy thắp ngọn đèn trong tâm làm đuốc

Em ơi, hãy giữ đôi mắt thương yêu nhìn đời

Dù nay mai, có những lúc chơi vơi

Sẽ phí phạm nhiều tâm tư, trí lực

Xin chúc các em, tròn đầy hạnh phúc

Đường nhân gian em sẽ bước đi qua

Đường trần gian em sẽ nếm phong ba

Và thưởng thức bản trường ca nhân thế !!!

 

-------------------

 Hết 100 bài của quyển 3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Đăng nhập