Trái Bòn Bon

Đã đọc: 22445           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Bòn bon được trồng từ Quảng Nam cho đến Đồng bằng sông Cửu long. Một nét đặc biệt của trái bòn bon so với những trái cây khác là khi ăn phải từ đít trái lột lên.

Bòn bon có nguồn gốc tại vùng Tây Mã lai, thuộc họ Xoan (Meliaceae), được trồng rất phổ biến trên khắp vùng Đông Nam Á. Trong nghành thực vật, cây này được chia thành 2 nhóm :

-Lansium domesticum var. pubescens còn gọi là Langsat (cây có dạng mỏng manh, phân cành nhiều, lá kép hình lông chim, hoa mọc thành cụm, quả hình bầu dục, màu nâu nhạt có pha vàng, vỏ dày chứa nhiều nhựa).

-Lansium domesticum var. domesticum, còn gọi là duku (cây có dạng to, lá nhiều có gân nổi rất rõ, quả hình tròn màu vàng đậm, da mỏng, không nhựa hay rất ít nhựa).

Bòn bon có những tên thường gọi như sau : Lansium domesticum Corrêa (Latin), Langsat, Langsep (Đan mạch), Ecther Lansabaum, Langsat, Lansibaum (Đức), Langsat (Anh), Langsep, Lansium, Duku doux (Pháp), Lansio, Lanzone ( Ý), Ransa (Nhật), Lang sat (Triều Tiên), Bidjitan (Nam Dương), Ceroring (Bali), Kokosan, Langsat, Pidjitan (Nam Dương), Pisita, Langsat, Duku (Mã Lai), Arbol-do-lanza (Bồ Đào Nha), Arbol de lanza, Lanzón, Lansones (Tây Ban nha), Langsat, Longkong, duku (Thái Lan), Lan sa (Trung Hoa), Bòn Bon( Việt Nam).

Cây bòn bon là dạng cây trung bình, mọc thẳng đứng, cao khoảng 10-15 m, thân phát triển chậm, khỏang 15 năm mới trưởng thành. Vỏ thân màu nâu đỏ hay vàng-nâu. Hoa nhỏ màu trắng hay vàng nhạt, có 5 lá đài, mọc thành chùy(inflorescence) hay dây (raceme) ở ngọn nhánh và mang lưỡng tính, vì hoa đực và hoa cái có sự hình thành riêng biệt của chúng.

Trái tụ thành chùm từ 2 đến 30 trái, vỏ vàng nhạt hay hơi trắng hồng, mịn có mủ trắng. Bên trong trái có từ 3-5 múi, có múi có hạt, có múi không. Cơm bòn bon màu trắng đục chứa nhiều nước thơm và vị ngọt ngọt chua chua. Hột rất đắng, được bao bên ngoài một lớp áo mỏng dính với cơm và màu xanh lục dài 2- 2,5 cm, rộng 1,25 - 2 cm.

Bòn bon được trồng từ Quảng Nam cho đến Đồng bằng sông Cửu long. Một nét đặc biệt của trái bòn bon so với những trái cây khác là khi ăn phải từ đít trái lột lên.

Người ta kễ rằng khi vua Gia Long đi lánh nạn gặp lúc đói, phải ăn trái cây này trong rừng. Vua ăn thử thấy ngon, đưa cho người pháp hộ vệ vài trái. Họ ăn thấy ngon rồi thốt lên " Bon, bon ". Chữ bon tiếng pháp có nghĩa là ngon, khi người ta được thưỡng thức một món ăn lạ. Từ đó về sau, người dân gọi là trái "Bòn bon".

Trái Bòn bon cũng có hai tên do vua Nguyễn đặt ra : Nam Trân và Trung Quân. Di tích này được ghi lại qua những hình chạm ở Cửu Đỉnh Huế. Trong câu ca dao Huế, người ta dùng hình ảnh của trái bòn bon để biểu lộ tình cảm :

Trái loòng boong trong tròn ngoài méo

Trái thầu dầu trong héo ngoài tươi

Em thương anh ít nói, ít cười

Ôm duyên ngồi đợi chín mười con trăng!

Cây bòn bon hoang dại thường có trái nhỏ và chua hơn. Mùa bòn bon chín cũng tùy theo mỗi quốc gia. Ở Mã Lai mỗi năm có hai mùa hái trái, từ tháng 6-7 và tháng 12-1, đôi khi kéo đến tháng 2. Còn

Việt Nam chỉ có một mùa tháng 6-8 hay tháng 9-10 tùy theo miền. Thời gian hái chỉ kéo dài một tháng.

Cách giữ trái:

Trái tươi có thể để bên ngoài khoảng 4 ngày. Nếu giữ trong tủ lạnh từ 12-13 độ C thì được 2 tuần. Trái còn thơm và ngọt trong vòng 7 ngày, kể từ ngày hái. Sau đó sẽ lạt đi.

Cách chọn lựa mua trái :

Trái ngon là trái vừa không lớn mà cũng không nhỏ, chỉ to bằng ngón tay cái, da mầu vàng nhạt, núm cuống căng tròn. Khi bóc lớp vỏ ngoài, bên trong lộ ra năm múi dính chặt lấy nhau mầu trắng trong, đầy nước thơm.

Thành phần dinh dưỡng trong 100 gram có chứa những chất :

- Chất đạm (Protein) : 0,4 -  0,7 g

- Chất Carbohydrate : 7,8 - 14,2 g

- Calcium : 10 - 19 mg

- Phosphorus : 20 mg

- Chất sắt (Iron) : 1 mg

- Thiamine : 0,05 mg

- Riboflavine : 0,02 mg

- Ascorbic acid : 1 mg

- Chất Niacin : 0.5 mg

- Vitamin C : 4-13.4 mg

- Chất sơ : 2,3 g

Công dụng thực phẩm : ăn tươi hay có thể đóng hộp hoặc làm xi-rô.

Ngoài ra ở Nam Dương và Mã Lai, người ta dùng vỏ bòn bon phơi khô làm thuốc xong muỗi và làm nhang xông tại các phòng bệnh và gỗ dùng làm cột nhà, thuyền bè, cán dụng cụ và cán đồ nhà bếp.

Về mặt thuốc nam, người Nam Dương lấy hột, phơi khô, tán thành bột dùng trị nóng sốt và sán lải. Còn người Mã Lai dùng vỏ thân để trị khử nọc bọ cạp. Nước sắc từ vỏ thân và lá dùng trị tiêu chảy và sốt rét...

Tính độc :

Những thổ dân Nam Dương và Philippines dùng vỏ quả và vỏ cây để làm thuốc độc tẩm vào mũi tên cho việc săn thú rừng của họ. Vì trong vỏ quả và vỏ cây có một lượng nhỏ lansium acid, một độc chất khi chích vào chim chóc hay ếch nhái, chúng sẽ chết ngay.

Thành phần hóa học :

Hột chứa các triterpinoids và các tetranortriterpenoids.

Vỏ trái cũng có các chất triterpen loại onoceranoid. Ở thễ tươi nó chứa : tinh dầu dễ bay hơi, một chất nhựa màu nâu, tannin và một số acid hữu cơ. Thễ khô nó có một chất nhựa dẻo (oleoresin) gồm 0.17 % tinh dầu và 22% nhựa.

Kính bút

TS Hụê Dân

Tài liệu tham khảo :

Fruits of Warm Climates (Julia Morton).

Botanical description and cultural information from Malaysia.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

3.60

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập