Một bác sĩ - Phật tử hết lòng vì bệnh nhân nghèo

Đã đọc: 1621           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

GN - “Mong ước của người học làm bác sĩ là giúp người lành bệnh, nhưng có những căn bệnh hiểm nghèo bác sĩ đành phải đứng nhìn người chịu chết, nên thầy thuốc càng phải học Phật. Chỉ có Phật pháp mới cứu người rốt ráo. Đó là giúp họ có thể chuyển nghiệp hoặc về cõi Phật nếu duyên đời đã mãn”, bác sĩ - Phật tử Thiện Phước Lê Văn Thôi tâm sự.

Gần 20 năm công tác tại khoa Nhiễm, Bệnh viện Đa khoa khu vực Hồng Ngự, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp), và hơn 10 năm là thành viên nòng cốt của nhóm từ thiện y bác sĩ tại bệnh viện, những việc làm tận tình cho người bệnh đã giúp bác sĩ Thôi thêm bản lĩnh nghề nghiệp, vững vàng y đức và không đơn độc trong hoạt động cứu người, thiện nguyện…

Tâm nguyện cứu người

Sinh năm 1970 tại An Giang, bác sĩ Thôi tâm sự: “Cha mẹ tôi gốc nông dân. Gia đình đông con, nghèo lắm! Một lần người thân đau bệnh đến bệnh viện, không may gặp bác sĩ thờ ơ vô trách nhiệm, nên tôi nuôi quyết tâm phải học làm bác sĩ để cứu giúp người bệnh, nhất là bệnh nhân nghèo. Và khoảng năm 1986, khi sắp tốt nghiệp y sĩ ở An Giang, tôi sang Cần Thơ thi vào Đại học Y khoa. 

Bắt đầu những năm tháng sinh viên nghèo dãi dầu, lam lũ tá túc nhà bạn bè, một tháng mà tôi phải ăn cơm chao với chuối hơn nửa tháng, sau đó được vào ở nhờ và ăn cơm của Tổ Từ thiện Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ. Người tôi lúc đó ốm gầy, xanh xao muốn xiêu theo gió nhưng nhờ ý chí mà không chùn bước, nản lòng. 

Tôi hiểu hơn ai hết, bệnh nhân nghèo ăn cơm chay từ thiện không đủ sức, nhóm từ thiện chúng tôi cho họ tiền ăn bồi dưỡng. Với bệnh nhân qua đời thì nhóm cho xe đưa về nhà và hỗ trợ từ 1,2 triệu đồng tiền mặt”.

Không bỏ mặc đám tang nghèo quạnh quẽ, bác sĩ Thôi còn rủ một vài đồng nghiệp đến nhà người quá cố phụ lo hậu sự, hộ niệm, đồng thời giải thích, động viên thân nhân của người chết cùng hộ niệm.

Giúp bệnh nhân nghèo phút cuối đời

Bác sĩ Thôi mới chuyển sang khoa Tim mạch Lão học cách nay 2 tháng. Vì là bệnh viện tuyến huyện vùng xa, vùng biên giới, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế nên khoa Nhiễm bao gồm cả khoa Lao và một số bệnh hiểm nghèo. Ông Huỳnh Văn Giống, một thành viên trong nhóm từ thiện của bệnh viện cho biết: “Xe Honda tôi đang sử dụng cũng có hơn 1 triệu đồng của bác sĩ Thôi cho. Bác sĩ Thôi nói giúp đỡ cho tôi có phương tiện đi làm thuê kiếm sống và làm từ thiện. 

Ở khoa Nhiễm, nhiều người bệnh nghèo đơn chiếc, họ tiểu tiện nhơ nhớp, bác sĩ Thôi đã tận tình đỡ nâng chăm sóc. Lúc bệnh nhân biết mình không qua khỏi, bác sĩ ân cần động viên an ủi: ‘Chú đừng hoang mang lo sợ. Cứ coi con là người nhà. Cần gì chú cứ gọi! Có sinh là có tử. Ai cũng phải vậy’. Bác sĩ có tâm như bác sĩ Thôi thật ít ai bằng”.

 Bà Võ Thị Đời sinh năm 1955, ngụ tại xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự nuôi chồng bệnh tắc nghẽn động mạch phổi tâm sự: “Ông nhà tôi bệnh phổi mãn tính, mệt cứ thở bằng họng mà tôi và thằng con trai làm mướn không đủ ăn nên không có khả năng mua máy cho ổng thở. Bác sĩ Thôi đang vận động mua cho máy phun khí dung. Bác sĩ vui vẻ, tử tế lắm”.

Mặc dù nhóm thiện nguyện của y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa khu vực Hồng Ngự không còn đông đủ nhân lực như lúc mới hình thành nhưng vẫn sẵn sàng tiếp ứng cho bệnh nhân nghèo. Một vài mạnh thường quân là thiện tri thức, chị em tiểu thương khu vực chợ Hồng Ngự vẫn đi vận động cho quỹ từ thiện.

Nhiệt tình với hoạt động từ thiện, mỗi ngày sau giờ làm việc ở bệnh viện, bác sĩ Thôi còn miệt mài đổ khuôn đúc tượng Phật cho Phật tử có nhu cầu thờ cúng. Người thỉnh có khả năng thì tùy hỷ gởi lại chút tịnh tài để gieo duyên Phật pháp.
 
Thanh Tuyền

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập