Bình Dương: Hội thảo khoa học văn học Phật giáo Việt Nam, thành tựu và những định hướng nghiên cứu mới

Đã đọc: 1616           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Sáng thứ sáu, ngày 30-12-2016 (02-12-Bính Thân) tại Trường Trung cấp Phật học tỉnh Bình Dương, số 29 đường chùa Hội Khánh, P. Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, chính thức khai mạc Hội thảo khoa học "Văn học Phật giáo Việt Nam: Thành tựu và định hướng nghiên cứu mới” do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức.

 

Hội thảo có sự hiện diện chứng minh, tham dự của chư tôn đức giáo phẩm: HT.TS. Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam; HT.TS. Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, TT. Thích Huệ Thông, UV Thư ký HĐTS, Phó Văn phòng 2 TƯ GHPGVN, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương đồng Trưởng Ban tổ chức hội thảo, cùng chư tôn đức Ban Thường trực HĐTS, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ...

Hội thảo có sự hiện diện của PGS.TS Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH & NV TP. Hồ Chí Minh, GS.NGND. Nguyễn Đình Chú, GS.TS. Huỳnh Như Phương, Nguyên Trưởng Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường ĐHKHXH&NV Tp.HCM, PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm - Viện Hàn lâm KHXHVN, PGS.TS. Đoàn Lê Giang, Trưởng Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường ĐHKHXH&NV Tp.HCM,  PGS.TS. Nguyễn Hữu Sơn, Phó Viện trưởng Viện Văn học - Viện Hàn lâm KHXHVN, Đoàn Thị Thu Vân, Nguyên Trưởng Khoa Văn học Trường ĐHSP TP. HCM cùng các học giả, nhà nghiên cứu.

Về phía chánh quyền tỉnh Bình Dương có ông Trần Đức Thịnh, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh, ông Đặng Nhơn Ái, UV Thường trực, Trưởn Ban Tôn giáo Dân tộc UBMTTQVN tỉnh đến tham dự và tặng hoa chúc mừng.

Phát biểu khai mạc, PGS.TS Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH & NV TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “hơn hai ngàn năm du nhập và phát triển, Phật giáo Việt Nam luôn nhập thế và đồng hành cùng dân tộc. chính vì thế mà Hồ Dzếnh, một nhà thơ trong phong trào thơ mới 1932 - 1945 có viết:

Trang sử Phật, đồng thời là trang sử Việt.

Trải bao độ hưng suy, có nguy mà chẳng mất.

Còn trong bài Nhớ chùa, thì thi sĩ Huyền Không tức Hòa thượng Thích Mãn Giác cũng đã viết:

Mái chùa che chở hồn dân tộc, nếp sống muôn đời của tổ tông.

Những dòng thơ trên đã thể hiện sự gắn bó keo sơn giữa Đạo pháp và Dân tộc. Nếp sống của nhà chùa và tư tưởng của đạo Phật từ bao đời nay đã thấm sâu vào mạch sống của dân tộc, ăn sâu vào tâm thức và lối sống của mỗi cá nhân chúng ta, ảnh hưởng sâu đậm đến tư tưởng, văn hóa, văn học dân tộc, từ văn học dân gian truyền miệng đến văn học bác học. vì thế, trong văn học viết Việt Nam đã hình thành một bộ phận văn học Phật giáo. Bộ phận văn học này là một trong những thành tố cấu thành văn học Việt Nam, nằm trong cấu trúc tổng thể của văn học Việt Nam, và đã góp phần làm cho nền văn học dân tộc thêm đa dạng phong phú, giàu sắc thái cung bậc và có chiều sâu về nội dung tư tưởng”. 

PGS.TS Võ Văn Sen khẳng định, Hội thảo khoa học "Văn học Phật giáo Việt Nam: thành tựu và định hướng nghiên cứu mới” đây là lần đầu tiên ở nước ta giới chuyên môn học thuật đã tổ chức một hội thảo chuyên sâu để bàn về văn học Phật giáo. Đây là một bộ phận văn học vốn uyên áo và uẩn súc về nội dung tư tưởng, mà không phải người đọc nào cũng có thể dễ dàng lĩnh hội, thông hiểu khi tiếp cận văn bản, nếu người đó chưa trang bị cho mình một cái nền về văn hóa tư tưởng phương Đông, nhất là tư tưởng Thiền Phật, đồng thời bộ phận văn học này lại có cách biểu đạt nghệ thuật rất riêng, nên muốn nắm bắt nội dung tư tưởng của tác phẩm, người đọc cần có chìa khóa để giải mã văn bản.

Có thể nói văn học Phật giáo trong dòng chảy của lịch sử Văn học Việt Nam đã hình thành và phát triển từ đầu công Nguyên đến nay, trải qua hai ngàn năm với nhiều tác giả tác phẩm ưu tú, đạt trình độ cổ điển mẫu mực, có vai trò và vị trí quan trọng cùng có nhiều đóng góp cho văn học sử Việt Nam.

Sau phát biểu chào mừng của HT.TS. Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam.

Phiên toàn thể: GS.NGND. Nguyễn Đình Chú (Trường ĐHSP HN): Mối lương duyên giữa Phật giáo với lịch sử văn học Việt Nam, PGS.TS. Trần Thị Băng Thanh (Viện Văn học): Nét đẹp nhân văn trong tác phẩm văn học Phật giáo, PGS.TS. Nguyễn Hữu Sơn (Viện Văn học): Nhận diện thành tựu nghiên cứu văn học Phật giáo Việt Nam thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay), PGS.TS. Nguyễn Công Lý (Trường ĐHKHXH&NV TP.HCM): Văn học Phật giáo với kiểu tư duy nghệ thuật trực cảm tâm linh, Phát biểu của HT.TS. Thích Thiện Tâm (Phó CT HĐTS GHPGVN, Phó Viện trưởng Viện NCPH VN)

Phiên thảo luận Các phiên thảo luận, PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh, TT.TS. Thích Nguyên Hạnh, TT.ThS. Thích Giác Trí, ĐĐ.TS. Thích Hạnh Tuệ, ThS. Tôn Nữ Phương Linh, ĐĐ.ThS. Thích Phước Tiến, TS. Võ Phước Lộc, TS. Trần Hoài Anh, NS.TS. Thích Nữ Huệ Phúc, PGS.TS. Lê Đức Luận, PGS.TS. Đoàn Thị Thu Vân, PGS.TS. Vũ Thanh, TT.ThS. Thích Giác Trí: PGS.TS. Đoàn Lê Giang, TT. Thích Thiện Thuận, TS. Trần Thị Hoa Lê, TS. Phạm Văn Tuấn, PGS.TS. Đoàn Lê Gian , SC. ThS. Thích Nữ Thanh Quế, PGS.TS. Nguyễn Thanh Tùng, GS.TS. Huỳnh Như Phương, PGS.TS. Lê Thu Yến, TS. Nguyễn Hoàng Thân, TS. Lê Quang Trường, ThS. Nguyễn Văn Hoài, PGS.TS. Nguyễn Phạm Hùng, GS.TS. Huỳnh Như Phương.

Hội thảo khoa học lần này đã quy tụ được nhiều thế hệ nghiên cứu, từ chuyên gia đầu ngành, các nhà khoa học lão thành cho đến lớp kế cận, rồi đến các nhà nghiên cứu trẻ có quan tâm đến Văn học Phật giáo Việt Nam.

Hội thảo khoa học lần này là dịp để chúng ta nhìn lại và tổng kết những thành tựu nghiên cứu đã có về Văn học Phật giáo Việt Nam, đồng thời đề ra những định hướng nghiên cứu sắp tới về bộ phận văn học mang tính đặc thù này, cũng như bằng tư duy mới, cách nhìn mới, để nêu lên nhận thức mới, lý giải mới những văn bản cũ và dịch thuật, giới thiệu những văn bản tác phẩm Văn học Phật giáo mới phát hiện. Với hơn 40 tham luận được chọn in trong tập kỷ yếu, với trí tuệ và trình độ chuyên sâu của các nhà nghiên cứu, đặc biệt là các chuyên gia đầu nghành và các bậc thức giả tham dự, các vị sẽ thẳng thắn trao đổi, góp ý nhiệt thành để hội thảo sẽ đạt được những kết quả như mong muốn, góp phần bổ khuyết cho văn học sử nước nhà thêm phong phú và toàn diện hơn.

Tại phiên bế mạc PGS.TS. Nguyễn Công Lý, đồng Trưởng Ban tổ chức có lời phát biểu đúc kết, Hội thảo khoa học lần này đã đạt được những mục đích và yêu cầu mà Đề án đã đề ra và đã cảm ơn sự đóng góp tích cực của chư tôn đức, học giả, nhà nghiên cứu, thiện tri thức, đặc biệt xin cảm ơn Thượng tọa Thích Huệ Thông Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương đã nhiệt tình nhận lời đăng cai tổ chức Hội thảo.

 























Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập