Ngày giỗ ở chùa, đừng “ăn theo thuở, ở theo đời”

Đã đọc: 1593           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Thật tiếc cho nét đẹp truyền thống của ngày giỗ nói chung và đặc biệt là ngày giỗ Tổ tại chùa nói riêng có thể bị mất đi và lui dần vào quá khứ. Một khi nó mất đi đồng nghĩa với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc cũng không còn vẹn nguyên và dần bị mai một theo năm tháng.

Ngày còn nhỏ, tôi thường theo chân bà đến chùa vào những dịp giỗ Tổ. Trong ký ức tuổi thơ của tôi, hồi đấy giỗ Tổ ở chùa đơn sơ và giản dị lắm, chỉ có hoa tươi, bông trái và vài món ăn dân dã để dâng lên cúng chư Phật và chư vị Tổ sư. Sau khi tụng kinh, niệm Phật sư trụ trì và các phật tử sẽ cùng nhau ôn lại công đức xây dựng, kiến tạo nếp sống đạo hạnh nơi chốn thiền môn, tự viện; cũng như học tập tấm gương sáng ngời của chư Tổ đã để lại cho hàng hậu học. Chỉ đơn giản vậy thôi mà mọi người đều ra về trong tâm trạng hoan hỷ, bình an. Thật thắm tình đạo vị biết mấy! 

 
Tôi có cơ duyên được tham dự một vài lễ giỗ Tổ và qua lời kể của vài người bạn, tôi nhận thấy ngày nay đa số các chùa giờ không còn giữ được nếp sống như xưa. Lễ giỗ Tổ được tổ chức to và “đầy đủ” lắm: cờ phướn, đối liễn sắc màu rực rỡ; hoa trái, phẩm vật và mâm cỗ cúng thật chẳng thiếu thứ gì. Nhưng quang cảnh đám giỗ tôi thấy có chút ồn ào và nhộn nhạo. Người chạy ngược, người chạy xuôi cùng tiếng cười nói, tranh cãi khiến cho ngôi chùa bị mất đi sự trang nghiêm, thanh tịnh vốn có. 
                                          Ảnh minh họa
Những ngày giỗ Tổ ở chùa thường có sự tham gia của khá đông các phật tử gần xa, nhưng khi hỏi các bác về tên vị sư Tổ, cũng như năm khai sơn của ngôi chùa thì hầu như mọi người đều không ai hay. Không biết từ bao giờ mà ngày giỗ Tổ đối với người phật tử chỉ đơn thuần là ngày đến chùa “thụ lộc” rồi ra về. Trong khi mục đích của ngày giỗ Tổ (kỵ nhật, húy nhật) là để nhắc lại công đức của chư Tổ và người phật tử sẽ lấy đó làm tấm gương để soi rọi vào thân tâm mình. Từ đó tự nhủ sẽ siêng năng, tinh tấn tu tập và xả bỏ bớt những chấp ngã của bản thân. Vậy phải chăng cách thức tổ chức ngày giỗ Tổ hiện nay ở các ngôi chùa không còn giữ được giá trị nguyên bản ấy?  
 
Nhiều người nói “ăn theo thuở, ở theo đời”, thời đại thay đổi thì hình tướng cũng thay đổi theo, làm sao mà mong mọi việc giống như trước được. Nhưng tôi lại nghĩ khác, có giữ được truyền thống hay không là do sự nhận thức giữ gìn nơi tự thân của mỗi người. Bởi vào ngày giỗ Tổ ở chùa, các vị sư trụ trì vẫn giữ được nghi lễ thờ tự trang nghiêm và các nghi thức truyền thống như tụng kinh, niệm Phật để cầu siêu, cầu quốc thái dân an… Vậy hà cớ gì chúng ta không tập trung hơn nữa cho phần “nội dung”, để tất cả những người phật tử đến tham gia có thể hiểu được phần nào những bài học quý giá mà chư vị Tổ sư đã truyền lại và giảm thiểu đi phần “hình thức”, cho phù hợp hơn với chốn thiền môn thanh tịnh. 
 
Không những vậy, ngôi chùa bao đời này vẫn luôn giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Việt: 

“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống bao đời của tổ tông”

Những giá trị nhân văn của dân tộc đã được mái chùa gìn giữ suốt ngàn đời, dẫu trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử. Vì vậy, khi những giá trị truyền thống đạo đức trong nhà chùa được bảo tồn thì nó sẽ lan tỏa ra, thành đạo đức của những người con phật, từ đó lan rộng ra thành đạo đức của toàn xã hội. Bởi mỗi cá nhân, gia đình chính là một nhân tố, một bộ phận cấu thành nên xã hội. 

Thật tiếc cho nét đẹp truyền thống của ngày giỗ nói chung và đặc biệt là ngày giỗ Tổ tại chùa nói riêng có thể bị mất đi và lui dần vào quá khứ. Một khi nó mất đi đồng nghĩa với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc cũng không còn vẹn nguyên và dần bị mai một theo năm tháng.
 
Cuộc sống vốn đã đủ xô bồ, xin đừng “trần tục hóa” cánh cửa chốn thiền môn để ta còn một nơi bình an để trở về nương tựa và hòa mình vào vô lượng cảnh giới Phật tâm. 
 
 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (1 đã gửi)

avatar
tonydo 11/12/2016 13:50:58
Thông thường hồi trước đây ko xưa lắm ;trước năm 1975;mổi chùa có 1 ngày kỵ Tổ;đến ngày đó chùa ko mời thỉnh Chư Sơn[do cái quy ước của GH Lục Hoà Tăng;mổi chùa nên lập cái bảng như thời dụng biểu tháng này nào chùa nào cúng thì vị Trụ trì ko bận đến dự;riêng quý ngài Tổ tịch trước thì chùa cử hành trong nội tự cúng mâm tròn].Chùa khá thì rước thình kinh sư đến cúng [khá giả thì cúng 2 Ngọ chánh;còn giản đơn thì cúng 1 ngọ chánh ngọc xếp :có nghĩa trưa khai chung bảng vào đám sau đó cúng cơm gọi là cơm vào đám;tối cúng khai kinh;sáng Tảo tháp;bái sám trưa cùng ngọ tiến Giác Linh thỉnh chư sơn thọt trai trên quả đường còn các giới phật Tử thì dùng cơm trên bàn dài ;mâm tròn hay trải chiếu cổ dài trên bộ dáng.chính kẻ hèn nầy có đứng ra làm trị sự mấy đám kỵ tổ chùa Tây An.Mổi lân cúng chỉ có xử dụng 1 lít dầu cải để nấu 2 buổi trai;1 kilo đậu nành xay làm đậu hủ;ngoài ra bửa trước chùa có gói bánh tét bánh ít để cúng kèm trong 2 buổi cúng cơm;riêng khai kinh có nấu chè trôi nước hoặc tét bánh cúng.Riêng nhà trù thì mấy bà thường trụ đi mua sắm rau củ để nấu nướng:làm gì cũng phải có món Mấm trộn;nồi kiểm;gỏi chả giò canh đồ kho đồ xào cơm rượu.hồi xưa là vậy mà ai ai cũng hết lòng lo cúng dầu đạm bạc dưa muối.Ko phải như đời bây giờ mổi khi cúng phải có thiệp mời gởi khắp bá tánh thập phương cho biết cúng có trai tăng cần bao nhiêu phần quá tứ sự;còn nấu nướng như đảy đám cưới;ngoài thế gian món gì trong nàh bếp chùa chế biến ko sót ;đã vậy còn rước giàn kinh sư nhạc trai đàn khai xá dựng đầu phang làm khoa cuố cùng Chẩn tế tốn hao biết bao tiền của đàn na tín thí đóng góp.Chính gì xài phí 1 đám hằng vài tỷ bạc ;mà ko trương phơ vậy chùa bạn cười bung xè làm có khi tảo tẩn kiêu gọi riết rồi bá tánh sợ ko dám đi chùa.Nay nói ra cho biết sự trương phô hào nhoàng trong dịp kỵ Tổ đời nay ;mà ko ai nghỉ đến tuyên dương công đức tu hành của liệt Tổ để đàn na tín thì nương nhờ tu học
tổng số: 1 | đang hiển thị: 1 - 1

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập