Thế giới có thể thấy một Đạt Lai Lạt Ma thứ hai

Đã đọc: 6916           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Dharmsala, India – Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói với Nezavisimaya Gazeta về một lời hứa hẹn it ai biết của Đặng Tiểu Bình. Trong những năm 1970, lĩnh tụ Trung Cộng dã hứa hẹn với lĩnh tụ Tây Tạng rằng bất cứ đòi hỏi nào cũng có thể được thảo luận, ngoại trừ Tây Tạng độc lập.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đế xuất thảo luận tự trị.  Nhưng như một kết quả, giới lĩnh đạo Trung Cộng đã gọi ngài là một kẻ ly khai và phản bội lời hứa của Đặng Tiểu Bình.  Tuy vậy, sự đối thoại với Bắc Kinh tiếp tục.  Trong liên hệ với những thay đổi ở đang xãy ra ở Trung Hoa, Đức Đạt Lai Lạt Ma tin tưởng rằng có thể đạt đến một sự đồng thuận.

Cuộc họp báo theo sau cuộc hội kiến của tu sĩ cao cấp với những người Tây Tạng vừa thực hiện một hành trình gian khổ vượt Hy Mã Lạp Sơn, qua mắt những đội biên phòng, nhằm để thụ nhận sự gia hộ của ngài.  Người ta không được phép chụp hình những người Tây Tạng này, bằng nếu không, họ sẽ phải tống giam khi trở lại Tây Tạng.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã cảm ơn những người hành hương vì sự kiên nhẫn của họ, và khuyến nghị họ hãy sống đúng với nền văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của dân tộc.  Tuy nhiên, tín ngưỡng – như được dạy bởi Đức Phật – không nên mù quáng.

Cần thiết học hỏi, cập nhật hóa với khoa học.  Chỉ như thế, người Tây Tạng mới có thể  có lợi ích từ những thành tựu của nền kinh tế Trung Hoa.

Bắc Kinh lấy đi những tài nguyên thiên nhiên từ Tây Tạng.  Tuy thế, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã không thúc giục những người trung thành với ngài chống lại điều này.  Trái lại, đòi hỏi cho một nền độc lập là không thực tế.  Phật Giáo càng phổ biến trên thế giới, áp lực của cộng đồng quốc tế lên Bắc Kinh càng mạnh mẽ hơn.  Chúng ta cần học hỏi tín ngưỡng của mình, chứ không chỉ cầu nguyện.  Chính quyền lưu vong Tây Tạng sẽ làm hết sức mình để giúp đở những ai khốn khổ dưới áp bức của chính quyền Trung Cộng.

Trong khi trả lời câu hỏi của Nezavisimaya Gazeta, vị thượng thủ tăng già đã cho hay rằng trong những năm 1970 kiến trúc sư cải cách của Trung Hoa, Đặng Tiểu Bình đã nói rằng bất cứ điều gì cũng có thể là chủ đề để thảo luận, ngoại trừ độc lập, “tôi cho rằng nếu Bắc Kinh cho phép chúng tôi bảo tồn văn hóa và Đạo Phật, thế thì người Tây Tạng có thể tiếp nhận những lợi ích tài chính, bằng việc duy trì tiếp xúc với Trung Hoa.  Nhưng sau này, liên hệ với việc đàn áp dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn, vị trí của Trung Hoa trở nên cứng rắn hơn.  Giới chức thẩm quyền của Bắc Kinh bắt đầu gọi  tôi là một kẻ ly khai và ngay cả là một người ác độc.”

Tuy nhiên, dưới sự lĩnh đạo của Giang Trạch Dân, đối thoại giữa Bắc Kinh và phái viên của Đức Đạt Lai Lạt Ma tái tục.  Hơn tám vòng tiếp xúc diễn ra.  Sau những vụ xung đột bạo động ở Tây Tạng năm 2008, lĩnh đạo Trung Cộng, Hồ Cẩm Đào, đã nói rằng ông dự định có một cuộc gặp gở với những đại diện của chính quyền lưu vong Tây Tạng.  Nhưng điều ấy đã chẳng bao giờ xãy ra.

Và tuy thế, hy vọng đạt đến một thỏa ước tiếp tục.  Trong vài năm, sẽ có một đội ngũ lĩnh đạo mới ở Bắc Kinh. Và điều ấy có thể có một sự tiếp cận mới trong việc thương thảo, đặc biệt bởi vì Tổng lý Ôn Gia Bảo đã nói về sự cần thiết cải tổ chính trị.

Một điểm tích cực nữa – sự phục hưng của Phật Giáo ở Trung Hoa.  Hiện tại, có hơn hai trăm triệu Phật tử ở Hoa Lục.  Nhiều người Hoa đến Dharamsala nơi cư ngụ của lĩnh tụ tâm linh Tây Tạng, để lắng nghe ngài thuyết giảng.  Họ trở nên tin tưởng rằng sự tiếp cận trung đạo, mà ngài đề xướng, phù hợp với đạo đức của giáo lý nhà Phật, trong khi kiểm duyệt và khống chế hoàn toàn đang được Bắc Kinh thực hiện là phi đạo đức.


Quý vị xem tôi có sừng không

Đức Đạt Lai Lạt Ma là một nhà diễn thuyết kỳ tài .  Ngài làm thính chúng bật cười liên tục bằng việc hoặc là mô tả ngài như một ma quỷ (như lời của Bắc Kinh) hoặc trích dẫn câu hỏi của một phóng viên Ý Đại Lợi rằng, vị Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp có thể là nữ nhân.  Ngài nói, đấy là rất có thể xảy ra.  Vị tu sĩ cao cả 75 tuổi.  Và dĩ nhiên, người Tây Tạng lo lắng  về vấn đề gì sẽ xãy ra khi ngài bước sang thế giới bên kia.  Đức Đạt Lai Lạt Ma đang chuẩn bị thành khẩn cho sự kiện này.  Thể chế Đạt Lai Lạt Ma đã tồn tại bao thế kỷ, và Đạo Phật đã khai sinh trước hơn nhiều.

Mọi việc sẽ tùy thuộc vào ý chí của người Tây Tạng.  Người Tây Tạng tị nạn, không chỉ lưu trú ở Ấn Độ, mà cũng ở những xứ sở khác, đã thiết lập thế chế dân chủ, và bây giờ, đã hình thành một quốc hội dân cử.  Ở Ấn Độ , những cuộc vận động tranh cử đã diễn ra một cách êm thắm, nhưng ở lân bang Nepal và Bhutan, tiến trình bầu cử đã bị phức tạp hơn dưới áp lực của Trung Cộng.  Tuy thế, những đại diện dân cử của Tây Tạng sẽ quyết định làm thế nào với thể chế Đạt Lai Lạt Ma.

Vị tu sĩ cao thượng nói rằng ngài về hưu bán phần.  Tuy nhiên, vì 98% đồng bào của ngài tin tưởng vào lĩnh tụ của họ, ngài cảm thấy có một trách nhiệm lớn lao đối với họ.  Tôi đã hỏi, điều gì sẽ xãy ra nếu Trung Cộng chỉ định một Đạt Lai Lạt Ma của họ?  Không có điều gì kinh khủng xảy ra, nhà hùng biện mĩm cười trả lời.  Có lẽ sẽ có hai Đạt Lai Lạt Ma.

Vị lĩnh đạo hiện tại của Tây Tạng đã nhận nhiều lời mời từ Phật tử Nga.  Ngài có một kỷ niệm ấm áp trong cuộc thăm viếng Liên Bang Xô Viết năm 1979, và rồi có những cuộc du hành đến Nga dưới thời Tổng Thống Boris Yeltsin.  Nhưng lần gần đây nhất mà ngài đã du hành trong một cuộc viếng thăm ngắn ngủi với trách nhiệm đạo sư tâm linh là đến Kalmykia.  Từ lúc ấy, ngài không thể ban phép cầu nguyện với giáo đồ của ngài ở Nga.  Tại sao?  “Quý vị, những người Nga, biết điều ấy rõ hơn,”  khôi nguyên hòa bình kết  luận.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (9 đã gửi)

avatar
Nguyễn Duy Hưng 05/12/2010 03:03:42
Kính mong Đức Dalai Lama hãy buông bỏ cái gọi là “ thể chế Lạt ma”.
Cầu mong Ngài hoặc là về Cực Lạc, hoặc là nhập Niết bàn, hoặc là tiếp tục quay lại hoằng pháp cứu độ chúng sinh nhưng với một báo thân khác. Con tin rằng như thế sẽ tốt hơn cho hòa bình ở khu vực và thế giới. Bám giữ một truyền thống là pháp của thế gian, đấu tranh bảo vệ một truyền thống là hành động của phàm phu, con trộm nghĩ như vậy.

Dạ vâng, buông xả, thưa Ngài! Hãy buông xả!

A Di Đà Phật.
Reply Tán thành Không tán thành
-1
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
minh trung 07/12/2010 08:39:01
nguyen duy Hung van la NDH zay thui! bạn đừng bao giờ nghĩ người khác là mình, vì có khi con bạn nó còn không theo ý bạn mà! zậy nhé!
avatar
huynhvanhoang 05/12/2010 16:44:49
@Nguyen duy Hung; Thưa bạn, tôi thiết nghỉ Đức Đatlai Lama không có sự BÁM NÍU ,thì không có sư buông bỏ như bạn nói,bạn có thể tin rằng khi bỏ thể chế Latma thì sẻ tốt hơn cho hòa bình ở kgu vực và thế giới??? tôi khuyên bạn nên nghỉ lại,bạn nhớ lại Lịch sử nước Việt nam chúng ta thì tự khắc bạn có câu trả lời,còn nếu quên Sử VN bạn nhớ lại bài hái của NS Trịnh Công Sơn ,,,,( một ngàn năm,,,,,,,,,,)
avatar
Nguyễn Duy Hưng 06/12/2010 03:03:46
Bạn Huynhvanhoang,

Tôi cũng tin rằng Đức Dalai Lama không BÁM NÍU, bạn đừng hiểu lầm ! Vì tôi ngại dùng từ RŨ BỎ thôi. Ngài nên rũ bỏ, rũ bỏ thể chế Lat ma, rũ bỏ “ Chính Phủ Lâm Thời” Tây Tạng, rũ bỏ đám cơ hội ở Mỹ, Đức, Anh, Thụy Sỹ…

Ngài nên rũ bỏ thể chế Lama, hiến thân và tâm cho tất cả nhân loại mới hợp với tâm của Quán Âm Bồ Tát – tâm vô vi, tâm bình đẳng. Mong muốn của tôi là Ngài sẽ trở lại lần sau với cái tên Hư Vân, Thiền Tâm, Thanh Từ, Ấn Quang, Tịnh Không, Jesu, Emanuell, Nhật Từ, Trí Tịnh, Như Điển…. hay là Huynhvanhoang chẳng hạn, dứt khoát không làm Lama nữa, ép cũng từ chối, lúc còn nhỏ không từ chối được thì 18 tuổi từ chối, dứt khoát vậy !

Bạn hỏi tôi tin rằng như vậy sẽ tốt cho hòa bình khu vực và thế giới? Tôi không tin, tôi BIẾT chắc chắn như vậy. Tôi tin chắc rằng Đức Dalai Lama cũng biết điều đó.

Tôi không ủng hộ chính sách của Bắc Kinh, chỉ xét theo thời thế mà bày tỏ mong muốn vậy thôi.

Lịch sử VN tôi cũng chưa quên hết, nhưng thôi mình đừng bàn, tránh thị phi bạn ạ ! Tôi chỉ muốn bạn đừng quên, có biết bao nhiêu “ anh hùng dân tộc” trong lịch sử cổ kim thực tế là tai họa cho những người dân đen mà họ muốn “ giải phóng” hay “bảo vệ”. Lịch sử là một vòng luẩn quẩn !

A Di Đà Phật.
avatar
huynhvanhoang 06/12/2010 16:25:39
@ Nguyenduy Hung; Tôi đả hiểu bạn, chân thành cản ơn
avatar
Hư Trúc 13/12/2010 08:49:15
Theo tinh thần của Đạo Phật Tây Tạng thì Đức Đạt Lai Lạt Ma là hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm, và tôi cũng từng nghe Hòa Thượng Từ-Thông thuyết pháp có nói rằng, Ưng dĩ cộng sản thân đắc độ giả, tức hiện cộng sản thân nhi vị thuyết pháp. Như vậy, trong trường hợp của Đức Đạt Lai Lạt Ma, chúng ta có thể nói là:

- Ưng dĩ vô biên thân đắc độ giả tức hiện vô biên thân nhi vị thuyết pháp
- Ưng dĩ Đạt Lai Lạt Ma thân đắc độ giả, tức hiện Đạt Lai Lạt Ma thân nhi vị thuyết pháp.

Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Cung kính

Hư Trúc
avatar
thanh huong 15/12/2010 09:00:23
Ban Duy Hung than men!
Tay Tang la mot manh dat tieu bieu cho nen van hoa the gioi. So di Duc Dat Lai Lat Ma muon giu lai vi tri lanh dao trong cong dong Tay Tang, la vi Ngai khong muon mot nen van hoa dac sac cua nhan loai bi Trung Cong huy hoai, chu Ngai khong bao gio hanh dien voi mot chuc vij quyen uy nao. Do la the hien duoc long tu bi cua Phat giao ban a.
Ngai Hu Van, Tinh Khong, Nhu Dien vv nhu ban neu ra o tren, lam sao co the so sanh duoc voi Duc Lat Lai Dat Ma duoc. Boi vi ho dau co roi vao nhung tinh huong eo le nhu vay.
Mong ban hoan hy nhe!
avatar
Duy Hưng 17/12/2010 08:11:44
Thanh Hương, chào ban!

Tất nhiên là mình hoan hỷ rồi! Kính trọng Đức Lama đồng nghĩa với kính trọng một vị Phật. Cho dù Ngài không phải là Phật sống thì cũng là một vị Phật tương lai. Bạn yên tâm!

Có những lúc xa rời chánh niệm, để cho cái tâm điên đảo chạy lung tung, đem óc phàm phu bàn luận về đạo hạnh của Thánh nhân để rồi nghĩ lại thấy hổ thẹn.

Mình không có ý so sánh đâu, bạn thân mến! Mình có một mong muốn. Bạn biết mình mong muốn điều gì không? Mình mong một ngày nào đó thế giới không còn giáo phái, không còn tông phái; Phật giáo không còn Nam tông – Bắc tông, Đại thừa- Tiểu thừa; loài người không còn phân biệt màu da, sắc tộc; không còn người Tây tạng, người Trung quốc, người Việt, người Chàm, người Mỹ, người Nhật….Tất cả đều như nhau, đều bình đẳng, tất cả đều tu một pháp môn: pháp môn GIÁC NGỘ - pháp môn THÀNH PHẬT.

Đức Phật dạy rất là nhiều phương pháp, nhiều lắm. Thực ra Ngài rất buồn vì bắt buộc phải dạy rất nhiều pháp môn, bởi vì chúng sinh cang cường, điên đảo, chấp chước, phân biệt. Chúng sinh chấp ngã, chấp phái, tôn sùng bừa bãi, lập bè lập phái, để Đức Phật phải nhọc tâm chỉ bảo đủ mọi cách. Thực ra Ngài không muốn như vậy. Ngài chỉ muốn dạy một pháp môn duy nhất : NIỆM PHẬT. Rất tiếc là pháp môn này lại là pháp môn khó tin nhất!

Có những lúc mình nghĩ, giá như tất cả mọi người trên thế gian đều niệm Phật, tất cả đều phát nguyện sinh về cõi Phật Di Đà thì hay biết mấy! Bấy giờ không ai phải độ ai, ai cũng niệm Phật tự độ mình, ai cũng thấu tinh thần Kim Cang – cứu độ chúng sinh mà không hề cứu độ chúng sinh – được như vậy thì chẳng bao lâu sẽ không còn da trắng, da đen, tất cả đều thọ thân kim cương đồng nhau không khác. Ý nghĩ đi miên man như vậy rồi dừng lại chỗ Dalai Lama lúc nào không biết…

Bạn nói Trung cộng sẽ hủy hoại văn hóa Tây tạng, thật vậy hả? Nếu thật vậy thì tệ quá! Bạn có chắc không? Hay là họ chỉ khó chịu vì Đức Lama và cái chính phủ Tây tạng thôi? Nếu chỉ có vậy thôi thì bạn bảo Ngài buông ra là xong chứ có gì đâu?! Ở Trung Hoa cũng như ở VN mình đều đa văn hóa mà!

Bạn xem kỹ lại rồi báo cho mình biết với nhe, mình mong lắm đấy!

A DI ĐÀ PHẬT.
avatar
thanghv 29/10/2011 22:31:43
@Duy Hưng: Bạn có vẻ có niềm tin vào Trung cộng nhỉ? mình thì mình có niềm tin vào niềm tin của Đức DLLM. Xin lỗi cái mong ước của bạn mọi người đều tu một pháp môn là không thể có được nếu không đức Phật không phải mất công giảng bao nhiêu pháp môn như vậy, tùy theo nhân duyên của mỗi người phù hợp với pháp môn nào thì theo pháp môn đó, mà mỗi người có một nhân duyên khác nhau ko ai giống ai, có người không có nhân duyên với đạo Phật, bạn ước mơ xa vời quá.
tổng số: 7 | đang hiển thị: 1 - 7

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập