Trung Quốc: Diễn đàn Sùng Thánh Hội thảo Phật Giáo quốc tế vùng Nam Á & Đông Nam Á

Đã đọc: 1650           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Nhận lời mời của ban tổ chức Diễn đàn Sùng Thánh - Hội thảo Phật Giáo quốc tế vùng Nam Á & Đông Nam Á được tổ chức tại Tổ đình Sùng Thánh (TP.Đại Lý, tỉnh Vân Nam) diễn ra từ ngày 22/09/2016 - 26/09/2016 có 23 quốc gia tham dự. Phái đoàn Phật giáo Việt Nam đã tuyên cử Thượng tọa Thích Bửu Chánh - UVTT.HĐTS.GHPGVN, Phó viện trưởng HVPGVN tại TP.Hồ Chí Minh, TT.Thích Nguyên Đạt - UVTT.HĐTS.GHPGVN, phó viện trưởng HVPGVN tại Huế, TT.Thích Giải Hiền - Giảng viên HVPGVN tại TP.Hà Nội đến tham dự và trình bày tham luận.

Với chủ đề: Một Vành Đai - Một Con Đường, đại diện PGVN - TT.Thích Bửu Chánh trình bày tham luận nêu rõ thực trạng chung của đời sống xã hội ngày nay và các thế mạnh của PG được vận dụng khéo léo qua phương tiện dẫn nhân nhập Đạo. Xin mời độc giải xem bài tham luận.

“Thế giới hiện đại mà chúng ta đang sống, trong từng khoảng sát na phải đối mặt với các vấn nạn khổ đau của nhân sinh: Sự biến đổi khí hậu, môi trường sinh thái, thiên tai, dịch bệnh hiểm nghèo, sự bất an của con người gia tăng, xung đột sắc tộc tôn giáo, chiến tranh v.v. Những hậu qủa đó đã cướp đi hàng vạn sinh linh và những di chứng để lại khiến chúng ta suy nghĩ phải có những hành động thiết thực nhằm góp phần cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Thông điệp về con đường giải thoát đau khổ, tình thương, tuệ giác của Đức Phật đã tuyên thuyết tại Ấn Độ cách đây 2600 năm vẫn còn nguyên giá trị. Từ trong giáo lý của Đức Phật chỉ dậy rằng: “mục đích của đời sống là hạnh phúc, an lạc nội tâm”. Tâm bình thế giới bình (sự bình yên), an lạc nội tâm để chúng ta đối diện và giải quyết khủng khoảng. Giáo lý Đức Phật về lòng từ bi, tình thương, tấm lòng bao dung và học thuyết bất bạo động… là những công cụ để chúng ta giữ được sự bình yên để có sự an lạc nội tâm. Chỉ có sự hiện diện của Tuệ Giác sáng suốt và trái tim rộng mở tình thương thì chúng ta mới giải quyết được các vấn nạn cho xã hội thời nay. Là một trong những quốc gia thuộc vùng Đông Nam Á, Tăng Ni Phật tử PGVN.GHPGVN đã không ngừng truyền bá Chính Pháp của Đức Phật với phương châm phục vụ cho nhân sinh, đưa giáo lý nhập thế của Đức Phật vào trong đời sống, vì mục đích xây dựng một xã hội thanh bình, an lạc, góp phần đem lại hòa bình trong khu vực và trên thế giới.

Hiện nay, GHPGVN có khoảng 50.000 Tăng Ni tu hành, gần 15.000 tự viện, hàng chục triệu tín đồ trong cả nước yêu mến Đạo Phật, tín ngưỡng Đạo Phật chiếm 80% dân số cả nước.

Hệ thống giáo dục và công tác hoằng pháp được đổi mới về nội dung và phương pháp. GHPGVN có 04 trường đại học PG, nhiều trường Sơ-Trung-Cao cấp Phật học. Hàng năm, nghành giáo dục Tăng Ni đào tạo hàng ngàn Tăng Ni thuộc mọi trình độ. Các khóa tu học thường xuyên dành cho Phật tử và các thanh thiếu niên tham dự ngày càng đông. Họat động PG quốc tế được mở rộng giao lưu nhằm trao đổi cùng các GH và truyền thống PG các nước. Công tác từ thiện xã hội có hiệu qủa thiết thực, đồng thời là Phật sự trọng tâm của GH, TTXH đã đạt nhiều thành tựu như: thành lập các trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi, người già cô đơn, người tàn tật, tư vấn khám chữa bệnh HIV/AIDS, phòng khám Tuệ Tĩnh đường (đông tây y). GH luôn có mặt kịp thời cứu trợ thiên tai lũ lụt, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc người có công với tổ quốc v.v. Ngoài ra, GH tham gia cứu trợ từ thiện quốc tế như: động đất, sóng thần tại Nhật Bản, Indonesia, Myanmar, Trung Quốc.

Nhìn chung - GHPGVN ứng dụng tinh thần nhập thế của Phật giáo. GHPGVN mong muốn PG các nước tăng cường sự hợp tác, cùng nhau thúc đẩy sự phát triển PG tại mỗi quốc gia và cho cả cộng đồng PG thế giới.

Tin - Ảnh: Hoa Sen Gió - PT.No










Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập