Indonesia: Hội Công đức Từ tế Phật giáo tư vấn về HIV/AIDS tại Wahau Muara

Đã đọc: 1225           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Hôm thứ Bảy, ngày 24/09/2016 – tại địa phương Wahau Muara, huyện Đông Kutai, tỉnh Đông Kalimantan, Indonesia, các tình nguyện viên Hội Công đức Từ tế Phật giáo Indonesia đã tổ chức một nền giáo dục về bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em, tư vấn về HIV/AIDS bởi sự ảnh hưởng của nó trên cơ thể của con người.

Các hoạt động theo lịch trình thường xuyên hàng tháng, với sự tham gia của khoảng 30 người, trong đó phần lớn là các bà mẹ trẻ. Mang theo em bé, người mẹ trẻ được chia sẻ kiến thức về việc phòng chống nhiễm HIV/AIDS.
 
Tình nguyện viên Hội Công đức Từ tế Phật giáo Indonesia chia sẻ rằng: “Việc nhiễm HIV/AIDS thường xảy ra do thiếu hiểu biết trong việc phòng chống. Phụ nữ mang thai lại bị nhiễm HIV/AIDS có thể ảnh hưởng đến thai nhi khoảng 25-40%. Không chỉ vậy, các bà mẹ sống chung với HIV/AIDS không nên cho con bú sữa”.
 
Không chỉ chia sẻ, giải thích những gì về HIV/AIDS và bao nhiêu Virus nguy hiểm khác, Tình nguyện viên Hội Công đức Từ tế Phật giáo Indonesia cũng giải thích các hình thức lây truyền nhiễm và cách để phòng ngừa:
 
“Hệ miễn dịch của con người, với thành phần chủ lực là bạch cầu, là lực lượng bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của các loại tác nhân gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài hoặc mầm bệnh ung thư phát sinh từ một số tế bào trong cơ thể. Người ta có thể ví bạch cầu như những người lính luôn đi “tuần tra” khắp cơ thể để phát hiện và chiến đấu chống lại các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài hoặc phát sinh từ bên trong cơ thể.
 
Trong đội ngũ bạch cầu, có một loại đặc biệt gọi là lympho bào T có điểm thụ cảm CD4 (gọi tắt là tế bào CD4), đóng vai trò như một “Tổng chỉ huy”, có nhiệm vụ điều phối, huy động hay “rút lui” toàn bộ hệ thống miễn dịch của cơ thể.
 
Sau khi xâm nhập cơ thể, HIV tấn công ngay vào các bạch cầu, nhất là lympho bào T-CD4. HIV sử dụng chính chất liệu di truyền của các tế bào bạch cầu này để nhân lên, để sinh sôi nảy nở. Như vậy, bạch cầu không những không bao vây, tiêu diệt được HIV, mà còn bị HIV biến thành “kẻ tòng phạm” và cuối cùng bị HIV phá hủy.
 
HIV phá hủy bạch cầu ngày càng nhiều, dẫn đến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm dần, cuối cùng là bị “vô hiệu hóa” và điều đó có nghĩa là cơ thể con người không được bảo vệ nữa. Lúc đó, mọi mầm bệnh khác như vi trùng, siêu vi trùng nhân cơ hội này gây bệnh (nhiễm trùng cơ hội) và cả tế bào ung thư “mặc sức hoành hành” gây nên nhiều bệnh nguy hiểm… và cuối cùng dẫn đến tử vong.
 
Ngoài ra, sau khi xâm nhập cơ thể, HIV còn có thể trực tiếp phá hoại tế bào thần kinh đệm khiến người bệnh lú lẫn, mất trí… hoặc xâm nhập vào các cơ quan thần kinh, dạ dày, ruột, da… gây nên mộy số bệnh cho các cơ quan này, làm cho bệnh cảnh của AIDS vì thế mà trở nên hết sức đa dạng, phức tạp và khó chuẩn đoán. . .”.
 
Một số những người mẹ trẻ đặt nhiều câu hỏi thắc thắc, và tình nguyện viên Hội Công đức Từ tế Phật giáo Indonesia đều ân cần tư vấn một cách thỏa đáng. 
 
Một việc tư vấn đầy ý nghĩa nhân văn và góp phần đảm bảo sức khỏe cho các bà mẹ trẻ em vùng nông thôn.
 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập