Nhật Bản định thay thế biểu tượng cho các ngôi Tự viện Phật giáo trên bản đồ

Đã đọc: 2036           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Theo Reuters, Nhật Bản chuẩn bị bỏ sử dụng hình chữ Vạn và các ký hiệu dễ gây nhầm lẫn khác trên bản đồ dành cho khách du lịch nước ngoài sau khi gặp phải những phàn nàn cho rằng các biểu tượng này gây phản cảm và khó hiểu.

Một đề xuất của Nhật Bản bỏ không dùng biểu tượng chữ "Vạn" (Swastika), được dùng để xác định các ngôi Tự viện Phật giáo trên bản đồ du lịch, đã gây tranh cãi.

Cơ quan chính thức của Nhật Bản chuyên phụ trách việc thiết kế bản đồ nói người nước ngoài có thể nhầm lẫn nó với biểu tượng "chữ thập ngoặc" của Phát xít Đức, và Tự viện Phật giáo nên được thể hiện bằng hình vẽ ngôi chùa ba tầng.

Những hình chữ Vạn có thể bị xóa khỏi bản đồ Nhật Bản sau khi một cuộc điều tra cho thấy hầu hết khách du lịch gắn nó với... phát xít Đức thay vì những ngôi chùa Phật giáo.

Theo Reuters, Nhật Bản chuẩn bị bỏ sử dụng hình chữ Vạn và các ký hiệu dễ gây nhầm lẫn khác trên bản đồ dành cho khách du lịch nước ngoài sau khi gặp phải những phàn nàn cho rằng các biểu tượng này gây phản cảm và khó hiểu.

Mặc dù nguồn gốc chữ Vạn (Swastika) xuất phát từ tiếng Phạn cổ và gắn kết hàng thế kỷ với Phật giáo Nhật Bản, GSI (Cơ quan Không gian Địa lý Nhật Bản) phát hiện rằng nhiều du khách nước ngoài vẫn liên tưởng chữ Vạn với chế độ Phát xít Đức.

Ở Nhật, chữ Vạn được gọi là manji. Ký hiệu này trên bản đồ thực tế hơi khác so với biểu tượng của Đức Quốc Xã, bốn chân của hình chữ Vạn này xoay ngược chiều kim đồng hồ, còn ký hiệu được Đức quốc xã sử dụng thì quay ngược lại, được vẽ xiên một góc 45 độ.

Quyết định thay thế chữ Vạn được đưa ra sau khi GSI thăm dò ý kiến của hơn 1.000 người đến từ 92 quốc gia, các nhân viên sứ quán, sinh viên ngoại quốc về 18 ký hiệu thường được sử dụng trên bản đồ.

Nhưng đề nghị này đã gây khó chịu ở một vài nơi, với một kêu gọi tìm hiểu về Nhật Bản đối với khách du lịch nhằm được thông tin tốt hơn về lịch sử của các quốc gia mà họ đến thăm.

Makoto Watanabe, một chuyên gia thông tin liên lạc tại Đại học Hokkaido Bunkyo, nói: "Chúng tôi đã sử dụng biểu tượng này trong hàng ngàn năm trước khi nó được đưa vào lá cờ của Đức Quốc Xã, vì vậy tôi tin rằng sẽ tốt hơn khi chúng ta giữ nó trên bản đồ và yêu cầu người khác hiểu được ý nghĩa thực sự của nó".

Makoto Watanabe nói thêm, khi đề cập đến thuật ngữ tiếng Nhật của biểu tượng: “Tôi nghĩ rằng nó sẽ mang lại một mục đích tốt nếu người nước ngoài nhìn thấy biểu tượng, hỏi xem nó có ý nghĩa gì và có nguồn gốc từ đâu.

Điều đó có thể giúp loại bỏ một số những ấn tượng tiêu cực liên quan đến manji”.

Cho đến ngày nay, nó vẫn tiếp tục được sử dụng bởi những kẻ cực đoan để biểu thị thiên hướng chính trị của họ.

GSI đưa ra những gợi ý này sau khi nói chuyện với các chuyên gia và khảo sát hơn 1.000 người, bao gồm cả khách du lịch, các quan chức đại sứ quán và sinh viên nước ngoài.

Họ tiến hành tham vấn công chúng trước khi đưa ra quyết định chính thức, nhưng một số người dân Nhật Bản không hài lòng.

Nhiều người nói biểu tượng cổ xưa bằng tiếng Phạn - được đưa vào tiếng Nhật và được phát âm là Manji – vốn từ lâu đã gắn liền với Phật giáo và văn hóa Nhật Bản, và rằng du khách cần biết điều đó.

__Thích Vân Phong __

(Nguồn: Japantoday)

 

 

 

 

 







Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập