Đồng Nai: Bế Mạc Pháp Hội Trùng Tụng Tam Tạng Pali - Việt Lần II

Đã đọc: 1131           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Sáng ngày 24/02/2021 (13/01 Tân Sửu), tại Thiền viện Phước Sơn (TP Biên Hòa) đã diễn ra bế mạc Pháp hội trùng tụng Tam tạng Pali - Việt lần II.

Chứng minh có sự hiện diện: Hòa thượng Thích Bửu Chánh - Viện chủ TV Phước Sơn - Trưởng ban Pháp hội.

Phát biểu bế mạc Pháp hội trùng tụng Tam tạng Pali - Việt lần II, HT tán thán Tăng Ni Phật tử đã tinh tấn nỗ lực cùng học - tập đọc song ngữ - tìm hiểu - suy nghĩ sâu sắc về 10 bài kinh thuộc Kinh Trung Bộ. Trong thời gian 7 ngày, mỗi người tự thúc liễm thân khẩu ý trong chính niệm, đồng thời thực hiện rất tốt thông điệp 5K theo yêu cầu của nhà nước đã đề ra.

Nhân dịp này, HT viện chủ cho biết hôm nay là ngày tiểu tường của Cố Hòa thượng Thích Giác Chánh.

Được biết, HT Thích Giác Chánh - thế danh Phạm Văn Chánh, sinh năm 1947 tại Vĩnh Long. Năm 1967, Ngài xuất gia với HT Tịnh Sự (chùa Viên Giác, Long Hồ, Vĩnh Long), đặc biệt chuyên tâm tạng A-Tỳ-Đàm suốt 5 năm.

Trong khoảng năm 1970-1975, Ngài là một giảng sư ở Sài Gòn và các tỉnh Vũng Tàu - Mỹ Tho - Vĩnh Long, dành thời gian biên soạn, ấn hành các đầu sách Pháp Âm (2 tập), Pháp Thừa (2 tập), Chính Đạo Ngâm Khúc (Thi hóa nội dung Kinh Cát Tường - Mangalasutta),  Đạo Trường Siêu Thanh (không xuất bản), Vi Diệu Pháp Nhập Môn (in sau năm 1975).

Năm 1976, Ngài cùng HT Thiện Pháp vào rừng Bình Sơn (liền dẫy với An Diễn, Suối Trầu, Cẩm Đường bây giờ) để xây dựng ngôi chùa Thiền Quang mái tranh vách đất và nuôi dạy gần 20 vị Sadi cùng giới tử.

Thời điểm 1977-1980, điều kiện sinh hoạt khó khăn, nhưng lớp học A-Tỳ-Đàm vẫn duy trì đều đặn. Đặc biệt với số lượng vừa vặn 12 vị Tăng trẻ, đã thành lập ban hoằng pháp, tiểu ban pháp chế, giảng sư, giám luật.

Đầu năm 1983, Ngài phát động phong trào học thuộc Tam Tạng Pali, trung bình 3 tháng có cuộc thi trùng tụng, bất cứ chư Tăng hoặc cư sĩ học xong 120 trang kinh Tạng Pali thì được trao tặng phần thưởng có tên gọi là giải Nibbana, ba lần Nibbana được 1 lần Saddhamma với phần thưởng gấp đôi. Năm 1987, Ngài phát động phong trào phiên dịch kinh điển từ tiếng Anh sang tiếng Thái.

Do phần Luật tạng chưa được phiên dịch ở Việt Nam, nên Ngài đã ra phần thưởng hậu hỹ cho những vị nào dịch sách Luật. Chính nhờ phong trào này mà toàn bộ giáo trình A-Tỳ-Đàm của đại học Rakhang của Thái được dịch toàn bộ sang tiếng Việt và phổ biến rộng rãi trong chư Tăng.

Trước năm 1980, sau năm 1990: Ngài là người đầu tiên cũng là duy nhất tổ chức Pháp hội, khích lệ chư Tăng và cư sĩ tham gia các nội dung: viết thuyết trình về các đề tài giáo lý (ghi danh, sắp xếp thời gian luân phiên), tụng kinh, ngâm kệ Pali, tọa thiền, đố vui Phật pháp.

Từ năm 1989, Ngài rời Long Thành và xây dựng chùa Bửu Đức tại TP Biên Hòa. Năm 1991, theo thỉnh cầu của Phật tử thân tín, Ngài tra lục kinh điển để thực hiện bộ trường thi có tên Phật Sử Diễn Ca dài 100.000 câu, khi tái bản được đặt tên mới Đấng Thiên Nhân Sư Gotama. Sau năm 2000, Ngài dành nhiều thời gian nghiên cứu, thực tập Tứ Niệm Xứ.

Năm 2005, Ngài dành trọn thời gian đọc kĩ, san định bộ Thanh Tịnh Đạo và Vô Ngại Giải Đạo.

Cuộc đời Ngài hiện hữu 74 năm, 50 năm mặc áo thích tử như lai, mối quan tâm lớn nhất của Ngài là đào tạo Tăng tài và truyền bá giáo pháp.

**** Một vài hình ảnh buổi lễ:






Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập