Lưỡng nguyệt san Đạo Phật Ngày Nay

Lời vàng Phật dạy

Đã đọc: 4073           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Dầu lợi người bao nhiêu, Chớ quên phần tự lợi, Nhờ thắng trí tự lợi. Hãy chuyên tâm lợi mình. (Pháp Cú, kệ số 166)

Này các Tỳ-kheo, người hành trì có một phần, thành tựu được một phần; người hành trì toàn phần, thành tựu được toàn phần. Ta tuyên bố rằng, này các Tỳ-kheo, các học giới không phải là rỗng không. (Tăng Chi Bộ Kinh I. Trang 422)

Bố thí và ái ngữ,

Lợi hành và đồng sự,

Đối với những pháp này,

Ở đời đối xử nhau,

Chỗ này và chỗ kia,

Như vậy thật tương xứng,

Và bốn nhiếp pháp này,

Như đỉnh đầu trục xe,

Nếu thiếu nhiếp pháp này,

Thời cả mẹ lẫn cha

Không được các người con

Tôn trọng và cung kính,

Do vậy bậc hiền trí,

Đồng đẳng nhìn nhiếp pháp

Nhờ vậy họ đạt được,

Sự cao lớn, tán thán.

(Tăng Chi Bộ Kinh I. Trang 610-11)

Thế Tôn đã nói như sau: "Ai thấy được lý duyên khởi, người ấy thấy được pháp; ai thấy được pháp, người ấy thấy được lý duyên khởi." (Trung Bộ Kinh I. Trang 420)

Người có ái làm bạn,

Sẽ luân chuyển dài dài,

Khi hiện hữu chỗ này,

Khi hiện hữu chỗ khác,

Người ấy không dừng được,

Sự luân chuyển tái sanh.

Rõ biết nguy hại này,

Chính ái sanh đau khổ,

Tỳ-kheo từ bỏ ái,

Không nắm giữ chấp thủ,

An trú, không thất niệm,

Vị ấy sống xuất gia.

(Tăng Chi Bộ Kinh I. Trang 566-7)

Sắc, này các Tỳ-kheo, là vô thường; cái gì vô thường là khổ; cái gì khổ là vô ngã; cái gì vô ngã, cần phải như thật quán với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi; cái này không phải là tôi; cái này không phải tự ngã của tôi." (Tương Ưng Bộ Kinh III. Trang 47)

Trong vô thường, tưởng thường,

Trong khổ tưởng là lạc,

Trong vô ngã, tưởng ngã,

Trong bất tịnh, tưởng tịnh,

Chúng sanh đến tà kiến,

Tâm động, tưởng tà vọng,

Bị ma trói buộc chặt,

Không thoát khỏi ách nạn,

Chúng sanh bị luân chuyển,

Trong sanh tử luân hồi.

Khi chư Phật xuất hiện,

Ở đời chói hào quang,

Tuyên thuyết diệu pháp này,

Đưa đến khổ lắng dịu.

Nghe pháp, được trí tuệ,

Trở lại được tự tâm,

Thấy vô thường không thường,

Thấy đau khổ là khổ,

Thấy tự ngã không ngã,

Thấy bất tịnh không tịnh,

Do hành chánh tri kiến,

Vượt qua mọi đau khổ.

(Tăng Chi Bộ Kinh I. Trang 651-52)

Sắc, này các Tỳ-kheo, là vô thường. Cái gì là nhân, cái gì là duyên cho sắc sanh khởi; cái ấy cũng vô thường. Sắc đã được cái vô thường làm cho sanh khởi, này các Tỳ-kheo, từ đâu có thể thường được? (Tương Ưng Bộ Kinh III. Trang 49)

Đời sống bị dắt dẫn,

Mạng sống chẳng là bao,

Bị già kéo dẫn đi,

Không có nơi nương tựa.

Hãy luôn luôn quán tưởng,

Sợ hãi tử vong này,

Hãy làm các công đức

Đưa đến chơn an lạc.

Ở đây chế ngự thân,

Chế ngự lời và ý,

Kẻ ấy dầu có chết,

Cũng được hưởng an lạc,

Vì khi còn đang sống

Đã làm các công đức.

(Tăng Chi Bộ Kinh I. Trang 278)

Này các Tỳ-kheo, thế nào là đặt gánh nặng xuống? Đây là sự ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn, sự từ bỏ, xả ly, giải thoát, không chấp thủ. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là đặt gánh nặng xuống. (Tương Ưng Bộ Kinh III. Trang 54)

Với lậu hoặc chưa đoạn,

Ta có thể là tiên,

Có thể Càn-thát-bà,

Có thể là loài chim

Hay đi đến Dạ-xoa,

Hay vào trong thai người,

Với ta lậu hoặc tận,

Bị phá hủy, trừ khử

Như sen trắng tươi đẹp

Không bị nước thấm ướt,

Đời không thấm ướt ta,

Do vậy ta được gọi,

Ta là Phật Chánh giác,

Hỡi này Bà-la-môn.

(Tăng Chi Bộ Kinh I. Trang 623)

Đức Thế Tôn nói với tôn giả Anuradha: "Trước kia và nay, này Anuradha, Ta chỉ tuyên bố khổ và đoạn diệt khổ." (Tương Ưng Bộ Kinh III. Trang 216)

Trong ngôi nhà bị cháy,

Đồ đạc được đem ra,

Đồ ấy lợi cho nó,

Không phải đồ bị cháy,

Cũng vậy đời bị cháy,

Do già chết thiêu đốt,

Nhờ bố thí tự cứu,

Khéo cứu, đồ bố thí.

Ở đây, chế ngự thân,

Chế ngự lời và ý,

Kẻ ấy dầu có chết,

Cũng được hưởng an lạc,

Vì khi còn đang sống,

Đã làm các công đức.

(Tăng Chi Bộ Kinh I. Trang 279)

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)