Phật Giáo & Thánh Tích SRI LANKA

Đã đọc: 28           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Mời xem sách bên phải

MỤC LỤC

 
Lời Giới Thiệu - Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Siri Sumedha Thero 15 Foreword 19
Lời Đầu - Thích Nữ Giới Hương 23
Introduction 32
 
CHƯƠNG I: ĐẤT NƯỚC TÍCH LAN 39
1. Hải Đảo Ceylon (Sri Lanka) 39
2. Thủ Đô Colombo 45
 
CHƯƠNG II: PHẬT GIÁO SRI LANKA 48
1. Đức Phật Ba Lần Viếng Thăm Ceylon 48
2. Hoàng Tử Vijaya - Vị Vua Đầu Tiên Của Ceylon 50
3. Thánh Tăng Mahā Mahinda Thero
Truyền Pháp Đầu Tiên Tại Ceylon 54
4. Thánh Tổ Tỳ kheo Ni Sanghaṁittā Theri
Thành Lập Giáo Hội Ni Ở Ceylon 59
5. Phật Giáo Tại Sri Lanka 60
6. Cuộc Phục Hưng Phật Giáo Thời Hiện Đại 64
7. Lá Cờ Phật Giáo Quốc Tế 69
8. Phật Giáo Sri Lanka Hiện Nay 71
 
CHƯƠNG III: CÁC CỐ ĐÔ PHẬT GIÁO ANURADHAPURA VÀ POLONNARUWA 74
1. Các Thánh Địa Khảo Cổ Học
Ở Thành Phố Anurādhapura 74
1.1. Cây Bồ Đề Jaya Sri Maha Bodhi, Anurādhapura
(thế kỷ thứ III trước Công nguyên) 75
1.2. Thủ đô Anurādhapura 80
1.3. Quần Thể Phế Tích Phật Giáo ở Cố Đô Anurādhapura 84
1.3.1. Cây Bồ Đề thiêng (Jaya Sri Maha Bodhi), Anurādhapura 87
1.3.2. Viện bảo tàng khảo cổ Anurādhapura
(Anurādhapura Archaeological Museum) 89
1.3.3. Tháp Abhayagiri Dagoba 90
1.3.4. Chùa hang đá Isurumuniya 93
1.3.5. Viện bảo tàng khảo cổ Abhayagiriya
(Abhayagiriya Museum) 94
1.3.6. Tu viện Đồng Brazen 94
1.3.7. Tháp Mirisawetiya Dagaba 96
1.3.8. Đại tháp hoàng gia Anurādhapura 97
1.3.9. Tháp Hòa Bình Rathnamali Maha Chetiya (Ruwanweli Maha Seya) 98
1.3.10. Tháp Jētavanārāmaya 103
1.3.11. Bảo Tháp Thuparama Dagaba 105
1.3.12. Tượng Phật Aukana 106
1.3.13. Núi đá Mihintale (Hill of Mahinda) 107
1.3.14. Trai đường và Nhà Bếp 108
1.3.15. Đá mặt trăng Sandakada Pahana Anurādhapura (Moonstone) 109
1.3.16. Hồ voi Eth Pokuna 110
1.3.17. Hồ đôi Kuttam Pokuna 111
1.3.18. Tượng Phật thiền định (Samadhi) 112
1.3.19. Tháp Lankaramaya 113
1.3.20. Hang ẩn cư Vessagiri 115
1.3.21. Tu viện Mayura Pirivena 115
1.3.22. Tu viện Sārānanda Pirivena 117
1.3.23. Tháp Mirisavetiya 118
1.3.24. Tu viện Issarasamanārāma (Isurumuniya) 119
1.3.25. Giảng đường Ratna Prasada Anurādhapura 120
1.3.26. Thông Tin Cần Thiết ở Anurādhapura 121
 
2. Các Thánh Địa Khảo Cổ Học
Ở Thành Phố Polonnaruwa (Thế Kỷ XI-XIII) 121
2.1. Cố Đô Polonnaruwa 121
2.2. Các Thánh Tích Polonnaruwa 123
2.2.1. Cung điện hoàng gia của Vua Parakramabahu 124
2.2.2. Quảng trường hoàng gia của Vua Parakramabahu 126
2.2.3. Hồ thủy lợi Parakrama Samudra 127
2.2.4. Đền Hindu Shiva số 1 128
2.2.5. Bảo tháp Thuparama 129
2.2.6. Tháp tròn Vatadage 130
2.2.7. Thiền thất Nissanka Lata Mandapaya 132
2.2.8. Tháp Bảy Tầng Satmahal Prasada 134
2.2.9. Sách sử hoàng gia Gal Potha
của đức vua Nissanka Malla 135
2.2.10. Tháp Hatadage 138
2.2.11. Hang Phật đá Galviharaya 139
2.2.12. Tháp Pabulu Vehera 141
2.2.13. Đền Hindu Shiva số 2 142
2.2.14. Đại Tháp Rankot Vehera 143
– Di tích Pinnacle Dagaba bằng vàng 143
2.2.15. Tháp trắng Kiri Vihara Dagaba 144
2.2.16. Tượng Phật Lankatilaka 145
2.2.17. Sảnh Phật Lankathilake 145
2.2.18. Tượng Phật đài Demala Maha Seya- The Tamil Dagaba 146
2.2.19. Hồ hoa sen Pokuna 147
2.2.20. Tháp Phật Tivanka 147
2.2.21. Thư viện Potgul Vehera cổ đại 148
2.2.22. Tháp Medirigiriya Vatadageya 149
2.2.23. Bịnh viện Alahana Parivena 152
2.2.24. Viện Bảo tàng Khảo cổ học Polonnaruwa 153
2.2.25. Thông Tin Hành Hương Polonnaruwa 154
 
CHƯƠNG IV: CÁC NÚI ĐÁ THIÊNG PHẬT GIÁO 156
1. Núi Mihintale – Chiếc Nôi Phật Giáo, Nơi Dấu Chân Truyền Giáo Đầu Tiên Của Phật Giáo Nguyên Thủy
Từ Ấn Độ Sang Sri Lanka 156
Những điểm hành hương chiêm bái tại Mihintale như sau: 158
1.1. Đỉnh núi Mihintale 159
1.2. Bậc thang đá của đồi Mihintale 161
1.3. Bảo tháp Kantaka Chetiya 163
1.4. Đại tháp Ambasthala Dagoba
(Dagoba Ambasthala, Sila Cetiya) 163
1.5. Trai đường 168
1.6. Bịnh viện Vejja Sala 171
1.7. Hồ nước Đen Kaludiya Pokuna
(Sylvan Pond of Black Water) 172
1.8. Hội trường 173
1.9. Thiền thất (Sannipata Sala, Sannipata Salava) 173
1.10. Hồ Rồng (Naga Pokuna) 174
1.11 Thông tin cần thiết để đến Mihintale 174
2. Núi Đá Móng Sư Tử Sirigiya Và Thành Cổ Sigiriya 177
Những điểm hành hương chiêm bái tại Núi đá Sư Tử Sigiriya như sau:
2.1. Pháo đài Sư Tử Sigiriya 181
2.3. Khu vườn nước hoàng gia 184
2.4. Các hang động ở lưng chừng núi 186
2.5. Tranh bích họa graffiti trên thạch động 187
2.6. Tín ngưỡng đại thừa thờ Bồ tát Quan Âm 190
2.7. Thông tin cần thiết để đến Pháo đài Sigiriya 191
 
3. Dấu Chân Thiêng Của Phật Trên Núi Sri Pada 192
Những điểm tham quan ở đỉnh Núi Sri Pada:
3.1. Dãy đèn điện hai bên trên đường núi Sri Pada 198
3.2. Chùa Sama Chetiya 198
3.3. Hang động Bhagava 199
3.4. Dấu chân thiêng 199
3.5. Mặt trời mọc và quang cảnh trên đỉnh núi 201
3.6. Sợi dây xích sắt cổ đại trên bậc thang đá 202
3.7. Thông tin cần thiết để đến núi Sri Pada 202
 
4. Tháp Girihandu Seya Ở Núi Tiriyaya 203
Những nơi chiêm bái ở núi Tiriyaya như sau:
4.1. Truyền thuyết Girikandi Seya: thương nhân Tapussa
và Bhallika đã thờ Xá lợi tóc của Đức 204
4.2. Bảo tháp Girihandu Seya Tiriyaya thời hiện nay 208
4.3. Cầu thang với nền đá bán nguyệt
(Moonstones at the Vatadage) 211
4.4. Hộ pháp Nagaraja-Muragals ở Tiriyaya 212
4.5. Hồ nước nhân tạo Pokuna 212
4.7. Khu phức hợp quần thể Tu viện phía Bắc Tiriyaya 213
4.8. Viện bảo tàng Khảo cổ Tiriyaya 214
4.9. Thông tin cần thiết để đến núi Girihandu Seya 214
 
CHƯƠNG V: CÁC TƯỢNG PHẬT LỚN 217
1. Tượng Phật Đá Avukana 217
Thông tin cần thiết để đến chiêm bái tượng Phật Aukana 219
2. Tượng Phật Sasseruwa 219
Thông tin để đến tượng Phật Sasseruwa 222
3. Hang Đá Phật Buduruwagala 222
Thông tin cần thiết để đến Buduruvagala 226
4. Công Viên Quốc Gia Udawalawe 227
5. Tượng Phật Đá Maligawila 228
Thông tin cần thiết để đến Maligawila 231
6. Hang Phật Đá Tantrimale 232
Thông tin cần thiết để đến Tanthirimale 234
7. Tượng Bồ Tát Phổ Hiền Ở Weligama 235
Thông tin cần thiết để tới Weligama 237
8. Tượng Phật Đá Galviharaya Ở Polonnaruwa 237
Thông tin cần thiết để đến Gal Viharaya 240
 
CHƯƠNG VI: CÁC NGÔI ĐẠI GIÀ LAM CỔ TỰ 241
1. Ngôi Đại Già Lam Cổ Tự
Kelaniya Raja Maha Vihara 242
1.1. Lịch sử cổ đại và truyền thuyết của Kelaniya 243
1.2. Lịch sử cận hiện đại của Kelaniya 247
1.3. Kiến trúc của quần thể Chùa Kelaniya 250
a. Chánh điện 250
b. Bảo tháp Kelaniya hình bán cầu màu trắng 252
c. Tượng Phật nhập Niết bàn 253
d. Tranh nghệ thuật Murals 255
e. Tượng Phật khổ hạnh và tượng Quan Âm lộ thiên 258
f. Cổng tam quan, hồ nước, cây Bồ Đề
và các kiến trúc khác 259
1.4. Lễ hội Duruthu Perahera 265
1.5. Trung tâm văn hóa giáo dục tôn giáo 265
1.6. Làm sao đến Kelaniya Raja Maha Vihara 266
1.7. Những điểm tham quan lân cận 267
2. Chùa Muhudu Maha Vihara 268
2.1. Lịch sử của Muhudu Maha Vihara 268
2.2. Kiến trúc Muhudu Maha Vihara 269
2.3. Làm sao để đến Muhudu Maha Vihara 271
3. Ngôi Đại Già Lam Cổ Tự Medirigiriya Vatadageya 271
3.1. Kiến trúc Đại già lam Medirigiriya Vatadageya 272
3.2. Lịch sử của Đại già lam Medirigiriya Vatadageya 272
3.3. Làm Sao để đến Tháp Tròn Medirigiriya Vatadageya 275
4. Chùa Cổ Nalanda Gedige 276
4.1. Thuật từ Nalanda Gedige 277
4.2. Lịch sử Nalanda Gedige 278
4.3. Làm Sao để đến chiêm bái Tháp Nalanda Gedige 278
5. Đền Răng Phật Sri Dalada Maligava
(The Temple Of The Buddha Tooth) 279
5.1. Lịch sử Công chúa Hemamali (Ấn Độ) mang
Xá-Lợi Răng Phật sang Ceylon 280
5.2. Kiến trúc Chùa Răng thiêng Sri Dalada Maligawa
(Royal Palace of Kandy) 284
5.3. Làm Sao Để Tới Chùa Răng 289
 
CHƯƠNG VII: CÁC HANG ĐỘNG PHẬT GIÁO SRI LANKA 290
1. Chùa Hang Aluvihare Rock Temple 290
1.1. Định nghĩa thuật từ Aluvihare 292
1.2. Lịch sử di tích Chùa Hang Aluvihare
và bộ Tam Tạng Pali đã tồn tại hơn hai nghìn năm 293
1.3. Kiến trúc Chùa Hang Aluvihara 299
1.4. Làm sao đến Chùa Hang Aluvihare 303
2. Hang Động Arankale 304
2.1. Nguồn gốc Hang động Arankale 304
2.2. Hang động của Arahat Maliadeva 304
2.3. Làm sao để tới Chùa Hang Arankale 307
3. Núi Đá Dimbulagala 307
3.1. Định nghĩa Dimbulagala 307
3.2. Lịch sử Hang động Dimbulagala 308
3.3. Kiến trúc Hang động 312
3.4. Làm sao để đến hang động Dimbuagala 312
4. Hang Động Hatthikucchi 313
4.1. Kiến trúc Hatthikucchi 314
4.2. Làm sao đến Hatthikucchi 315
5. Thạch Động Rajagala 316
5.1. Lịch Sử Thạch động Rajagala 316
5.2. Làm Sao Để Tới Rajagal 318
6. Hang Núi Ritigala 318
6.1. Nguồn gốc của Hang Núi Ritigala
và các nhà Sư khổ hạnh Pansakulikas 318
6.2. Kiến trúc của các Hang Núi Ritigala 320
6.3. Thông tin để đến Ritigala 322
7. Hang Động Sithulpawwa Rajamaha Viharaya 322
7.1. Lịch Sử Của Hang Núi Sithulpawwa 323
7.2. Núi Sithulpawwa Giác Ngộ 324
7.3. Kiến Trúc của Hang Núi Sithulpawwa 324
7.4. Thông Tin đế đến Sithulpawwa 326
8. Đền Thờ Trong Hang Động Dambulla
(Dambulla Royal Cave Temple) 326
8.1. Lịch Sử Quần Thể Hang Động Dambulla 328
8.2. Kiến Trúc Hang Động Dambulla 331
8.3. Chùa Tượng Phật Vàng ở Thị Trấn Dambulla 332
8.4. Thông Tin để đến Dambulla 333
 
CHƯƠNG VIII: CÁC BẢO THÁP TRẮNG
VỚI KIẾN TRÚC HÌNH BÁN CẦU 335
1. Đại Già Lam Cổ Tự Dighavapi 337
1.1. Lịch sử của Dighavapi 338
1.2. Thông tin cần thiết
để đến chiêm bái bảo tháp Dighavapi 339
2. Quần Thể Các Bảo Tháp Kantarodai 340
2.1. Kiến trúc quần thể các bảo tháp Kantarodai 340
2.2. Thông tin cần thiết để đến chiêm bái
quần thể các bảo tháp Kantarodai 341
3. Polonnaruwa Kiri Vehera - Bảo Tháp Sữa 342
3.1. Lịch sử của Tháp tròn Kiri Vehera 343
3.2. Kiến trúc của Kiri Vehera 343
3.3. Thông tin để đến chiêm bái Polonnaruwa Kiri Vehera 343
4. Bảo Tháp Kataragama Kiri Vehera 344
4.1. Lịch sử Kataragama Kiri Vehera 345
4.2. Kiến trúc Kataragama Kiri Vehera 346
4.3. Thông tin cần thiết để đến chiêm bái
Kataragama Kiri Vehera 347
5. Chùa Hang Panama Kudumbigala 348
5.1. Lịch sử của Chùa Hang Kudumbigala 349
5.2. Kiến trúc Chùa Hang Kudumbigala 349
5.3. Thông tin để đến chiêm bái Chùa Hang Kudumbigala 350
6. Bảo Tháp Mahiyangana 351
6.1. Lịch sử Bảo tháp Mahiyangana 352
6.2. Kiến trúc Bảo tháp Mahiyangana 353
6.3. Thông tin cần thiết để đến chiêm bái
Bảo tháp Mahiyangana 355
7. Đại Già Lam Cổ Tự Nagadeepa Purana Viharaya 355
7.1. sử Đại già lam cổ tự Nagadeepa Purana Viharaya 356
7.2. Kiến trúc của Đại già lam cổ tự
Nagadeepa Purana Viharaya 358
7.3. Chánh văn Đại sử Mahavamsa nói về
Đại già lam cổ tự Nagadeepa Purana Viharaya 359
Mahavamsa, Chapter 1, Verses 44-70 361
7.4. Thông tin cần thiết để đến chiêm bái
Đại già lam cổ tự Nagadeepa Purana Viharaya 362
8. Đại Già Lam Cổ Tự Tissamaharama 363
8.1. Lịch sử Đại già lam cổ tự Tissamaharama 363
8.2. Kiến trúc Đại già lam cổ tự Tissamaharama 364
8.3. Thông tin cần thiết để đến chiêm bái
Đại già lam cổ tự Tissamaharama 365
 
CHƯƠNG IX: THÔNG TIN CẦN THIẾT
CHO HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI 366
1. Chuẩn Bị Theo Thời Tiết 366
2. Cách Giao Tiếp 367
3. Vận Chuyển 367
4. Ẩm Thực 367
5. Nhà Nghỉ Trong Chùa 368
6. Lệ Phí Vào Cổng Tham Quan Thánh Địa 368
7. Các Ngày Lễ Công Cộng 369
7.1. Lễ hội Rằm tháng giêng Duruthu Pera 369
7.2. Lễ Phật đản (Vesak) 369
7.3. Lễ hội Rằm tháng bảy Poson 369
7.4. Lễ hội Răng Kandy (The Kandy Esala Perahera) 370
7.5. Lễ hội Mahiyangana Perahera 371
7.6. Lễ Hội Dấu Chân Sri Pāda 372
8. Trung Tâm Thiền Nổi Tiếng Ở Sri Lanka 373
9. Thư Viện 376
10. Viện Bảo Tàng 378
 
CHƯƠNG X: KẾT LUẬN 382
Nguồn Tham Khảo 386
PHỤ LỤC 390
Tường Trình Chuyến Hành Hương, Từ Thiện Và
Hội Thảo Phật Giáo Tại Hàn Quốc, Ấn Độ Và Tích Lan
- Ngày 22/06 Đến Ngày 20/07/2023 390
1. Hàn Quốc 391
2. Ấn Độ 392
3. Tích Lan 395
Tủ Sách BẢO ANH LẠC 403
 
 
Lời Giới Thiệu
Hòa thượng Tiến Sĩ K. Siri Sumedha Thero
 
Kính lạy Đức Thế Tôn, bậc Đấng Chánh Đẳng Giác và Đấng Ứng Cúng.
Tôi rất hân hạnh viết đôi lời giới thiệu cho cuốn sách có tựa đề ‘Phật Giáo và Thánh Tích ở Sri Lanka’ (Buddhism and Buddhist Holy Places in Sri Lanka) của Ni sư Tiến sĩ TN Giới Hương. Đây là một tác phẩm truyền cảm hứng tâm đạo và được đánh giá cao sau khi Ni sư đã thực hiện hai chuyến hành hương đến Sri Lanka năm 2016 và 2023.
Chúng tôi nhận thấy Ni sư TN Giới Hương rất quan tâm đến việc xuất bản kinh sách Phật giáo vì trước đó Ni sư đã sáng tác, biên soạn gần 100 tác phẩm với các chủ đề khác nhau như tôn giáo, triết học và lịch sử. Di sản huy hoàng của Phật giáo, lịch sử, văn hóa và truyền thống tôn giáo ở Sri Lanka được Ni sư trình bày mười chương 410 trang với 392 photos minh họa trong ấn phẩm này.
Sri Lanka là một hòn đảo nhỏ nằm ở Ấn Độ Dương, ngay cực nam của Ấn Độ, có chiều dài 432km (270 dặm) và chiều rộng 25km (140 dặm) với nhiều thánh tích Phật giáo (chùa tháp, tượng Phật, xá lợi Phật, hang động...) có chiều dài lịch sử từ thời cổ đại đến nay. Hòn đảo ngọc Sri Lanka được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau trong quá khứ như Tambapanni, Taprobane, Lanka, Rathnadvipa, Sinhaldvipa, Serendib, Zeiyan và Ceylon.
Tên hiện tại, Sri Lanka được chấp nhận từ năm 1972. Theo biên niên sử của sứ thần Sri Lanka đến thăm Rome, Ba Tư, Trung Quốc và Ai Cập và các ký sự của các nhà hành hương như Đại sư Phật Âm (Buddhaghosha), luận sư Phật giáo Buddhadatta, nhà chiêm bái Trung Quốc Pháp Hiền, học giả của xứ A-rập Abu Abdullah Muhammad ibn Battuta, thuyền trưởng Robert Knox, vv... đã để lại những mô tả hấp dẫn về hòn đảo ngọc với 80 cái tên khác nhau từ Taprobane đến Ceylon và Dharmadvipa, vv... Điều này cho thấy Sri Lanka đã thu hút rất nhiều khách chiêm bái và thương thuyền từ nhiều nước đến viếng thăm trong suốt 26 thế kỷ đầy ngạc nhiên vừa qua.
 
Trong tác phẩm ‘Phật Giáo và Thánh Tích Sri Lanka,’ Ni sư Tiến Sĩ TN Giới Hương đã trình bày về Phật giáo và các thánh tích ở Sri Lanka nhằm giới thiệu về lịch sử Phật Giáo Sri Lanka từ khi hình thành cho đến nay. Nơi nào có Pháp bảo, nơi đó có Tu viện và Tăng bảo hình thành. Nhiều đại tháp và chùa chiền được xây dựng từ thời cổ đại như Đền Xá Lợi Răng Phật Sri Dalada Maligara (Kandy, vào thế kỷ thứ 7), hang đá Mihintale nơi Thánh Tăng Mahinda (con trai của Vua Asoka ở Ấn Độ) đã đem Phật giáo đến Ceylon (thế kỷ thứ 3 TCN), cây Bồ Đề Jaya Sri Maha (cố đô Anuradhapura) được Thánh Ni Saṅghamittā Theri mang từ Ấn Độ đến Ceylon (thế kỷ thứ 3 TCN), Tu viện Aloka Viharaya Matale nơi Tam Tạng Kinh điển được viết đầu tiên trên lá cọ (năm thứ 30 Công nguyên), bảo tháp Mahiyangana nơi Đức Phật đến thăm Ceylon lần đầu tiên (thế kỷ thứ 6 TCN), Tu viện Kelaniya Rajamaha nơi Đức Phật dừng chân trong chuyến thăm Ceylon lần thứ ba, và lá cờ Phật giáo quốc tế hiện nay được thiết kế và hình thành ở Sri Lanka vào năm 1884, v.v. Đọc qua tác phẩm dày 410 trang, gồm mười chương và 392 bức hình minh họa này, độc giả có thể nhận ra Ceylon hay Sri Lanka là thánh địa quan trọng thứ hai của Phật giáo sau Ấn Độ (xứ Phật) và Phật giáo Sri Lanka rất phong phú trong văn hóa, kiến trúc, giáo dục, nghệ thuật và lịch sử, v.v.
Là người tìm kiếm kiến thức về các truyền thống lịch sử Phật giáo ở nhiều đất nước khác nhau trên thế giới, Ni sư TN
 
Giới Hương đã chiêm bái và khám phá nhiều quốc gia bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Nepal, Bhutan, Cam-pu-chia, Lào, Indonesia, Philipphine, và Sri Lanka. Ni sư đã hướng dẫn phái đoàn gồm quý Sư cô và Phật tử ở Việt Nam, Canada và Hoa Kỳ đến viếng thăm Sri Lanka hai lần trong năm 2016 và 2023. Đặc biệt, phái đoàn Ni sư đã tài trợ tiến hành hai hội thảo Phật giáo tại trường đại học Kandy (ngày 12 tháng 07 năm 2023) và Colombo (ngày 16 tháng 07 năm 2023) và kết tập thành hai cuốn sách: “Buddhism in Sri Lanka during the period of the 19th to 21st centuries” (Buddhist Studies Conference, Colombo) và “Global Spread of Buddhism with Special reference to Sri Lanka” (Buddhist Studies Seminar, University of Peradeniya, Kandy).
Ni sư TN Giới Hương đã đến Sri Lanka đảnh lễ, cúng dường, tổ chức hội thảo, chiêm bái thánh tích, chụp hình tài liệu, thu thập thông tin, để chuần bị cho biên soạn cuốn sách quý giá “Phật Giáo và Thánh Tích Sri Lanka” này. Kết quả cuối cùng của sự tìm kiếm chân thành của Ni sư là cuốn sách ‘Phật Giáo và Thánh Tích ở Sri Lanka,’ đã được hoàn thành và tôi được cộng tác với hướng dẫn viên Anura Laxman, Anuluck Tours, Ambalangoda, Sri Lanka, để hướng dẫn đoàn chiêm bái của Chùa Hương Sen cũng như tôi hân hạnh được viết lời giới thiệu cho cuốn sách này.
Tác phẩm ‘Phật Giáo và Thánh Tích ở Sri Lanka’ sẽ truyền cảm hứng cho nhiều người, vì sách này đã truyền cảm hứng cho chính chúng tôi rất nhiều và cảm thấy tăng trưởng lòng kính ngưỡng đối với Tam Bảo cùng những gì Đức Phật, chư Tổ và quý Đàn na thí chủ đã gầy dựng và đã cống hiến cho Phật giáo nói chung và Phật giáo Sri Lanka nói riêng.
Thành tâm cầu nguyện Đức Phật gia hộ cho ấn bản mới này. Tôi xin gửi lời chúc mừng và xin trân trọng giới thiệu sách. Một cẩm nang cho những ai muốn tìm hiểu nghiên cứu về Phật giáo Sri Lanka và thực hành chuyến hành hương trên hòn đảo Ceylon tôn kính này.
Kính chúc Ni sư TN Giới Hương, quý Sư cô và Phật tử Chùa Hương Sen, California, thực hiện ngày càng nhiều các hoạt động văn hóa Phật Giáo, mang tính học thuật và phúc lợi xã hội cho Tăng đoàn, cho cộng đồng Phật tử Việt Nam và trên thế giới.
Mong rằng tác phẩm này sẽ giúp những người hành hương, khách du lịch, và quý độc giả có được trí tuệ và nhận thức về vùng đất may mắn có một nền văn hóa và văn minh cổ xưa nhất trên thế giới.
 
Sarnath, Ấn Độ, ngày 4 tháng 4 năm 2024
Hòa thượng Tiến Sĩ K. Siri Sumedha Thero
Chủ tịch Hội Indo-Sri Lanka
International Buddhist Association,
Sarnath-Varanasi, India


LỜI ĐẦU
Thích Nữ Giới Hương
 
Bản đồ Hòn ngọc Sri Lanka (Google)
 
Sri Lanka là một đảo quốc với hình dáng giọt nước bầu bỉnh xinh xắn giữa Ấn Độ dương bao la.
Hải đảo này nằm cuối phía Nam của Ấn độ, nên ảnh hưởng rất nhiều văn hóa Ấn độ, đặc biệt từ thời Đức Phật còn tại thế đến nay.
Biên niên sử về hải đảo Sri Lanka (Dīpavamsa - the Chronicle of the Island of Ceylon) được biên soạn vào thế kỷ thứ IV trước Công nguyên có nói về lịch sử Phật giáo Sri Lanka xuất hiện từ thời Đức Phật còn tại thế. Tương truyền Đức Phật đã đến Sri Lanka lần đầu tiên tại làng Mahiyanganaya, để giải quyết tranh chấp giữa hai tộc Yakkas và Nagas, sau đó, Đức Phật giảng pháp cho Sumana Saman, vị tộc trưởng trong làng này, và Ngài đã trao một nắm xá lợi tóc của mình để dân làng có thể chiêm bái.1
 
Sau khi Đức Phật nhập niết bàn và sau kỳ kiết tập Tam Tạng Kinh điển lần thứ 3, Thánh Tăng Arhanthā Mahinda Thero (con trai Vua A Dục là sư huynh của Thánh Tổ Tỳ-kheo-Ni Saṅghamittā) từ Ấn độ đến Sri Lanka và thuyết pháp cho Vua Devanampiyatissa tại núi Mihintale, thành phố Anurādhapura, thời trị vì của Devanampiya Tissa. Từ đó, Phật pháp được lan truyền khắp hải đảo, nên núi Mihintale cũng được gọi là chiếc nôi Phật giáo Sri Lanka.2
Theo cuốn Biên Niên Sử về Cây Bồ Đề (Mahābodhivamsa- the Chronicle of the Bodhi Tree), bắt đầu từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, Thánh Tổ Tỳ kheo Ni Saṅghamittā Theri (con gái hoàng đế A Dục) vâng lời vua cha và sư huynh Arhanthā
 
 
Mahinda Thero làm sứ giả truyền giáo, từ Ấn độ đến Sri Lanka để thành lập Ni đoàn, giảng pháp và mang nhánh cây bồ đề chiết từ cây bồ đề gốc (cây giác ngộ) nơi Đức Phật ngồi thiền và chứng ngộ (ở Bodhgaya, Bihar, Ấn Độ), để trồng tại thành phố Anurādhapura. Thời gian trôi qua, với bao thế hệ tiếp nối, cây bồ đề vẫn còn sống sum xuê và xanh tươi cho đến ngày nay. Từ ngày đó, cố đô Anurādhapura trở nên linh thiêng và nổi tiếng thế giới với cây bồ đề cổ đại nhất thế giới.
Cuốn Biên Niên Sử về Xá Lợi Răng (Dhātuvamsa - the Chronicle of the Tooth Relic), ghi nhận rằng thế kỷ thứ 4 (năm 310 CE),3 hoàng đế Guhāsimha của Orissa sai con gái mình đến Sri Lanka với chiếc răng xá lợi của Phật. Daladāsirita và Daladāpūjāvaliya đã mô tả lễ hội Răng (rước xá lợi răng của Đức Phật nhiễu quanh thành phố) rất quy mô và hoành tráng. Nơi thờ răng Phật được gọi là Chùa Hoàng Gia Sri Dalada Maligawa- báu vật quốc gia tại thành phố Kandy, miền Trung Sri Lanka.
Trước kia, Tam Tạng Pali thường được biết dưới dạng truyền khẩu. Vào năm 29 (trước Công nguyên),4 Tăng đoàn Sri Lanka đã nhóm họp tại Chùa Aloka (Aluvihara, Matale, nằm giữa cố đô Anurādhapura và thành phố Kandy) để lần đầu tiên Tam Tạng được viết trên giấy bằng tiếng Pali và hiện giờ bộ Tam Tạng Pali cổ đại đó vẫn còn được thờ tại Aloka (Aluvihara), huyện Matale.
 
Với bề dày của 2272 năm lịch sử Phật giáo (2023 năm + 249 năm trước Tây lịch), Sri Lanka thật sự là huyền thoại của Phật giáo cổ xưa, là một trong nhiều đất nước có nhiều di sản Phật giáo cổ đại nhất thế giới có đến tám địa danh được Unesco công nhận là di sản thế giới (World Heritage Sites). Đó là:
1. Cây bồ đề lâu đời nhất (từ thế kỷ thứ 3 trước tây lịch)
2. Các quần thể thánh địa ở thành phố Anurādhapura (thế kỷ III trước Công nguyên)
3. Bộ Tam Tạng Pali (Pali Tripitaka) cổ đại lưu giữ tại Chùa Aloka (Aluvihara Cave), Matale District (vào năm 29 trước Công nguyên)
4. Xá lợi Răng của Đức Phật, báu vật quốc gia, thờ tại Chùa Hoàng gia Sri Dalada Maligawa thành phố Kandy.
5. Chùa đá Polonnaruwa (thế kỷ XII)
6. Núi đá Sư Tử Sigiriya và thành trì cổ trên núi đá Móng Sư Tử Sigiriya nhiều màu (thế kỳ V)
7. Chùa vàng trong hang động Dambulla (thế kỷ I trước Công nguyên)
8. Thành cổ pháo đài Galle (thế kỷ XV)
Ngoài tám di sản văn hóa thế giới tại Sri Lanka, còn có một danh sách của 16 thánh địa (Solosmasthanas)5 nổi tiếng thiêng liêng ở Sri Lanka. Đó là:
1. Ngôi già lam cổ tự Mahiyangana Raja Maha Vihara
2. Tịnh xá Nagadeepa Purana
3. Tu viện Kelaniya Raja Maha Vihara
4. Núi chân Phật Sri Pada
5. Động đá Diva Guhava (Hang Batatotalena)
6. Đại tháp Deegavapi Raja Maha Vihara
7. Tinh xá Muthiyangana Raja Maha Vihara
8. Đại già lam Tissamaharama Raja Maha Vihara
9. Cây Bồ đề thiêng Sri Maha Bodhi
10. Tháp Mirisawetiya
11. Tháp Ruwaneli
12. Bảo Tháp Thuparamaya
13. Tháp Abhayagiriya
14. Già lam Jetavanarama
15. Tháp Sela Cetiya
16. Tháp trắng Kiri vehera
Với niềm khát ngưỡng của người con Phật trước những di sản văn hóa và thánh địa Phật giáo Sri Lanka như vậy, Chùa Hương Sen đã thực hành được hai chuyến hành hương chiêm bái Phật tích kết hợp với từ thiện cùng hội thảo Phật giáo tại Sri Lanka:
Chuyến thứ nhất từ ngày 15/8/2016 đến 23/8/2016. Phái đoàn gồm 9 người: Tôi (Ni sư Giới Hương, Trụ Trì Chùa Hương Sen), Sư cô Viên Quang, Sư cô Viên Chân, Viên Phương (chị hai của NS Giới Hương), ba vị Phật tử Tâm Tuệ Nguyệt, Diệu Tịnh và Quảng Như, với sự hướng dẫn của một vị Sư Sri Lanka là Thượng tọa Tiến Sĩ Siri Sumedha Thero và hướng dẫn viên Anura Laksman.
Sư Siri Sumedha (chính giữa), Sư Aparakke Sugathawansa (bên trái của Sư Sumeda), Ni sư Giới Hương
(bên phải của Sư Sumedha) cùng phái đoàn hành hương Chùa Hương Sen đến Phi trường Bandaranayaka International Colombo, Katunake, Sri Lanka, ngày 16 tháng 08 năm 2016
Chuyến thứ hai từ ngày 9/7/2023 đến 20/7/2023. Phái đoàn gồm mười vị như Ni sư TN Giới Hương (Trụ trì Chùa Hương Sen), Sư cô Trí Minh (em gái của NS TN Giới Hương), Sư cô Viên Bảo, Sư cô Viên Đạo, Sư cô Đức Trí, Sư cô Viên Nhuận, Sư cô Viên Giác, Sư cô Viên Lành, Viên Lệ, Viên Phương, Viên Đào, và hướng dẫn viên cho Tour Sri Lanka (cũng giống như tour lần thứ nhất) là Hòa thượng Tiến sĩ Kahawatte Siri Sumedha cùng ông Laksman Anu.
Chúng tôi đã đến đảnh lễ, thiền hành, niệm Phật và tụng kinh ở những di tích Phật giáo hàng ngàn năm tuổi, tham quan những cảnh thiên nhiên hùng vĩ tuyệt mỹ khó ngờ của hải đảo viễn đông Sri Lanka cũng như làm từ thiện phát quà cho người nghèo, học sinh, cúng dường trai tăng cho Tăng đoàn, sinh viên du học và tổ chức hội thảo Phật giáo ở phân khoa Giáo dục, phân khoa Phật Học tại trường Đại Học Peradeniya (Kandy) và tại Chùa Maha Mahinda International Dharmadutha Society (Colombo).
Với ý nguyện nhằm giới thiệu với bạn đọc những di sản Phật giáo tâm linh mà hải đảo giọt lệ Sri Lanka đã sở hữu được, cũng như để san sẻ chút kỷ niệm và trải nghiệm về chuyến hành hương, từ thiện cùng hội thảo Phật giáo của Chùa Hương Sen nơi xứ Phật này, soạn giả mới mạo muội góp nhặt lại các thông tin hình ảnh từ kinh sách, sử liệu, internet, hướng dẫn viên Sri Lanka, chuyến thực địa chiêm bái... để hoàn thành một tập sách tiếng Việt, dày 410 trang, mười chương, có 392 tấm hình minh họa với tựa đề: PHẬT GIÁO VÀ THÁNH TÍCH SRI LANKA
(Buddhism and Buddhist Holy Places in Sri Lanka).
Dù kiến thức còn kém cõi, nhất là đối với di sản to lớn Sri Lanka, một quốc đảo phong phú về truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy, nhưng với tấm lòng nhiệt thành yêu đạo muốn chia sẻ những gì mà đoàn đã đến thấy nghe và trải nghiệm, nên trong lúc biên soạn sẽ không tránh những sơ sót, kính mong sự hướng dẫn của Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni, thiện tri thức và quý độc giả xa gần, để lần tái bản sau hoàn chỉnh hơn.
Nhân dịp này, chúng tôi muốn bày tỏ lòng tri ân đến Chư tôn thiền đức Tăng Ni, quý Phật tử xa gần, các cơ quan hội đoàn... đã đóng góp, giúp đỡ hướng dẫn trong quá trình thực hiện tập sách này như:
1. Hòa thượng Giáo sư Nandawansa Maha Thero, Chủ tịch Hội Maha Mahinda Dharmadutha Quốc Tế và trường Sri Lanka Vidyalaya Maradana Colombo 10.
2. Hòa thượng Panditha Talatuoye Samiddhi Siri Thero và các thành viên của Tu viện Dayaka Sabha koombiyangoda Matale, Sri Lanka.
3. Hòa thượng Dr. K Siri Sumedha Thero, Thượng-tọa Kandalame Piyasiri Thero, Thượng tọa Nikapitiye
Nandarathana Thero và quý Phật tử của Tu viện Jambudvipa Sri Lanka, Sarnath, Varanasi, Ấn-độ.
4. Quý Sư cô và Phật tử từ Mỹ, Canada và Việt Nam đồng hành trong hai chuyến hành hương Sri Lanka và Ấn Độ vào năm 2016 và 2023. Đặc biệt, cám ơn Sư cô Nhuận Ân đã chỉnh sửa lỗi chính tả và câu văn.
5. Hướng dẫn viên Anura Laxman, Giám đốc điều hành Tour Anu Lucky Ambalangoda và Hội Tour Du Lịch.
6. Các thí chủ cúng dường cho chuyến hành hương, từ thiện, hội thảo và các bàn tay đóng góp cho tập sách này được thành tựu.
7. Cơ quan truyền thông, Viện-bảo-tàng, Khảo-cổ-học và các địa điểm hành hương cổ ở Sri Lanka.
8. Các trang mạng internet, Google, Wikipedia, website, blog và nhiều nguồn điện tử khác.
9. Biên tập viên, các nhà xuất bản, nhà văn, nhà báo, người hành hương, hướng dẫn viên,... đã cung cấp nguồn tài liệu quý báu như đã liệt kê trong nguồn tham khảo (trang 383-386) trong cuốn sách này.
10. Nhà xuất bản Tôn Giáo (Hà Nội) đã cấp giấy phép xuất bản.
11. Nhà in Hương Sen đã giúp tác phẩm hiện hành và phổ biến.
Danh sách thiện tri thức ân nhân rất dài, xin được gởi lời tri ân chung cho những nỗ lực, những tấm lòng đóng góp cho phiên bản tiếng Việt “Phật Giáo và Thánh Tích Sri Lanka” (Buddhism and Buddhist Holy Places in Sri Lanka) được thành tựu.
Với quyển sách nhỏ này, hy vọng giúp độc giả và khách hành hương có được một cẩm nang kiến thức căn bản về lịch sử và các thánh tích Phật giáo hàng ngàn năm tuổi của Sri Lanka để chiêm bái và vững lòng tin kiên cố về bậc Đạo sư Thích Ca Mâu Ni, một vĩ nhân trong lịch sử tư tưởng nhân loại và dấu chân cũng như giáo pháp của Ngài đã lan rộng và phát triển tại Sri Lanka cùng nhiều nước trên thế giới.
Hãy thân hành, chiêm bái, đảnh lễ và thưởng lãm những di sản Phật giáo, Cây bồ đề thiêng, xá lợi Răng Phật, kiệt tác kiến trúc đền chùa của một nền văn minh Sri Lanka cổ và hiện đại. Đây là một niềm tự hào vô bờ cho Phật giáo Sri Lanka nói riêng và Phật giáo trên toàn thế giới nói chung.
 
Nam Mô Thế Tôn, Bậc Thầy của Trời Người, tác đại chứng minh
Mùa hạ Hương Sen, năm 2024 Kính bút,
Thích Nữ Giới Hương

(xem tiếp sách pdf file bên phải)

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập