Hành trình mịt mù khôi phục di tích chùa Dạm

Đã đọc: 2243           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Đại lễ đặt đá khôi phục di tích chùa Dạm (Bắc Ninh) đã diễn ra cách đây gần 1 tháng nhưng so với quy mô thực tế, đây mới chỉ là thăm dò khảo cổ trên diện tích bằng 2% tổng diện tích ngôi chùa.

Hành trình phục dựng di tích đang mịt mù với lý do: Chưa hoàn thiện phương án thiết kế.

Chưa nên phục dựng

Trước đây, nhiều nhà nghiên cứu chỉ đặt mối quan tâm đến cột đá chùa Dạm - một biểu tượng kiến trúc, mỹ thuật từ thời nhà Lý. Tuy nhiên, vừa qua, nhằm mục đích xây dựng lại chùa Dạm, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tổ chức thăm dò khảo cổ học tại đây trên diện tích 300m2.

 
Hiện trạng khu khai quật khảo cổ chùa Dạm (tỉnh Bắc Ninh).

Dù chỉ chiếm chưa tới 2% tổng diện tích ngôi chùa, trên diện tích này nhiều dấu tích kiến trúc, hiện vật khảo cổ quý đã xuất lộ. Điều này cho thấy ngôi chùa mang tầm vóc một quốc tự chứ không chỉ là một ngôi chùa của địa phương.

Bên cạnh việc chậm trễ trong phương án thiết kế, thì việc bảo vệ, cũng như trả lại cảnh quan cho chùa Dạm cũng đang diễn ra theo chiều hướng khá… mơ hồ. Theo ghi nhận của chúng tôi vào ngày 8.12, xung quanh khu vực chùa Dạm hiện có hơn 30 hố lớn, nhỏ được đào, cắt thành nhiều ô hình chữ nhật căng dây ghi rõ thông số kỹ thuật.

Tuy nhiên, với thực tế hiện trạng khu khai quật đang nằm vùng đất đồi núi, khả năng xói mòn, sạt lở đất đá là khá cao, trong khi đó tất cả các hố khai quật đều không có trang bị che chắn, các lối đi lại gần như bị ngăn cách bởi các hố lớn nhỏ. Cảnh quan xung quanh chùa Dạm đang trong tình trạng bị tàn phá nham nhở. Cá biệt, có những hố được đào khá sâu (2-3m) nằm ngay sát đường đi rất nguy hiểm cho các phương tiện giao thông.

GS - TSKH Lưu Trần Tiêu - Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cho rằng: “Việc đặt vấn đề phục dựng một công trình nào đó thuộc di tích chùa Dạm vào thời điểm hiện nay là chưa phù hợp vì nhiều lẽ: Thứ nhất, diện tích thám sát khai quật còn quá nhỏ (vỏn vẹn 300m2) để giúp chúng ta nhận diện tính chân xác về mặt bằng tổng thể của di tích. Thứ hai, thư tịch cổ ghi chép về việc khởi dựng, trùng tu chùa Dạm là quá ít”.

Vừa làm, vừa đợi

Theo bà Nguyễn Thị Thú - người hiện làm nhiệm vụ trông coi chùa Dạm cho biết: “Sau ngày tổ chức khai quật có sự tham gia của các lãnh đạo từ trung ương và tỉnh Bắc Ninh, toàn bộ cổ vật khảo cổ thu được đã được mang về lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh. Bên khai quật có hứa là đầu tháng 12 sẽ tiếp tục khai quật đợt 2, tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà đến hôm nay công trình hoàn toàn bị bỏ không, tiền công cho nhân dân tham gia khai quật vẫn chưa được thanh toán đầy đủ”.

GS TSKH Lưu Trần Tiêu - Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia: “Sau khi hoàn thành khai quật, nếu chính quyền địa phương mong muốn dựng lên một công trình văn hóa, tín ngưỡng theo kiến trúc truyền thống thì có thể chấp nhận được. Còn phục dựng thì t heo tôi là không thể vì không đủ cơ sở khoa học”.

Cùng với cảnh dang dở của chùa Dạm, thì ngay trong quan điểm khai quật cũng đã có nhiều bất đồng giữa chính quyền và các nhà khảo cổ. Trong cuộc tọa đàm giữa đại diện tỉnh Bắc Ninh với Viện Khảo cổ học Việt Nam về kết quả thám sát, khai quật khảo cổ bước đầu ở chùa Dạm có ý kiến đề nghị cho phép chính quyền địa phương, cơ quan chức năng tiến hành lập dự án phục dựng đền thờ Nguyên phi Ỷ Lan ở cấp nền bốn với lý do hiện nay đã có nhiều người cung tiến tiền bạc, công sức.

Nếu không cho làm thì sợ họ sẽ… rút lại số tiền đã ủng hộ. Nhưng ngay lập tức ý kiến trên bị bác bỏ bởi các nhà khoa học. Bởi, khi chưa khai quật để nhận diện tính chân xác về mặt bằng tổng thể, thật khó để đặt vấn đề phục dựng ngay. Nếu sau này không phù hợp với quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Dạm thì sẽ khó xử lý.

Trao đổi với báo chí, TS Lê Đình Phụng- Viện Khảo cổ học VN, người trực tiếp tham gia công tác khảo cổ cho biết: “Việc làm lễ đặt đá của tỉnh chỉ là phần nghi lễ nhằm mục đích lấy ngày, giờ tốt. Việc phục dựng hay trùng tu vào thời điểm này chắc chắn chưa thể triển khai vì đến giờ vẫn chưa có phương án thiết kế”. Hiện Viện Khảo cổ đã có phương án khai quật nhưng còn đang chờ quyết định của Bộ VHTTDL. Theo dự kiến, việc khảo cổ sẽ được thực hiện trên toàn bộ mặt bằng của ngôi chùa với diện tích khoảng 7.600m2, do đó về thời gian tiến hành khai quật vẫn chưa xác định cụ thể.

Nguồn: Dân Việt

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Đăng nhập