Chiêm ngưỡng hơn 3000 mộc bản cổ triều Lê, Nguyễn

Đã đọc: 2814           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm với số lượng 3.050, gồm 9 đầu sách lớn thuộc hai loại kinh sách chính. Đó là kinh sách có nguồn gốc từ Trung Hoa, Ấn Độ, được các vị Phật tổ thiền phái Trúc Lâm kế truyền.

Tối ngày 6/10, UBND tỉnh Bắc Giang trọng thể tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận Mộc Bản chùa Vĩnh Nghiêm là Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế là di tích quốc gia đặc biệt, 16 xã thuộc huyện Hiệp Hòa là An toàn khu 2.

Theo Thượng tọa Thích Thiện Văn – Phó chủ tịch thường trực Hội giáo Phật giáo Việt Nam tỉnh Bắc Giang, chủ trì chùa Vĩnh Nghiêm, điều thuyết phục UNESCO là ở 2 giá trị về ngôn ngữ của Mộc bản là chữ Nôm (ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam thời xưa) và giá trị kinh Phật được các Tổ sư thiền phái Trúc Lâm sáng tác, truyền lại qua hàng trăm năm.

Cũng theo Thượng tọa thì có nhiều Mộc bản có niên đại từ thế kỷ XV, một số có niên đại gần đây nhất là cuối triều Nguyễn được thiền sư Thích Thanh Hạnh chùa Vĩnh Nghiêm tổ chức san khắc.

Mộc bản phục chế được trưng bày phía ngoài gian tiếp khách


Hộp đựng sắc phong ngày xưa.


Mộc bản được sắp xếp như thư viện sách


Cận cảnh mộc bản bộ "Yên tử Nhật Trình"


Hơn 3000 mộc bản được lưu trữ


Dưới gáy mỗi Mộc bản đều có thông tin tên cuốn, số cuốn và số trang kinh Phật


Tráp đựng từ điển chữ Hán thời Lê


Nhiều Mộc bản bị cong vênh, nứt nẻ do thời tiết



Mộc bản được làm từ gỗ cây Thị, gia công cắt khúc thành tấm rồi trạm khắc và phết dầu thơm


Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Đăng nhập