Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài - Tổng quan Phật giáo Đàng Ngoài (1593-1802)

Đã đọc: 5103           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Vào đời nhà Trần, Phật giáo Đại Việt thống nhất lại dưới danh nghĩa “Phái thiền Trúc Lâm”, Hoàng gia nhà Trần sáng lập phái thiền Trúc Lâm, vì vậy, phái thiền Trúc Lâm cũng như Phật Giáo đời nhà Trần liên hệ chặt chẽ với Hoàng tộc nhà Trần.

Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ thời Hùng Vương thứ Mười tám (Thế kỷ III Trước Dương lịch), phát triển vào thế kỷ II, III, và hưng thịnh dưới đời nhà Lý (1010-1224) và nhà Trần (1224-1400). Khi nhà Minh xâm lăng Đại Việt (1407-1427), vua nhà Minh đã phá hủy nền văn hóa của Đại Việt, tịch thu và thiêu hủy hết tất cả kinh sách của Đại Việt, đập phá các di tích văn hóa (bia đá, đền miếu …).

Riêng về Phật giáo, đời nhà Trần đã có in lại bộ Đại Tạng kinh Phật giáo với hơn 5.000 quyển, trong đó in lại hầu hết kinh sách của bộ Đại Tạng kinh đời nhà Nguyên của Trung Hoa và in thêm vào đó một số kinh sách của Phật giáo Việt Nam (do các tăng sĩ Việt Nam biên soạn; từ khi Phật giáo mới du nhập vào Đại Việt cho đến đời Trần, có nhiều tăng sĩ tài đức biên soạn các sách rất có giá trị).

Trong thời gian đô hộ (1407 – 1427), Nhà Minh đã cho tịch thu đem về Trung Quốc hoặc thiêu hủy hết các kinh sách Phật giáo của Đại Việt, sau đó nhà Minh lại cho đưa sang Đại Việt các kinh sách trong bộ Đại Tạng kinh của Trung Hoa được in lại vào thời Nhà Minh với một số sửa đổi . Như vậy, tất cả các kinh sách do các tăng sĩ Việt biên soạn đều bị tịch thu đưa về Trung Hoa hoặc bị thiêu hủy.

Sau khi Bình Định vương Lê Lợi đánh bại quân Minh (năm 1427), quân Minh thỏa thuận rút quân về nước; nhà Minh lại bắt buộc vua Lê Thái Tổ phải tìm con cháu của nhà Trần để đưa lên ngôi; vì vậy, vua Lê Thái Tổ nhờ các đại thần và các bô lão trong nước dâng biểu lên vua nhà Minh nói rằng: Hoàng gia nhà Trần không còn ai để nối ngôi nữa, để xin vua nhà Minh sắc phong cho vua nhà Lê.

Vào đời nhà Trần, Phật giáo Đại Việt thống nhất lại dưới danh nghĩa “Phái thiền Trúc Lâm”, Hoàng gia nhà Trần sáng lập phái thiền Trúc Lâm, vì vậy, phái thiền Trúc Lâm cũng như Phật  Giáo đời nhà Trần liên hệ chặt chẽ với Hoàng tộc nhà Trần. Một số đông Hoàng tộc và các đại thần nhà Trần đều quy y hay xuất gia theo phái thiền Trúc Lâm.

Do đòi hỏi của nhà Minh, phải đưa Hòang gia Nhà Trần lên ngôi vua ở Đại Việt mới chịu sắc phong, vua Lê Thái Tổ muốn giữ ngôi vua và củng cố quyền hành nhà Lê, bắt buộc là phải tiêu diệt nhà Trần. Muốn tiêu diệt hết nhà Trần thì các vua nhà Lê cũng phải diệt phái thiền Trúc Lâm của Phật giáo để trừ tận gốc nhà trần. Do áp lực chính trị thời đó, nhà Hậu Lê phải ngầm áp dụng chính sách diệt Phật giáo, do đó, phải nâng đỡ Nho giáo để thay thế cho Phật giáo. Chính vì lý do đặc biệt này mà dưới đời Hậu Lê (1427-1527) Nho giáo hưng thịnh, Phật giáo hầu như không còn hoạt động, sinh hoạt Phật giáo không được đề cập đến trong các sách sử của triều đình nhà Hậu Lê.

Cũng vì lý do chính trị đó, một số hoàng tộc nhà Trần và các thiền sư phái Trúc Lâm đã phải vào rừng núi ẩn tu, một số khác phải bỏ xứ, qua lánh nạn ở ngoại quốc, có thể vào vùng đất Ninh Hòa, Diên Khánh của Chiêm thành, hoặc vào tận đến vùng lưu vực sông Đồng Nai của Chân Lạp hoặc qua Trung Quốc (vùng Quảng Đông …) … phái thiền Trúc Lâm mai một, Phật giáo suy thoái.

Đến đời nhà Mạc (1527-1593), Phật giáo được phát triển trở lại chút ít, nhưng vì tình trạng chiến tranh (thời Nam-Bắc triều: Nhà Mạc ở miền Bắc phải đánh dẹp nhà Lê Trung Hưng ở miền Thanh Hóa-Nghệ An), nên cũng bị hạn chế.

Như vậy, chúng ta thấy rằng : Trong suốt hai thế kỷ 15 và 16, nhất là dưới thời nhà Hậu Lê (1427-1527), Phật giáo Đại Việt bị suy thoái trầm trọng. Trong lúc đó, Nho giáo được nâng đỡ nên phát triển mạnh và hưng thịnh trong thời Hậu Lê.

Đến thời Trịnh-Nguyễn phân tranh (1600-1778), Phật Giáo mới được phục hưng và phát triển trở lại ở cả hai miền : Đàng Ngoài (Bắc Hà) và Đàng Trong (Nam Hà).

Sau khi vào trấn thủ Thuận Hóa (1558), nhấùt là từ năm 1600, chúa Nguyễn Hoàng quyết định chăm lo xây dựng và phát triển lãnh thổ Đàng Trong (xứ Thuận-Quảng) để chống lại Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Các chúa Nguyễn đều chăm lo củng cố và phát triển Đàng Trong, ngày càng hưng thịnh. Các chúa Nguyễn hầu hết đều sùng mộ đạo Phật, hết lòng hộ trì Phật giáo, nhờ đó Phật giáo đã phục hưng ở Đàng Trong và ngày càng phát triển mạnh.

Ngoài ra, sau mấy thế kỷ nội chiến tương tàn: chiến tranh Nam-Bắc triều giữa nhà Mạc và nhà Lê Trung Hưng (1543-1593), đến chiến tranh Trịnh-Nguyễn (1600-1672)…,  người dân Việt thấy rõ những đau khổ của cuộc đời… thấy rõ sự vô thường, giả tạm của cuộc đời. Muốn tìm lại nơi nương tựa, an ủi về tinh thần nên hướng về Tôn giáo. Nhờ đó, Phật giáo phục hưng ngày càng phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Ở Đàng Ngoài, Phật giáo bắt đầu phục hưng sau khi Hòa thượng Chuyết Công (Thiền sư Viên Văn-Chuyết Chuyết) thuộc phái thiền Lâm Tế cùng đệ tử từ Trung Quốc sang hòa hợp với những tinh túy của phái thiền Trúc Lâm còn truyền lại trong thời suy tàn của Phật giáo Đại Việt, đem lại một sinh khí mới giúp cho Phật giáo ở Đàng Ngoài được chấn hưng mạnh mẽ.

Khoảng năm 1664, thiền sư Thông Giác-Thủy Nguyệt sang Trung Quốc tham học theo phái thiền Tào Động của Hòa thượng Tịnh Chu trên núi Phượng hoàng ở Hồ Châu. Sau sáu năm chí thành tu học, đạt được tông chỉ của thiền, thiền sư Thủy Nguyệt trở về nước phổ truyền phái thiền Tào Động ở Đàng Ngoài. Tổ sư Thông Giác-Thủy Nguyệt cùng đệ tử là Thiền sư Tông Diễn-Chân Dung kết hợp tinh hoa của phái thiền Tào Động của Trung Quốc với phái thiền Trúc Lâm của Đại Việt sáng tạo thành phái thiền Tào Động ở Đàng Ngoài có những đặc trưng riêng của Thiền tông Đại Việt.

Kế tiếp sau đó, năm 1682, Tổ sư Minh Châu-Hương Hải cùng khoảng 50 đệ tử từ bỏ Đàng Trong ra Đàng ngoài, đem thêm những tinh hoa của phái thiền Trúc Lâm ở Đàng Trong phổ truyền ở Đàng Ngoài .

Với thời gian các thiền sư của các phái thiền Lâm tế, Tào Động và Trúc Lâm ở Đàng ngoài hòa hợp nhau để cuối cùng chấn hưng và sáng tạo đem lại sinh khí mới cho truyền thống thiền tông Yên Tử của phái thiền Trúc Lâm ở Đại Việt; ngoài ra, các vua Lê chúa Trịnh, vương phi, cung tần cùng các quan tướng trong triều đình và các thiện nam tín nữ ở Đàng ngoài cũng chí tâm học đạo và hết lòng hộ trì phật pháp, nhờ đó phật giáo đàng ngoài phục hưng và phát triển mạnh với nhiều thiền sư nổi tiếng như: Chân Nguyên-Chánh Giác, Chân An-Tuệ Tĩnh, Chân Trú-Tuệ Nguyệt, Chân Lý Hiển Mật, Như Nguyệt, Như Đức, Như Nhàn, Như Trí, Như Sơn, Như Hiền (Nguyệt Quang) và Thượng sĩ Cứu Sinh hay thiền sư Như Trừng-Lân Giác sáng lập thêm phái liên hoa (sau này đổi thành Liên tông) giúp cho Phật giáo phổ truyền khắp Đàng ngoài.

Ngoài ra, các vua Lê, chúa Trịnh, cùng các vương phi, cung tần… đã thực hiện rất nhiều các công trình trùng tu hoặc xây dựng lại mới các chùa cổ nổi tiếng ở Đại Việt thời Lý và thời Trần, nhờ đó khôi phục lại phần nào sự hưng thịnh huy hoàng của Phật giáo Việt Nam thời Lý và thời Trần. Chính nhờ các công trình xây dựng và trùng tu chùa chiền này mà ngày nay chúng ta mới có thể thấy được phần nào thời hoàng kim của Phật giáo Đại Việt thời xưa với các chùa cổ như: chùa Dâu, Quỳnh Lâm, Phổ Minh, chùa Phật Tích, chùa Bút Tháp, chùa Thầy, chùa Keo, chùa Tây Phương, chùa Tiên Lữ, chùa Đậu…

Vào đầu thời Tây Sơn, chiến tranh làm cho Phật giáo bị suy thoái, chùa chiền bị hư hoại; đến thời vua Cảnh Thịnh (1792-1802), Hải Lượng (tức Ngô Thời Nhiệm), cùng một số huynh đệ như Hải Âu, Hải Huyền, Hải Hòa… cố gắng chấn hưng lại phái thiền Trúc Lâm.

Vì vậy, Phật giáo ở Đàng Ngoài (1592-1802) chỉ bị suy yếu một thời gian ngắn trong thời Tây Sơn, đến thời nhà Nguyễn, Phật giáo phục hưng và phát triển trở lại.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập