Phổ Giác Quốc sư người viết bộ “Tam Quốc Di Sự”

Đã đọc: 2970           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Phổ Giác Quốc sư (보각 국사-普覺國師) tục danh Kim Kiến Minh (Kim Gyeong-myeong - 金見明) Pháp danh Nhất Nhiên (Il Yeon-일연-一然) hiệu Hối Nhiên (Hoe-yeon-晦然). Ngài sinh năm Bính Dần (1206) tại tỉnh Khánh Thượng Bắc Đạo (경상북도-慶尙北道), Vương quốc Cao Ly (고-高麗).

Một hôm hiền mẫu của Ngài trong ba đêm liền, luôn mơ thấy mặt trời vào nhà, ánh dương quang chiếu vào bụng, sau đó bà mang thai và hạ sinh được người con trai. Nhân có giấc mơ thần bí ấy mà bà đặt tên cho Ngài là Kim Kiến Minh (Kim Gyeong-myeong-金見明). Thuở nhỏ Ngài tướng mạo khôi ngô tuấn tú, trông dáng ngay thẳng đứng đắn, bước đi oai phong, vững chãi tựa bước chân của tượng vương, ánh mắt sáng tựa như thần nhãn của chúa tể sơn lâm (con hổ). Từ lúc sinh ra Ngài đã gây sự chú ý và trầm trồ ngợi khen của những người xung quanh.

Do túc duyên đời trước mà tuổi ấu thơ đã mến mộ Phật pháp, Bồ đề tâm hoa khai phát, năm lên chín Ngài đã tìm đến cửa Từ bi và xuất gia tại Tổ đình Vô Lượng Tự (무량사-無量寺) ở vùng Haeyang (nay là Thành phố Quang Châu (광주 광역시- 光州廣域市) thuộc tỉnh Toàn La Nam đô (전라남도-全羅南道). Từ đây; Ngài nhẹ gót thênh thang trong rừng Thiền thăm thẳm, lướt sóng tung tăng trên biển Pháp mêng mông, nghiên tầm tham cứu Tam tạng giáo điển, đó đây sưu tầm tham cứu ngoại điển và đăc biệt Ngài rất say mê miệt mài với văn hóa lịch sử nước nhà.

Năm Tân Tỵ (1281) khi tuổi 75 Ngài mới tròn thỏa nguyện đó chính là việc biên soạn hoàn thành bộ “Tam Quốc Di Sự” (삼국유사-三國遺事), một bộ sách được xếp cạnh "Tam quốc sử ký" (삼국사 - 三國史記), trở thành 2 tác phẩm tiêu biểu về lịch sử cổ đại của Hàn Quốc.

Ngài thi đỗ đầu bảng “Tăng khoa”, kỳ thi tổ chức cho giới Tăng sĩ vào triều đại Cao Ly (고려- 高麗), Ngài đã trở thành một bậc cao thủ học giả Phật giáo thời bấy giờ, Ngài đã để lại cho hậu thế hàng 100 tác phẩm văn học Phật giáo. Năm Quý Mùi (1283), Ngài được triều đình thời vua Trung Liệt Vương (충렬왕 - 忠烈王) ban hiệu Phổ Giác Quốc sư (보각 국사 - 普覺國師). Và sau đó Ngài tiếp tục viết nên bộ sách : “Tam Quốc Di Sự” (삼국유사 - 三國遺事). Tác phẩm này xem như một loại dã sử và nó chịu ảnh hưởng từ bối cảnh của thời đại bấy giờ. Thế kỷ 13, Cao Ly (고려- 高麗) bị quân Mông Cổ xâm lược và phải chịu khuất phục sau hơn 30 năm trường kỳ kháng chiến, bài học thất bại đau buồn đó đã khắc sâu trong đầu của dân tộc Cao Ly (고려- 高麗) hào hùng. Chính vì thế, đây là giai đoạn họ luôn muốn phấn đấu, nhận thức lại truyền thống văn hóa của quá khứ để lấy lại tinh thần và giúp họ có thể khắc phục để vượt qua mọi thử thách. Trong bối cảnh đó Ngài đã viết nên bộ “Tam Quốc Di Sự” (삼국유사 - 三國遺事) với mong muốn khơi lại lịch sử của ngìn năm văn hiến, gieo niềm tự tin của dân tộc trong lòng mọi người.

Nếu như năm Ất sửu (1145)  tác giả Kim Phú Thức (Kim Bu-sik - 김부식 - 金富軾) (1075-1151)  viết nên bộ "Tam quốc sử ký" (삼국사기 - 三國史記) đúng với tên gọi của nó, chỉ ghi chép lại nội dung lịch sử của ba quốc gia Tân La (Silla – 신라 - 新羅), Cao Câu Ly (Goguryeo –고구려- 高 - 句麗) , Bách Tế (Baekje – 백제 - 百济) thì Ngài lại bắt đầu viết tác phẩm "Tam quốc di sự" (삼국유사 - 三國遺事) của mình bằng khởi nguồn của dân tộc Hàn với những dòng chữ như Vua Đàn Quân Vương Kiệm (Dangun Wanggeom-단군왕검 - 檀君王儉) lập đô trên vùng đất A Tư Đạt (Asadal - 아사달 - 阿斯達), xây dựng nên đất nước gọi là Triều Tiên (Joseon - 朝鮮) cùng thời với vua Nghiêu (ở Trung Quốc)..." Bộ sách của Ngài đã thể hiện một cách hào hùng của lịch sử  dân tộc, bắt đầu từ thần thoại dựng nước Cổ Triều Tiên (Gojoseon -  고조선  - 古朝鲜) của vua Đàn Quân (Dangun – 단군 - 檀君) cho đến hàng loạt truyền thuyết lập quốc của các nước Mã Hàn (Mahan-마한-馬韓), Thìn Hàn (Jinhan-진한-辰韓), liên minh các vương quốc Già Da (Gaya-가야-加倻), Cao Câu Ly (Goguryeo-고구려-高句麗), Biền Hàn (Byeonhan-변한-弁韓), Bách Tế (Baekje -백제-百濟), Tân La (Silla-신라-新羅), Silla thống nhất và thời Hậu Tam quốc... Dù là nước lớn hay nước bé, có lịch sử phát triển dài hay ngắn, Ngài đều ghi chép lại, cho thấy lịch sử hình thành và phát triển nên bán đảo Hàn của các quốc gia cổ đại, những vương quốc ra đời từ trong sự huyền bí, ẩn chứa thông điệp của các vị thần đến với thế giới loài người.

"Tam Quốc Di Sự" (삼국유사-三國遺事) được cấu thành bởi 5 quyển, 9 chương, gồm các chương như: "Kỷ dị" chép từng giai đoạn lịch sử từ thời Cổ Triều Tiên (Gojoseon-고조선-古朝鲜) đến thời Hậu Tam quốc; chương "Vương lịch" có niên biểu lịch sử của các giai đoạn Tam quốc Cao Câu Ly (Goguryeo-高句麗), Bách Tế (Baekje-百濟), Tân La (Silla-新羅), Giá Lạc Quốc (Garakguk-가락국-駕洛國), Hậu Cao Câu Ly (Goguryeo-고구려-高句麗), Hậu Bách Tế (Baekje-백제-百濟); chương "Hưng pháp" có nội dung về việc tiếp nhận và sự hưng thịnh Phật giáo của giai đoạn Tam quốc; chương "Nghĩa giải" chủ yếu với các câu chuyện về Tăng già và Phật giáo; chương "Tháp tượng" viết về các tháp và tượng Phật v.v... Nhìn chung, bộ sách đã ghi chép lại một cách đa dạng cuộc sống văn hóa và xã hội của giai đoạn đương thời, những gì mà sử sách trước đây thường bỏ qua. Chính nhờ đó, nó đã tạo ra nền tảng căn bản để ta có thể tiếp cận được với bức tranh tổng thể về văn hóa và lịch sử cổ đại trên bán đảo Hàn.

Đặc biệt, lúc thiếu niên Ngài từng đó đây khắp cả nước, thu thập tất cả các thần thoại, truyền thuyết, những câu chuyện được cất giữ ở mọi nơi, từ kinh thành đến thôn quê, từ chốn quý tộc đến phường sư sãi, thậm chí từ cả những người dân thường vô danh... Những câu chuyện truyền miệng trong dân gian từng bị loại bỏ trong chính sử giờ đều đã được đưa vào tác phẩm của Ngài một cách sống động.

"Tam quốc di sự" (삼국유사-三國遺事) đã đem lại được nguồn cảm hứng với nhiều câu chuyện hết sức phong phú, đa dạng. Nó không chỉ đơn thuần là một bộ sách lịch sử với những ghi chép khô khan mà còn đặt ra được hàng loạt câu hỏi như: vũ trụ là gì ? đất nước là gì ? giá trị cuộc sống là gì v.v... và trình bày lời giải đáp bằng trí tuệ sáng suốt cùng với nguồn tư liệu lịch sử vốn có. Nhờ vậy, với "Tam quốc di sự" (삼국유사-三國遺事), người đọc có thể gặp được gốc gác, cội nguồn của mình và cũng có thể tìm ra được tương lai của cuộc sống. Có thể nói, cho đến những giây phút cuối đời, trước khi viên tịch vào năm Kỷ Sửu(1289), Ngài đã soạn nên được một bộ sưu tập quý giá về tất cả cuộc sống và lịch sử của người dân Hàn Quốc.






















































Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập