Hiểu Biết Là Nền Tảng Vững Chắc Của Yêu Thương Và Tin Tưởng

Đã đọc: 2011           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Để trở thành nhà tâm lý học của chính mình, bạn không cần phải học hỏi một số triết lý quan trọng. Tất cả những gì bạn phải làm là quán chiếu tâm mình mỗi ngày. Bạn đã quan sát kỉ những thứ thuộc vật chất mỗi ngày—mỗi buổi sáng, bạn kiểm tra thức ăn trong nhà bếp—nhưng bạn chưa bao giờ xem xét tâm mình. Việc quán chiếu tâm bạn là điều quan trọng hơn.

Để cảm nhận tình thương đối với người khác, bạn phải biết bản chất của đối tượng mình thương. Nếu không, thậm chí bạn nói “tôi thương anh ấy; tôi thương cô ấy”, thì đó chỉ là tâm kiêu ngạo của bạn dựa trên tính vị kỉ với người khác. Hãy chắc chắn rằng bạn biết làm thế nào và tại sao. Rất quan trọng nếu bạn trở thành nhà tâm lý học của chính mình. Sau đó, bạn có thể điều tiết bản thân qua trí tuệ hiểu biết của tâm mình; bạn sẽ có thể thư giản và ưa thích bạn bè và những sở hữu của mình thay vì trở nên luôn bận rộn, bực bội và hoang phí đời mình.

          Để trở thành nhà tâm lý học của chính mình, bạn không cần phải học hỏi một số triết lý quan trọng. Tất cả những gì bạn phải làm là quán chiếu tâm mình mỗi ngày. Bạn đã quan sát kỉ những thứ thuộc vật chất mỗi ngày—mỗi buổi sáng, bạn kiểm tra thức ăn trong nhà bếp—nhưng bạn chưa bao giờ xem xét tâm mình. Việc quán chiếu tâm bạn là điều quan trọng hơn.

          Tuy nhiên, hầu hết nhiều người dường như tin vào chiều hướng ngược lại. Dường như họ nghỉ rằng họ có thể mua được giải pháp đối với bất cứ vấn đề nào mà mình đang đối mặt. Quan điểm duy vật cho rằng tiền bạc có thể được bất cứ những gì bạn cần cho hạnh phúc, bạn có thể mua tâm an vui, rõ ràng là không thực, nhưng  mặc dù bạn không nói ra, thì đây là những gì bạn đang suy nghỉ. Đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm.

          Ngay cả những người được xem là mộ đạo, thì họ cũng cần phải hiểu rõ tâm mình. Chỉ có niềm tin thì không bao giờ chấm dứt được các vấn đề; trí tuệ nhận thức hiểu biết mới luôn luôn giải quyết được các vấn đề. Chính đức Phật đã dạy rằng chỉ tin tưởng vào Phật thôi là rất nguy hiểm; thay vì chỉ tin tưởng vào một điều gì đó, con người nên ứng dụng tâm mình để nổ lực khám phá bản chất đích thực của chính họ. Niềm tin dựa trên sự hiểu biết là rất vững chắc; khi bạn nhận thức hoặc biết rõ về một điều gì đó, thì niềm tin tự động phát sinh. Tuy nhiên, nếu niềm tin của bạn dựa trên quan niệm sai lầm, thì nó dễn dàng bị băng hoại bởi những gì người khác nói.

          Bất hạnh thay, mặc dù họ cho mình là mộ đạo, nhưng nhiều người có khuynh hướng về tâm linh rất yếu kém. Tại sao? Bởi vì họ không hiểu bản chất đích thực của tâm mình. Nếu thực sự biết tâm mình là gì và cách nó hoạt động, thì bạn sẽ hiểu rằng đó là năng lực của tâm khiến bạn trở nên lành mạnh. Khi hiểu rõ nhận thức hoặc quan điểm của tâm mình về thế giới, bạn sẽ nhận thấy rằng không những mình thường xuyên nắm bắt thế giới cảm xúc, mà còn nhận thấy những gì mình đang nắm bắt chỉ đơn thuần là ảo tưởng. Bạn sẽ thấy rằng mình quá quan tâm đến những gì đang xảy ra trong một tương lai không tồn tại và hoàn toàn vô ý thức trong hiện tại, đồng thời bạn đang sống trong một kế hoạch chỉ đơn thuần được vạch sẵn. Bạn không cho rằng tâm vô ý thức trong hiện tại và luôn luôn nắm bắt ở tương lai là không lành mạnh?

          Rất quan trọng nếu có nhận thức trong cuộc sống hằng ngày của bạn.  Bản chất của nhận thức và trí tuệ là an vui và hạnh phúc. Bạn không cần phải nắm bắt một vài kết quả hạnh phúc ở tương lai. Miễn đi theo con đường hiểu biết đúng đắn và hành động đúng đắn với hết khả năng của bạn, thì kết quả sẽ lập tức hợp nhất với hành động. Bạn không cần phải suy nghỉ “nếu suốt đời mình hành động đúng, thì có lẽ tôi sẽ có được một vài kết quả tốt trong kiếp sau”. Bạn không nên ám ảnh bởi những nhận thức đạt được trong tương lai. Nếu hành động trong hiện tại với hiểu biết càng nhiều như có thể, bạn sẽ hoàn toàn đạt được an vui vĩnh viễn vô hạn. Và tôi nghỉ rằng điều đó là quá đủ cho tôi trong pháp thoại này. Tốt hơn chúng ta nên có một cuộc vấn đáp thay vì để tôi cứ thuyên thuyên thuyết giảng. Cám ơn các bạn. 

 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập