Tu tập thời @ (1)

Đã đọc: 3064           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Không tư duy, không phải là không nhận biết. Không tư duy để tới mức nhận biết cao hơn. Để con người có thể nhận biết mình đang nhận biết. Đó là Chứng kiến.

Dn nhp vi Bn th Tâm thc.

 

Birmingham, UK, ngày 15/5/2013.

Tác giả Cs Minh Đạt.

 

1

 

Tảng đá không nhận biết.

 

Tảng đá không thể nhận biết về bản thân nó. Tảng đá không thể nhận biết về những điều xung quanh. Nó không biết dòng sông đang êm đềm chảy gần nơi nó nằm. Nó không biết bầu trời trong xanh và những đám mây lững lờ trôi. Nó không biết bình minh đang rõi những tia nắng sớm trêu cợt... Nó không biết tất cả những điều đó.

 

Con vật khác tảng đá. Con vật nhận biết về những điều xung quanh.

Con người khác tảng đá. Con người nhận biết về những điều xung quanh.

 

Con người nhận biết về thời tiết, về khí hậu, về mùa vụ... Dòng sông, mặt trời, cỏ cây, đỉnh núi, những vì sao, cơn gió thoảng... tất cả, tất cả những cái đó con người nhận biết.

 

Con vật trong một chừng mực nào đó, có vẻ nhận biết thua kém con người(?). Con vật có vẻ có ít những điều nhận biết hơn con người; vì xã hội của loài vật ít luật lệ lề thói hơn xã hội của loài người. Xã hội loài vật không có luật về giao thông, con vật không biết lề trái, lề phải. Xã hội loài vật không có đảng phái chính trị, không có tổ chức tôn giáo, không có các hình thái chủ nghĩa, không có nhà nước pháp quyền và dân chủ; con vật không có tomtem để tôn thờ, không có giai cấp để đấu tranh, không có lý tưởng để phấn đấu, không có lãnh tụ để thần tượng. Con vật và xã hội loài vật không có tất cả những cái đó. Con vật không biết luật lệ, lề thói, luân lý, đạo đức, pháp luật, thể chế... Con vật không nhận biết về tất cả những điều như vậy.

 

Nhưng trong đời sống, thông qua tập tính, con vật nhận biết tự nhiên nhiều hơn con người. Mọi biến chuyển của trái đất, của bầu trời, của các vì sao,... dường như con vật có thể nhận biết. Nó nhận biết và nó biểu hiện. Những biểu hiện, những phản ứng của con vật nhiều khi là thông điệp của những biến chuyển của tự nhiên. Hãy nhìn những con bò. Chúng đang thong dong một mình thì thời tiết hôm nay sẽ đẹp. Khi cả đàn bò tụ lại với nhau, thành một đám, trời sắp có bão. Những con bò thường làm vậy để bảo vệ cho nhau trước những biến chuyển mà nó cảm nhận được. Và những con chim, trời đất yên ả, nhưng nó không chịu hót, là có khả năng mưa. Hoặc khi chúng bay thấp, quy tụ cùng nhau trên cành cây, cũng là lúc sắp có bão. Những con lợn kêu éc éc the thé liên tục, rúc vào những bụi cây, bụi cỏ; cóp nhặt những mảnh rơm rạ cây củi xung quanh,... bản năng của chúng đang thôi thúc chúng cách tránh mưa; một cơn mưa lớn sẽ tới. Quạ thường tượng trưng cho điềm chẳng lành, nhưng quạ bay thành từng đôi thì hôm đó trời sẽ đẹp... Bản năng tự nhiên đã giúp chúng nhận biết những biến chuyển của tự nhiên.

 

Bản năng tự nhiên mạnh mẽ nhiều khi đã cứu sống chúng. Trước trận động đất kinh hoàng vào tháng 5/2008 ở phía bắc Trung quốc, hàng trăm ngàn con cóc xâm chiếm đường phố của thành phố Mianyang; trong vườn thú của thành phố Wuhan những con ngựa vằn lao đầu vào hàng rào, những con voi vươn vòi một cách man dại, những con công đực cất tiếng hú thảm thiết,... Trong thảm hoạ sóng thần vào cuối năm 2004, ở các nước Nam Á và Đông Nam Á, người ta phát hiện một điều đặc biệt có rất ít động vật bị chết.

 

Đó là sự nhận biết của con vật, của mức con vật.

 

Xã hội con người phức tạp hơn xã hội loài vật. Ngoài những tác động của tự nhiên, con người chịu nhiều tác động do chính con người sáng tạo ra. Các đảng phái chính trị, các tổ chức tôn giáo, các thể chế nhà nước, các luân lý đạo đức, các lề thói xã hội, và cả những tri thức của nhân loại,... rất nhiều, rất nhiều thứ ràng buộc, cương toả con người. Sống trong tất cả những vòng cương toả đấy, con người nhận biết tất cả. Nhận biết thể hiện qua các bộ Kinh, qua Hiến pháp, qua các bộ luật, qua luật giao thông, qua luật dân sự, qua những kho tàng kiến thức, qua những bách khoa toàn thư,... qua rất nhiều thứ. Thậm trí con người còn sáng tạo, vượt lên trên các điều luật ấy, bằng cách lách luật.

 

Con người đã thông minh hơn con vật rất nhiều(?)

 

Nhưng ở một chiều khác, con người chưa thể vượt lên, qua con vật. Con người nhận biết về tất cả những điều xung quanh, nhưng lại quên đi điều quan trọng nhất: bản thân mình. Con người tham gia giao thông, con người đang đi trên đường; con người nhận biết về nhiều thứ: siêu thị, nhà hàng, những điểm giảm giá, đèn đỏ cảnh báo giao thông,... Nhưng, nhiều lúc, con người không nhận biết về bản thể mình. Không biết từng bước mình đang đi. Không biết từng hơi thở trong khi mình cất bước. Không biết mình đang hiện hữu trong không gian cùng tất cả những cái đó, qua từng nhịp thở. Không biết bản thể mình đang có đó.

 

Ngay cả khi, con người đóng vai trò VIP của lịch sử; họ ra một quyết định quan trọng, ảnh hưởng đến sinh mạng của rất nhiều người khác, ảnh hưởng tới diễn biến của lịch sử; nhiều con người đó, vào thời khắc đó nhiều khi họ cũng quyên mất bản thể của mình. Họ không nhận biết bản thể mình trong dòng chảy của lịch sử, của thời gian. Họ bị đồng nhất bản thể mình với ảo vọng của lịch sử. Họ không nhận biết bản thể mình đang trên chiếc ghế quyền lực. Họ bị đồng nhất bản thể mình vào chiếc ghế. Họ bị đồng nhất bản thể mình với những lợi lộc mang tới từ chiếc ghế của họ. Họ bị đồng nhất bản thể của mình với lợi ích của những người thân, những người cùng phe nhóm, cùng tổ chức, cùng giáo đoàn. Có rất nhiều thứ, họ đã lầm lẫn để đồng nhất, rồi quyên đi bản thể mình. Họ đã bỏ lỡ.

 

Khi con người còn quên bn thân mình; khi con người nhn biết được nhng điu xung quanh, nhưng không nhn biết bn th ca mình, thì con người vn đang  Th con vt, hay còn gi là Th thân th.

 

2

 

Tôi Tư duy, nên tôi Tn ti

 

René Descartes đã nói vậy. Ông ấy là triết gia, là nhà khoa học, là nhà toán học; ông ấy là một người Pháp; ông ấy được nhiều người xem là cha đẻ của triết học hiện đại.

 

Trước ông ấy, triết học cổ Tây phương trong nhiều trăm năm, trong cả ngàn năm, đã được hiểu như một môn khoa học về vạn vật. Cá thể con người không có chỗ đứng riêng. Con người bị coi là trong hàng vạn vật. Trong cả bộ triết học Aristote, không dành phần nào cho con người hiện sinh. Không bàn đến tự do, không bàn đến nhân vị, không bàn đến định mệnh và những gì đợi chúng ta sau khi chết. Vũ trụ quá to lớn, lấn át tất cả. Con người bị bỏ quên. Vũ trụ quan của Aristote: con người bị chìm trong vũ trụ. Triết học Aristote và triết học Kinh viện trung cổ, có tên là triết học tự nhiên.

 

Descartes, ông ấy nói: "Cogito, ergo sum". Ông ấy đã nói vậy. Nói vậy để khái quát phương pháp luận của ông ấy. Ông ấy muốn áp dụng phương pháp quy nạp hợp lý của khoa học, nhất là của toán học, vào trong triết học. Bằng việc đưa phương pháp đó vào trong triết học, nó đã hàm chứa nhiều hơn, cái mà bản chất của toán học, của khoa học vốn có. Nó  đã hàm chứa tinh thần tiên phong, tư tưởng đổi mới của ông ấy, so với triết học Kinh viện trước đó. Ông ấy cho rằng: "Trong khi tìm kiếm con đường thng đi đến chân lý, chúng ta không cn phi quan tâm ti nhng gì mà chúng ta không th thu đáo mt cách chc chn như vic chng minh bng đại s và hình hc". Đó là cuộc cách mạng. Ông ấy đã khơi nguồn cuộc cách mạng. Ông ấy đã làm cái bắt đầu; bắt đầu đưa chủ thể là con người vào trong triết học; con người có tư duy, có suy nghĩ, có tư tưởng, có phương pháp luận, có tâm trí...

 

Tôi Tư duy, nên tôi Tn ti

 

Đó là Chân lý. 500 năm sau, nhân loại vẫn nói vậy. Ngày hôm nay, phần lớn nhân loại vẫn nói vậy. Đó vẫn là Chân lý. Làm sao mà không thể là Chân lý được? Tư duy, suy nghĩ, tư tưởng, tâm trí,… tất cả những cái đó không phải là duy nhất của con người sao? Con vật làm gì có những cái đó. Có tư duy, có suy nghĩ, có tư tưởng, có tâm trí,… xã hội loài người phát triển. Không có tư duy, không có suy nghĩ, không có tư tưởng, không có tâm trí,… xã hội loài người sẽ mãi là thời kỳ đồ đá.

 

Tư duy, suy nghĩ, tư tưởng, tâm trí, nâng con người qua Th con vt, đặt con người vào Th Con người, hay còn gi là Th tâm trí.

 

3

 

Tôi đồng ý điều của René Descartes nói.

 

Nhưng theo Gautama Buddha, theo Lao Tzu, theo Mahavira, theo Jesus Christ, theo Krishnamurti, theo Osho, theo Eckhart Tolle,… Tôi nói rằng:

 

Tôi Tnh thc, là tôi không tư duy!

 

Bởi lẽ chính những tư duy, suy nghĩ, tư tưởng, tâm trí,… đã tạo ra vòng cương toả kìm nén sáng tạo, tự do và phát triển của con người. Tôi tư duy, nên tôi Tồn tại. Có gì nhầm lẫn ở đây không? Không, không nhầm lẫn. Nó là đúng, nhưng nó không phải là cái Toàn thể. Nó là phân mảnh, nó không phải là Hiện hữu. Con người đã đồng nhất tư duy, đồng nhất suy nghĩ, đồng nhất tư tưởng, đồng nhất tri thức, đồng nhất tâm trí,... với bản thể của mình. Con người là đồng nhất với những cái đó, với Hiện hữu.

 

Đồng nhất tâm trí, đã tạo ra một màn ảnh làm mờ nhạt, làm biến dạng các khái niệm, hình ảnh, từ ngữ, phân chia, phán xét và các định nghĩa phong tỏa các quan hệ đúng đắn. Nó chen vào giữa con người với bản thể của mình. Nó chen vào giữa tâm trí và Tâm thức. Nó chen vào giữa con người và người khác, nó chen vào giữa con người với xã hội. Nó chen vào giữa con người với tự nhiên. Chính màn ảnh ý nghĩ này tạo ra ảo tưởng của sự riêng biệt. Ảo tưởng rằng con người riêng biệt với người khác, riêng biệt với xã hội, riêng biệt với tự nhiên. Nó chính là nguồn gốc làm ô nhiễm, làm tha hoá con người; làm ô nhiễm, làm tha hoá mối quan hệ của con người với xã hội, giữa con người với tự nhiên.

 

Không tư duy, không phi là không nhn biết. Không tư duy để ti mc nhn biết cao hơn. Để con người có th nhn biết mình đang nhn biết. Đó là Chng kiến.

 

Trạng thái tách rời khỏi cái gì đó, không bị đồng nhất, thì gọi là Chứng kiến. Khi một người tách rời với mọi kinh nghiệm của mình, nó là giận dữ hay vui vẻ, dù nó là đau đớn hay niềm hoan lạc, dù nó là sống hay chết,... không thành vấn đề cái gì đang xảy ra; tâm thức người đó không trở thành một với bất kì cái gì đang xảy ra mà vẫn còn ở ngoài nó; thì đó là Chứng kiến. Nếu có một người, bị người khác xúc phạm; mũi tên xúc phạm xuyên vào người đó, khoảng cách giữa hai con người người xúc phạm và người bị xúc phạm không bị phá vỡ; không có bất kể cái gì bị phá vỡ. Người đó quên luôn, không nhớ rằng có ai đó người đang xúc phạm, có ai đó người bị xúc phạm. Thế thì người đó, đã vượt ra ngoài; người đó trở thành người quan sát. Quan sát cả hai người xúc phạm và người bị xúc phạm; người đó trở thành người Chứng kiến.

 

Chứng kiến là không có sự đồng nhất với bất kì kinh nghiệm về bất kì cái gì. Không kinh nghiệm nào chạm vào con người cả. Con người đó đứng ở một khoảng cách, bên ngoài nó;  tách rời tất cả. Tách rời tư duy, tách rời suy nghĩ, tách rời tư tưởng, tách rời tri thức, tách rời tâm trí, tách rời trí tuệ... Bên trong người đó sẽ có một tâm thức, tâm thức chỉ quan sát. Chỉ là người quan sát, người biết; không còn là người làm. Thế thì người đó sẽ chấm dứt được toàn bộ các xung đột; chấm dứt được các mâu thuẫn cả Trong và cả Ngoài; con người đó sẽ chấm dứt được Khổ đau.

 

Tiềm năng của tâm thức là vậy. Tâm thức có thể hoặc trở nên bị đồng nhất, hoặc nó có thể ra xa và đứng ở một khoảng cách, thành tách rời. Đây là toàn thể tiềm năng của tôn giáo. Nếu tiềm năng này mà không có đó, thế thì sẽ không có khả năng nào cho tôn giáo tồn tại. Và nếu không có khả năng nào cho trạng thái chứng kiến xảy ra; cũng sẽ không có cách nào để chấm dứt khổ sở, cũng sẽ không thể có Phúc lạc.

 

Tim năng này ca tâm thc, nó là Th Chng kiến.

 

4

 

Đó là ba Thể đầu; ba Thể này xét trong chiều của Nhận biết. Phân biệt theo Nhận biết nó là như vậy. Phân biệt theo Nhận biết nó là Thể vật chất, Thể Tâm trí và Thể Chứng kiến. Không gian Tâm thức còn một chiều khác nữa, chiều của Tình cảm. Theo chiều Tình cảm ba Thể đầu tương ứng, từ thấp tới cao, từ ngoài vào trong, là: Thể sung sướng (sướng), Thể hạnh phúc, Thể hoan hỷ.

 

Sướng mang tính vật lý, sính lý. Nó là thứ nông cạn nhất của cuộc sống. Sướng có chút ít nguyên thuỷ, con vật; hạnh phúc có chút ít văn hoá hơn, chút ít con người hơn; nhưng nó là cùng một trò chơi được chơi trong thế giới của tâm trí. Sướng là bậc thấp nhất trong thang bậc cảm xúc. Sướng gắn liền với tính dục. Sướng là thoả mãn, là chiếm đoạt. Tranh dành quyền lực, danh vọng, tiền bạc và tính dục là để phục vụ cái sướng. Sướng đến từ bên ngoài. Sướng phụ thuộc vào hoàn cảnh. Không có từ bên ngoài tác động vào con người không thể sướng được. Sướng không liên quan gì tới bên trong. Chiếm đoạt, thoả mãn đó là sướng; thoả mãn xong, sướng kết thúc. Sướng đến, rồi đi. Sướng là bc thp nht; tương đương vi Th sướng, trong chiu ca Nhn biết là Th thân  th, Th con vt.

 

Hạnh phúc mang tính tâm lý. Hạnh phúc là bậc cao hơn, tinh tế hơn. Sướng độc tôn của ích kỷ, hạnh phúc không phải vậy, hạnh phúc có tính chia sẻ. Hạnh phúc là vừa cho và vừa nhận. Hạnh phúc gắn liền với Tình yêu. Quyền lực, danh vọng, tiền bạc và tính dục làm cho con người sướng; nhưng không thể làm cho con người hạnh phúc. Quyền lực, danh vọng, tiền bạc và tính dục là những thứ phải tranh danh; sướng có thể tới, nhưng hoạ sẽ đến ngay sau, hoạ có thể đến cùng và đến trước; làm sao có thể hạnh phúc được. Những cái đó không thể mang tới hạnh phúc; nhiều người lầm lạc về điều này. Hạnh phúc có một phần đến từ bên ngoài; nó có đối tượng, nó có quan hệ; nhưng rung động của nó là bên trong, nó lan toả từ bên trong ra bên ngoài; nó không thể là chiều ngược lại. Chiều ngược lại là của sướng; sướng từ ngoài vào, nó làm tâm trí sáng lên, nhưng nó không thể làm thổn thức được trái tim. Hạnh phúc không chỉ là sự thoả mãn của năm giác quan; nó làm Trái tim rộn ràng ngây ngất. Nó bắt đầu từ nhịp đập của trái tim, nó biến đổi nhận biết của năm giác quan, nó làm cho cuộc sống và con người mang sắc thái mới, tươi đẹp hơn, màu sắc hơn, ấm áp hơn mà cũng mát mẻ hơn. Nhưng hạnh phúc cũng ngắn ngủi như sướng, đến rồi đi, không trường tồn.

 

Hnh phúc mang tính Người, mang tính tâm lý; tương đương vi Th hnh phúc, trong chiu ca Nhn biết là Th tâm trí, là Th con người. Chỉ có con người, mới có hạnh phúc. Con vật làm sao hạnh phúc được. Không biết đến hạnh phúc, thì chưa phải là con người, chỉ là mức của con vật.

 

Hoan hỷ có tính tâm linh. Hoan hỷ không phụ thuộc vào hoàn cảnh; hoan hỷ không phụ thuộc vào đối tượng; hoan hỷ không phụ thuộc vào quan hệ; nó là của riêng mỗi con người. Nó không phải là kích động được tạo ra bởi sự vật; nó là trạng thái của an bình, của im lặng, trạng thái thiền. Nó là trạng thái thuần khiết, trong sáng, tươi mới, yên bình  vượt lên suy nghĩ, vượt lên cảm xúc và vượt lên tâm trí. Hạnh phúc gắn với Tình yêu, cho và nhận. Trong Tình yêu, người đang yêu tha thiết cho; muốn cho rất nhiều, muốn mang đến rất nhiều những điều tốt đẹp tới người mình yêu. Nhưng trong sâu thẳm, rất mong nhận, nhận lại yêu thương từ người mình yêu. Họ không tính toán, những người yêu nhau họ không so sánh, giữa cái cho và cái nhận; nhưng dưới ước ao cho, luôn là khao khát nhận. Thiếu cho, chỉ có nhận, đấy là sướng, Thể con vật. Thiếu nhận, chỉ có cho, hạnh phúc chưa thể tới. Có cho và có nhận, hạnh phúc mới vẹn tròn. Hoan hỷ không phải vậy. Hoan hỷ vượt lên. Hoan hỷ gắn với Từ bi. Từ bi là khi Tình yêu tràn đầy, một cách tự nhiên, con người đem cho. Đơn giản có thì cho, không mong nhận. Từ bi không biết nhận, đơn giản là cho, khi được cám ơn, thấy ngạc nhiên vì điều đó. Tình mẹ đối với con là Từ bi, mẹ luôn hoan hỷ mỗi khi cho con, mẹ cho con không bao giờ tiếc, không mong muốn nhận bất cứ điều gì; vì khi cho mẹ thấy sung sướng, thấy hạnh phúc, mẹ hoan hỷ về điều đó. Từ bi là Tình yêu không hoàn cảnh, không quan hệ, không đối tượng; nó không có bất kỳ một điều kiện nào hết. Khi Tình yêu tràn đầy, Từ bi tự nhiên tuôn trào; Hoa Từ bi bừng nở và toả hương.

 

Hoan h có tính Tâm linh; tương đương vi Th hoan h, trong chiu ca Nhn biết là Th Chng kiến. Khi con người đạt tới Thể Chứng kiến, là con người đó đã tách rời tất cả. Họ có tư duy, có suy nghĩ, có tư tưởng, có tri thức, có trí tuệ. Họ có tất cả những cái đó, nhưng họ không phụ thuộc vào chúng, họ tách rời chúng. Họ tách rời với tư duy, tách rời suy nghĩ, tách rời tư tưởng, tách rời tri thức, tách rời trí tuệ, tách rời tâm trí,... Họ có khoảng cách với tất cả những cái đó. Không có bất cứ cái gì có thể chi phối được người đó. Thế thì người đó sẽ chấm dứt được toàn bộ các xung đột; chấm dứt được các mâu thuẫn cả Trong và cả Ngoài; con người đó sẽ chấm dứt được Khổ đau. Người đó sẽ tràn ngập Tình yêu và Hoa Từ bi của người đó bừng nở và toả hương. Th tim năng này còn được gi là Th B tát.

 

5

 

Thể thứ tư là phúc lạc. Phúc lạc có tính toàn bộ. Nó phải là không sinh lí, không tâm lí, không tâm linh. Nó phải không biết tới phân chia, nó là không phân chia? Nó là Toàn thể theo một nghĩa nào đó và siêu việt theo nghĩa khác? Hạnh phúc bao gồm cả sung sướng; Phúc lạc bao gồm cả hoan hỷ, bao gồm cả hạnh phúc.

 

Trong hoan hỷ cái tôi, bản ngã còn tồn tại, dù là chút ít. Tại Thể Bồ tát, các vị Bồ tát chưa qua sông; họ đồng ý ở lại, ở lại bên này sông giúp tất cả các chúng sinh lên Niết bàn; họ nguyện là người sang sông cuối cùng, là người cuối cùng vào Niết bàn. Trong Phúc lạc, cái tôi, bản ngã phải biến mất.

 

Thể Chứng kiến, Thể Bồ tát chưa phải là Tối thượng. Chân lý chưa hiển lộ. Niết bàn chưa hiển lộ. Thượng đế chưa hiển lộ. Con đường đến Chân lý là con đường tiềm cận. Tâm thức phát triển, con người có thể tới dần, từng bước, từng bước một, để gần Chân lý. Nhưng Chân lý, Niết bàn, Thượng đế không dần dần hiển lộ, không xuất hiện từng phần? Không hiển lộ như ánh Bình minh? Không từ từ nhô lên sau đỉnh núi? Không từ từ xuất hiện ở phía chân trời? Chân lý xuất hiện cùng lúc? Đó là trạng thái Hiện hữu? Khi đó con người đạt tới Phúc lạc? Khi đó con người hoà nhập vào cái Toàn thể? Đây là Th ca Buddha, Th Christ, Th Hin hu, Th Phúc lc.

 

Khi Gautama Buddha còn tại thế, người ta luôn hỏi ngài: Điều gì xảy ra cho người trở nên được Chứng ngộ? Ngài không trả lời. Ngài vẫn còn im lặng. Có phải chăng ngôn ngữ của nhân loại không thể diễn đạt?

 

Thể thứ nhất dường như là thực nhất, vì con người luôn sống cùng nó. Thể thứ hai dường như là rất gần, bởi lẽ cuộc sống của con người luôn trong tâm trí. Thể thứ ba là tiềm năng, có chút ít xa xôi, nhưng có thể hiểu được. Thể thứ tư dường như đơn giản không thể tin được: Vô ngã? Hiện hữu? Brahman, Thượng đế? Phúc lạc Toàn thể? Niết bàn? có vô số tên hiệu; dường như rất xa xăm, dường như không tồn tại? Nhưng phải chăng đó là cái có tính Tồn tại nhất?

 

Có phải chăng; khi mọi nhà tù: giác quan, hệ thần kinh, não bộ, tư duy, suy nghĩ, cảm xúc, tri thức, tâm trí,... mọi vọng gác, mọi hàng rào, mọi tường ngăn,... cùng lúc sụp đổ, cùng lúc biến mất? Một năng lượng bao la, ngập tràn và mọi dạng đều chỉ tới vô dạng; và mọi dạng đều tan chảy và hoà nhập vào các dạng khác; một khoảng không bao la, cả đại dương và cả bầu trời; hệ mặt trời, thái dương hệ, cả vũ trụ, nhiều vũ trụ cùng hoà vào nhau, vô giới hạn; cái đẹp vô ngần, thuần khiết, tinh tuý, chân lý... Có phải chăng nó là như vậy? Có phải chăng đó là Hiện hữu?

 

Có phải chăng; khi các ý nghĩ dừng lại, toàn thể cơ chế dừng lại và con người là tách rời. Con người đã thoát vào trong thế giới dưới bầu trời mở. Con người thấy mọi thứ như chúng vậy; và thấy rằng mọi thứ không tồn tại; ngàn năm nay, triệu năm nay chúng đã chỉ là diễn giải? Chỉ các hiện hữu tồn tại; không có vật nào trong thế giới? Tảng đá, tảng đá là một hiện hữu? Cây, cây cũng là một hiện hữu, chim là một hiện hữu, mây là một hiện hữu, mặt trời là một hiện hữu, tia nắng là một hiện hữu? Mọi hình dáng đều là các hiện hữu, linh hồn? Đột nhiên, thế giới vật biến mất? Không phải là đá sẽ không có đó, không phải là cây sẽ không có đó, không phải là chim sẽ không có đó; chúng sẽ có đó thậm chí nhiều hơn thế, nhưng chúng sẽ không còn là cây, không còn là đá, không còn là chim nữa; chúng sẽ là những hiện hữu? Tâm trí con người đã biến mọi hiện hữu thành vật? Khi con người thoát ra khỏi tâm trí và có cái nhìn dưới bầu trời mở, đột nhiên chẳng có gì chút nào? Tính vật biến mất? Có phải chăng là vậy? Có phải chăng đó là Hiện hữu?

 

Có phải chăng; khi tâm trí mất đi, điều thứ hai mất theo là vật? Toàn vũ trụ đầy những hiện hữu, hiện hữu đẹp, hiện hữu thuần khiết, bởi vì tất cả chúng đều tham gia vào hiện hữu tối thượng của Thượng đế? Và khi đó những cái không phải là vật, cũng biết mất? Các định nghĩa biến mất, các quan niệm biến mất, các phân chia biến mất, tất cả mọi lý thuyết biến mất; Thuyết Tương đối của Einstein biến mất, Nguyên lý Bất định của Werner Heisenberg biến mất, Định lý Bất toàn của Kurt Gödelđã biến mất, lý thuyết Chuỗi biến mất, Không gian mười một chiều biến mất; Phép Biện chứng của Friedrich Hegel biến mất, Chủ nghĩa Hiện sinh của Kierkegaard, của Husserl biến mất; các giới hạn và phân chia biến mất? Các lâu đài tri thức, các đền đài tư tưởng cùng lúc sụp đổ? Một Nhận biết mới bắt đầu? Đột nhiên con người thấy cây bắt nguồn từ đất, không tách rời; gặp gỡ với trời, không tách rời; giao hoà cùng các tia nắng; hân hoan với ánh trăng vàng; rộn ràng với muôn triệu linh hồn? Đột nhiên con người thấy mình và mọi người đều bắt đầu từ Một; thân thể và bầu trời, các vì sao là giao hoà, là giao cảm, là hữu cơ và mật thiết? Mọi thứ được gắn với nhau; mọi con người đều là thành viên của mọi con người khác? Toàn thể vũ trụ trở thành một mạng tâm thức, hàng triệu và hàng triệu tâm thức, chói sáng, rực sáng từ bên trong, mọi  bộ phận, mọi yếu tố, mọi nguyên tử, mọi tế bào, mọi hạt cơ bản, mọi chuỗi (nếu là vậy: cái tạo nên hạt cơ bản) đều được sáng? Hình dạng có đó, nhưng chúng không còn là vật chất; chúng là năng lượng động, dao động, và biến đổi? Cái để biến đổi chính là Tần số và Mật độ? Có phải chăng đó là điều đang xảy ra?

 

Có phải chăng đó là Hiện hữu? Có phải chăng nó là như vậy? Tôi đã trăn trở, về điều Tối thượng này; như một Công án, vẫn chưa mở. Gautama Buddha vẫn còn im lặng. Các vị Buddha, các vị Christ vẫn còn im lặng.

 

6

 

Đó là bốn Thể của Tâm thức, đi từ thấp tới cao, đi từ ngoài vào trong. Từ thấp tới cao là theo chiều của phát triển; cái gì phát triển, con người đều muốn nói từ thấp tới cao. Nó thực sự là từ ngoài vào trong. Từ ngoài vào trong, đó là cách nói đúng. Nó bắt đầu từ ngoài, từ thân thể, cái mà con người luôn cùng sống với nó. Ăn cho nó, ngủ cho nó, sung sướng bởi nó, đau khổ cũng do nó. Rồi từng bước, từng bước trưởng thành, con người tách rời khỏi nó, đi sâu vào bên trong. Vượt qua lớp vỏ thô ráp, xù xì; vượt qua Thể thân thể là Thể tâm trí. Cũng là cái con người luôn cùng nó; nó là tư duy, suy nghĩ, tư tưởng, là cảm xúc, vui vẻ, đau buồn; biết bao cung bậc... Rồi từng bước, từng bước trưởng thành, con người tách rời khỏi nó, đi sâu vào bên trong. Vườt qua lớp vỏ ít thô ráp hơn, ít xù xì hơn; vượt qua Thể tâm trí; là đã vào trong, một Thể tươi mới hơn, ấm áp hơn, mềm mại hơn, nhận biết hơn và mạnh mẽ hơn; trưởng thành hơn, Thể Chứng kiến. Nó có vẻ có chút ít xa xôi, vì nó không phải là cái tâm trí thường thấy. Nó là tâm linh, nó là của Tâm thức. Vào tới đó con người biết về mình đúng hơn; nhưng chưa phải là Toàn bộ. Rồi từng bước, từng bước trưởng thành hơn nữa; rồi đột nhiên huỷ diệt tất cả; huỷ diệt tất cả những điều mà con người tưởng là thực, tưởng là tồn tại; huỷ diệt tất cả các Thể bên ngoài, Thể Hiện hữu xuất hiện!

 

Đó chính là con đường đi vào trong, con đường của Gautama Buddha, của Lao Tzu, của Jesus Christ, của các vị Buddha, của các Christ muốn chuyển giao cho nhân loại. Họ muốn rằng tất cả nhân loại đều thành Thượng đế, đều thành Buddha, đều thành Christ; nếu người đó đi vào trong.

 

 

Xin bày t lòng biết ơn ti tt c nhng Tác gi và Dch gi ca các bài viết, bài nói mà chúng tôi đã s dng để làm tư liu và cm xúc để viết bài này; xin chân thành hi hướng công đức nh bé ca mình ti Quý vi. Nam mô Bn sư Thích Ca Mâu Ni Pht. Nam mô Chng minh sư B Tát Ma ha tát.

 

Nguồn www.tincaytinhyeu.wordpress.com

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

1.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập