Quán Niết Bàn Câu 1 và 2

Đã đọc: 2927           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Nếu tất cả các vật đều chẳng là không, thì không sinh, không diệt, từ bỏ và chấm dứt cái gì mà được xem như là Niết-bàn.

Vài dòng tham khảo Quán Niết-bàn trong Trung quán luận chương XXV(Nirvāṇaparīkṣā (निर्वाणपरीक्षा). Mūlamadhyamakakārikā (मूलमध्यमककारिका)), nguyên văn Phạn ngữ qua phần diễn nghĩa tiếng Việt(Trích trong Tinh Hoa Phật học TS Huệ Dân)

 

यदि    शून्यम्    इदं    सर्वम्   उदयो   नास्ति   न   व्ययः |

प्रहाणाद्    वा    निरोधाद्    वा    कस्य   निर्वाणम्    इष्यते || 1 ||

Yadi śūnyam idaṃ sarvam udayo nāsti na vyayaḥ |
prahāṇād vā nirodhād vā kasya nirvāṇam iṣyate ||1||

Từ vựng :

 

Yadi (यदि) là thán từ và nghĩa của nó à nếu…

 

Śūnyam (शून्यम्) là chủ cách số ít trong bảng biến thân śūnyam (शून्यम्) ở dạng giống đực và nó có những nghĩa được biết như:  làm cho trống, không tự có, ảo ảnh của các hiện tượng, không tự nhiên mà tồn tại…

 

Idaṃ (इदं) là chủ cách và đối cách số ít trong bảng biến thân idaṃ (इदं) ở dạng trung tính. Idaṃ (इदं) là chỉ thị đại danh từ và nó có những nghĩa được biết như: cái này, cái này đây, điều này, này… Adaḥ (अदः) cũng là chỉ thị đại danh từ và nó có những nghĩa được biết như: cái kia, cái nọ, điều ấy, kia… Adaḥ (अदः) cùng nghĩa với Tad (तद्) và người ta thường dùng chữ nhiều hơn.

 

Sarvam (सर्वम्) là đối cách số ít trong bảng biến thân sarva (सर्व) ở dạng giống đực và nó có những nghĩa được biết như: tất cả, tất cả nguyên dạng, tất cả toàn thể, hoàn tất… Sarve'pi (सर्वेऽपि) nghĩa là tất cả cùng chung nhau.

 

Udayo (उदयो) là một cách viết khác của chữ Udayaḥ (उदयः). Trong tiếng Phạn chữ aḥ (अः) cũng được người ta thường hay viết thành chữ o (ओ). Udayaḥ (उदयः) là chủ cách số ít trong bảng biến thân udaya (उदय) ở dạng giống đực và nó có những nghĩa được biết như: đứng lên, mọc lên, nổi lên, xuất hiện, phát sinh, đến, trội hơn, đạt được…

 

Udaya (उदय) có từ  Udi (उदि) và Udi (उदि) được ghép từ : Ut (उत्) + i (इ). Ut (उत्) là tiếp đầu ngữ và nó có những nghĩa được biết như: hướng lên, bên ngoài của cái gì đó, thoát ra, xu hướng, ưu thế, sự chấm dứt của cái gì đó.

 

Động từ căn √ i (√इ, thuộc nhóm 2) và nó có những nghĩa được biết như sau: đi, đi đến, đi hướng về phía nào đó, đến, đến từ điểm nào đó, nắm được, đạt tới, xuất hiện, trở thành…

 

Nāsti (नास्ति) được ghép từ : Na (न) + asti (अस्ति). Na (न) là bất biến từ, mang nghĩa phủ định = không.

 

Asti (अस्ति) có gốc từ động từ căn √as (√ अस् ). Asti là bất phân từ, không biến cách, khi nó đứng trước đầu câu và nghĩa của nó là: sống, tồn tại, được hiện hữu ở, ngụ tại, đứng chững lại, là, có …

 

Asti (अस्ति) là động từ As được chia theo ngôi số ba số ít ở thì hiện tại. Nāsti (नास्ति) là phản nghĩa của Asti (अस्ति).

 

Na (न) + asti (अस्ति) = Nāsti (नास्ति) (nối âm : a (अ) + a (अ) = ā (आ)).


Vyayaḥ (व्ययः) là chủ cách số ít trong bảng biến thân vyaya (व्यय) ở dạng giống đực và nó có những nghĩa được biết như: chuyển tiếp, thay đổi, biến dạng, tiêu xài, chi tiêu, phá ho ại, tiêu diệt, làm hư, làm mất, có thể hoán chuyễn…

 

Vyaya (व्यय) có gốc từ Vī (वी) và Vī (वी) được ghép từ: Vi (वि) + i (इ). Vi (वि) là tiếp đầu ngữ và nó có những nghĩa được biết như: mất, lìa, bên ngoài, tách lìa ra, riêng biệt, đối lập với…

 

Động từ căn √ i (√इ, thuộc nhóm 2,) và nó có những nghĩa được biết như sau: đi, đi đến, đi hướng về phía nào đó, đến, đến từ điểm nào đó, nắm được, đạt tới, xuất hiện, trở thành…

 

Vi (वि) + i (इ) = Vī (वी) viết theo cách nối âm: i (इ) + i (इ) = ī (ई) trong văn phạm của tiếng Phạn.

 

Động từ Vī (वी) và nó có những nghĩa tùy theo các thể chia thì của nó để dùng: chia ra, tách ra, phân ra, dừng lại, chấm dứt…

 

Prahāṇād (प्रहाणाद्) là cách viết theo nối âm giữa chữ Prahāṇāt (प्रहाणात्) + vā (वा) qua nguyên tắc : t (त्) + b (ब्) hay bh (भ्), d (द्), dh (ध्), g (ग्), gh (घ्), h (ह्) và những bán nguyên âm khác như: y (य्), r (र्), l (ल्), v (व्), thì nó được biến thành d (द्).

 

Prahāṇāt (प्रहाणात्) là đoạt cách số ít trong bảng biến thân prahāṇa (प्रहाण) ở dạng trung tính và nó có những nghĩa được biết như: bỏ rơi, từ bỏ,rời xa, đoạn trừ, đoạn tuyệt, xa lìa, ruồng bỏ,thả lỏng…

 

Prahāṇāt (प्रहाणात्)có gốc từ Prahā (प्रहा) và Prahā (प्रहा) được ghép từ: Pra (प्र) + hā (हा). Pra (प्र) là tiếp đầu ngữ và nó có nghĩa là: hướng về phiá trước, khởi đầu, trước, ban đầu, phần chính của cái gì đó…

 

Động từ căn √hā (√हा, thuộc nhóm 3,) và nó có những nghĩa được biết như sau: bỏ rơi, từ bỏ,rời xa, đoạn trừ, đoạn tuyệt, xa lìa, ruồng bỏ,thả lỏng, tránh xa, loại bỏ…Prahā (प्रहा) là động từ.

 

Động từ căn √hā (√हा, thuộc nhóm 3, theo nghĩa 2) và nó có những nghĩa được biết như sau: khởi hành, tung lên, dừng lại…


Nirodhād (निरोधाद्) cách viết nối âm cũng giống như chữ Prahāṇād (प्रहाणाद्) đã diễn nghĩa ở trên trong bài này. Nirodhāt (निरोधात्) là đoạt cách số ít trong bảng biến thân Nirodha (निरोध) ở dạng giống đực và nó có những nghĩa được biết như: chặn lại, nhốt lại, giam giữ, hạn chế, thu hẹp, cản trở, ngăn cản, trấn áp, kiềm chế, bãi bỏ, huỷ bỏ, loại bỏ, gạt bỏ, xoá bỏ, khử bỏ, mất dạng…

Vā (वा) là giới từ và nó có nghĩa là: hay, và, hoặc, cách khác, một trong hai, giả định rằng, hay đúng hơn, hoặc tốt hơn, tuy nhiên, ngay cả khi...

 

Kasya (कस्य) là sỡ hữu cách số ít trong bảng biến thân kim (किम्) ở dạng trung tính và nó có những nghĩa được biết như: ai, cái nào, những cái nào, như thế nào, tại sao… Dưới đây là những chữ Kim (किम्) tham khảo cho vui :

 

Atha kim (अथ  किम्): chắc chắn rằng. Kim atra (किम्   अत्र): tốt như thế nào?. Kim anyad (किम्  अन्यद्): thêm cái gì nữa?. Kim api (किम्  अपि): có phần…. Kim artham (किम्   अर्थम्): để làm gì? hay  lý do gì?. Kim iti (किम्   इति): tại sao?. Kim iva  (किम्   इव): như vậy cái gì là…? như vậy là thế nào…?. Kiṃ vā (किं  वा): có gì lạ không?. Kiṃ kila (किं  किल): tiếc quá đi !. Kiṃ ca (किं  च): hơn nữa, mặt khác. Kiṃcana (किंचन): vài cái gì đó. Na kiṃ cana (न  किं  चन): không có gì. Kiṃcid (किंचिद्): vài cái gì đó, chút ít, tí xíu. Akiṃ cid (अकिं  चिद्): không có gì. Kiṃ tu (किं  तु) hay  Kintu (किन्तु): nhưng, tuy nhiên, mặc dù. Kiṃ svid (किं  स्विद्): tại sao? như thế nào?. Yat kiṃ ca (यत्  किं  च): tầm bậy tầm bạ. Ko 'pi (कोऽपि): những ai, những cái gì. Ko nāma (को  नाम): ai vậy, là ai?. Ko nu (को  नु): thật ra là ai?. Ko vā  (को  वा): thật ra có thể là ai ?. Na ko 'pi  (न  को  ऽपि): không có gì, không có ai hay người nào. Kaḥ svid (कः  स्विद्): bất cứ ai. 


Nirvāṇam (निर्वाणम्) là đối cách số ít trong bảng biến thân nirvāṇa (निर्वाण) ở dạng giống đực và nó có những nghĩa được biết như: tắt, chết, biến mất, tiêu diệt, huỷ diệt, hết, tan rã, tiêu tan, tiêu vong, chấm dứt, giải tán, triệt hạ, trạng thái giãi thoát cuối cùng, sung sướng thanh thản, hạnh phúc, cực lạc…


Nirvāṇa (निर्वाण) có gốc từ Nirvā (निर्वा). Nirvā (निर्वा) được ghép từ: Nis (निस्) + vā (वा). Nis (निस्) là tiếp đầu ngữ và có những nghĩa như sau: vượt khỏi tầm của chiều cao, thoát ra ngoài, bên ngoài của cái gì đó, biến mất, bị mất đi cái gì đó, vắng mặt hay thiếu hoặc không có, không… Nir (निर्), Niś (निश्), Niṣ (निष्), Niḥ (निः) là những biến cách của Nis (निस्).


Nirvāṇa (निर्वाण) là động từ thuộc nhóm 2 và nó có những nghĩa tùy theo các thể chia thì của nó để dùng: dừng thổi, tự tắt đi, được hay bị tắt, được hay bị yên lặng đi…


Động từ căn √vā, (√वा), thuộc nhóm 2 và nó có những nghĩa tùy theo các thể chia thì của nó để dùng: thổi, làm cho có gió, phát ra, thổi ở trên hay thổi về hướng nào đó, tự toát lên, tự xông lên, phát ra, thốt ra, tuôn ra, trút hơi thở cuối cùng, chết…

 

Iṣyate (इष्यते) là động từ Iṣ (इष्) được chia theo ngôi số ba số ít ở thì bị động hiện tại và theo nghĩa số một của Iṣ (इष्) là: ước muốn, thích, được biết, xem như, được chấp nhận…

 

Ý Việt tạm dịch:

 

यदि    शून्यम्    इदं    सर्वम्   उदयो  नास्ति   न  व्ययः |

प्रहाणाद्   वा   निरोधाद्   वा    कस्य   निर्वाणम्    इष्यते || 1 ||

Yadi śūnyam idaṃ sarvam udayo nāsti na vyayaḥ |
prahāṇād vā nirodhād vā kasya nirvāṇam iṣyate ||1||

Nếu tất cả các vật đều là không, thì không sinh, không diệt, từ bỏ và chấm dứt cái gì mà được xem như là Niết-bàn.

 

यद्य्   अशून्यम्    इदं   सर्वम्    उदयो   नास्ति   न   व्ययः |

प्रहाणाद्    वा    निरोधाद्   वा   कस्य   निर्वाणम्   इष्यते || 2 ||

Yady aśūnyam idaṃ sarvam udayo nāsti na vyayaḥ |
prahāṇād vā nirodhād vā kasya nirvāṇam iṣyate ||2||
 

Nếu tất cả các vật đều chẳng là không, thì không sinh, không diệt, từ bỏ và chấm dứt cái gì mà được xem như là Niết-bàn.

 

Những chữ Không thấy ở đây là không có tự tánh và được Ngài Long Thọ dùng nó để làm sáng tỏ thêm ý nghĩa của lý duyên khởi mà Đức Phật Thích Ca đã nói qua câu: Cái này tồn tại thì cái kia hình thành. Cái này phát sinh thì cái kia sinh ra. Cái này không tồn tại thì cái kia không hình thành. Cái này dừng lại thì cái kia chấm dứt.

 

Khi hiểu được ý nghĩa của Không có tự tánh là gì, thì con đường Trung đạo của Đức Phật Thích Ca, chính là cách giúp cho tự mình biết tháo gỡ những gì thường hay bị trói buộc quá đáng trong: từng ý nghĩ, từng lời nói, từng hành động, ở trong cuộc sống của chính mình cũng như đời sống tu học theo Đức Phật.

 

Khi bản chất tham dục của con người là không bao giờ biết đủ, thì qua sự so sánh trong hai kinh nghiệm từng trãi trong đời của Đức Phật Thích Ca đã rút ra một kết luận, để khuyên người đang đi tìm Đạo:" Đắm mình trong dục lạc dẫn đến nguy hại, là một điểm nên tránh. Tự hành hạ mình bằng các hình thức tu khổ hạnh nghiêm khắc, dẫn đến đau khổ, và nguy hại là một điểm không bao giờ nên làm".

 

Trên đời này không ai có thể thấy rõ và hiểu rõ được mình hơn là chính mình, điều này trên thực tế chưa có ai làm được, do đó điều thật sự quan trọng trong cuộc sống của mình chính cũng như đời tu theo Phật, là đừng bao giờ chủ quan cho mình là người tốt và cũng không bao giờ bi quan cho mình là người xấu, mà nên sống trong tinh thần khách quan, bằng cáchkhông chỉ thấy hay cảm nhận bằng, tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý, một cách trực tiếp hay gián tiếp, mà còn phải sống bằng chính kinh nghiệm của chính mình và cộng thêm những sự trãi nghiệm của người khác.

 

Kính bút

TS Huệ dân

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập