Tôn Giáo hay Triết Lý

Đã đọc: 106           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Đạo Phật không phải là đạo cuồng tín, chấp vào tín điều, tin vào bạo lực, sợ hãi van xin che chở, cứu rỗi mà là đạo của tự độ, tự tha, trí tuệ, khoa học, rất dân chủ dựa trên tinh thần bi trí dũng.

Có người không cho Phật Giáo là một triết lý hay khoa học mà là một tôn giáo của tâm linh như các tôn giáo khác. 

Tôi xin trích lời nói của Albert Einstein, dĩ nhiên, ai cũng biết nhà khoa học vĩ đại này không là Phật Tử, “The religion of the future will be a cosmic religion. It should transcend a personal God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sense arising from the experience of all things, natural and spiritual as a meaningful unity. If there is any religion that would cope with modern scientific needs, it would be Buddhism.”

Tôn giáo của tương lai, thích hợp với nhu cầu khoa học, chứng nghiệm và giải thích được tất cả hiện tượng trong vũ trụ mà không cần tới giáo điều, giả thuyết về thượng đế (được sáng tạo bởi con người) đó là Phật Giáo. 

Tam giới duy Tâm, Vạn Pháp duy thức! Phật Thừa là tất cả, tất cả là Phật Thừa. 

Cho nên tranh luận, Phật Giáo là tôn giáo tâm linh như các tôn giáo khác hay Phật Giáo là triết lý của nhân sinh quan, nó thích hợp với hoa học hiện đại, thõa mãn tất cả nhu cầu ích kỷ của con người là vô nghĩa.

Nguyên Tắc và Triết Lý của Phật Giáo

Đạo Phật không mê tín tôn thờ thần, hay thượng đế (god[s]) cũng không mù quáng tôn thờ kinh điển như thánh kinh của các đạo thờ thần (bị kinh trì.) 

 

Đạo Phật không phải là đạo cuồng tín, chấp vào tín điều, tin vào bạo lực, sợ hãi van xin che chở, cứu rỗi mà là đạo của tự độ, tự tha, trí tuệ, khoa học, rất dân chủ dựa trên tinh thần bi trí dũng.

 

Đạo Phật không phải là vô thần lẫn hữu thần.  Với tinh thần bi trí dũng, tôn trọng sự thật, bất cứ kinh điển nào tôn sùng mê tín dị đoan, oan cho kim khẩu của Phật, chúng ta cũng không nên chấp nhận và phải can đảm để chứng minh cho các đạo hữu biết đó là ngụy kinh, ma thuyết.

 

Đức Phật không lập ra phật giáo để tín đồ thờ phượng theo những nghi thức tôn giáo, quỳ lại, suy tôn, sùng bái giáo chủ.  Tuy nhiên, vì càng ngày càng nhiều tu sĩ ngoại đạo, tu luyện đạt tới ngũ thần thông, đem theo hằng trăm đệ tử cùng xin quy y Phật.  Còn thêm nhiều tín nữ quyết tâm xin Phật quy y theo hầu Phật.  Cho nên, Đức Thế Tôn phải tổ chức, và chỉnh đốn tăng đoàn, với những quy luật, và kỷ cương để duy trì kỷ luật, lúc đó. 

 

Đức Phật không có truyền y bát, Ngài khuyên các đệ tử của Ngài – Tục diệm truyền đăng – tự mình là giáo chủ của pháp tu, của chính mình.  Vì thế, đạo Phật trở thành tôn giáo, nghi lễ, quy luật phức tạp, với nhiều tông phái, với nhiều pháp môn, như chúng ta đang thấy ngày nay.

 

Khác với những giáo hội đầy quyền lực, sinh sát trong quá khứ, nơi tập trung quyền lực tài chánh, trung tâm lãnh đạo của những tôn giáo khác.  Giáo hội Phật Giáo chỉ là một tổ chức bù nhìn không có thẩm quyền ‘thưởng thiện phạt ác,’ không có quyền thâu nhập tài chánh từ những chùa chiền biệt lập như những giáo hội khác, không có thực quyền chấp thuận hay trục xuất Phật Tử, cùng gian Tăng, và Ni.   Cho nên, Phật Giáo thời nào cũng dễ bị kẻ gian trà trộn, thao túng, trục lợi.  Dễ bị, cường quyền, và tập đoàn thương mại, đầu tư, mua chuộc, sai khiến, xâm nhập, nằm vùng, và lũng đoạn cho quyền lợi với chủ đích riêng của tha lực.

 

Vấn đề đặt ra cho tín đồ của tất cả tôn giáo nhân tạo là,

 

Khi giáo chủ mặc khải, thì tất cả tông đồ phải tuyệt đối tuân theo.  Không tuân lệnh thì bị phạm tội phỉ báng, nhẹ thì bị ‘tuyệt thông,’ nặng thì sẽ bị trừng phạt, thậm chí tử hình.

 

Tuy nhiên, giáo hội không có dạy.  Khi tín đồ, con chiên nói mà giáo chủ, các cha, các thầy không nghe, cứ làm bậy, thì phải làm sao đây?

 

Rất tiếc, không thấy và không nghe, vị giáo chủ sáng lập nào dạy chúng ta phải làm thế nào.  Đa số, chỉ dạy “không thấy mà tin,” không thì phạm thượng, dám phỉ báng, bất trung, bất hiếu, sẽ bị nguyền rủa, bị ném đá chết, rồi sẽ bị đày đọa đời đời nơi địa ngục.

 

Chỉ có, Đức Phật là vị giáo chủ duy nhất đã từng dạy, nôm na:

 

Đừng tin những gì ta nói, mà hãy nhìn những gì ta làm.  

 

Phải dùng trí óc, trí thức, trí tuệ, và kinh nghiệm bản thân của mình để thực nghiệm, và kiểm chứng trước đã.

 

‘Nghe,’ Thấy, ‘Thử’ mới Tin’!

 

Đó chính là tinh thần – Bi-Trí-Dũng – của Phật Tử.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập