Chúng ta đi chùa để cầu xin hay để tu học theo Phật?

Đã đọc: 10029           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Chúng ta đi chùa cầu xin Phật cho điều này, cho điều kia, cho đủ thứ hết. Nhưng rốt cuộc rồi tất cả những gì chúng ta xin có được như ý hết không? Ðiều này tôi không khẳng định là được hay không được. Có thể một số người xin được, nhưng đa số người xin không được, phải không?

Bài giảng hôm nay, chúng tôi sẽ giảng đề tài rất bình dị là: "Chúng ta đi chùa để cầu xin hay để tu học theo Phật?" Ðây là một đề tài có thể nói rất gần với quí Phật tử.

Quí Phật tử xét thật kỹ xem từ trước đến giờ, chúng ta đi chùa là vì cầu xin hay để tu học theo Phật? Ða số đều cầu xin, phải không? Mỗi khi đến chùa, Phật tử hoặc là cúng hoa quả hoặc là cúng nhang đèn. Khi cúng rồi, quí vị quì xuống nguyện Phật cho gia đình con bình an, cho con cháu con thi đậu, cho tất cả trong gia quyến đều gặp may mắn v.v... như thế là xin hay tu?

Như vậy chúng ta đi chùa cầu xin Phật cho điều này, cho điều kia, cho đủ thứ hết. Nhưng rốt cuộc rồi tất cả những gì chúng ta xin có được như ý hết không? Ðiều này tôi không khẳng định là được hay không được. Có thể một số người xin được, nhưng đa số người xin không được, phải không?

Thí dụ, khi con cái thi cử, cha mẹ là Phật tử thế nào cũng tới chùa xin Phật gia hộ cho con mình thi đậu. Như vậy các Phật tử được cha mẹ cầu xin đều đậu hết hay vẫn có người rớt? Tại sao cùng xin với nhau, Phật lại cho người đậu, kẻ rớt? Vậy là Phật không công bình rồi. Ðức Phật đối với chúng sanh chỉ một lòng từ bi bình đẳng, thương như con một, không bỏ người nào, tại sao có người xin Phật cho, có người xin Phật không cho? Như vậy vấn đề này chưa thể khẳng định đúng hay sai.

Chúng ta tự nghiệm xét những gì chúng ta xin đó, nếu được hết thì chắc rằng Phật tử đều giàu, đều vui vẻ, không ai khổ phải không? Nhưng kiểm lại trong giới Phật tử có giàu hết chưa, có hết khổ hoàn toàn chưa? Nếu Phật cho thì phải cho đều, người này cho thì người kia cũng phải cho. Sao có người xin được, có người xin không được? Chúng ta nghĩ sao về điều này? Tôi gợi ý để rồi quí Phật tử tự nghiệm tự xét.

Cũng như những người gặp tai nạn, cầu nguyện đức Quan Thế Âm cứu độ, tất cả đều cầu được hay có người được, có người không được? Như vậy Phật và Bồ-tát hình như thương người này, không thương người kia. Nhưng thật ra Phật, Bồ-tát có như vậy không?

Tất cả chúng ta do yếu lòng, nhẹ dạ nên gặp tai nạn, gặp khó khăn thì lúc nào cũng ỷ lại. Ỷ lại Phật, ỷ lại Bồ-tát. Cầu xin Phật, Bồ-tát an ủi cứu giúp mình bớt khổ. Nhưng sự thật việc cầu xin đó đâu có gì bảo đảm được trăm phần trăm. Vậy mà tất cả Phật tử chúng ta đi chùa tới đâu cũng xin, cũng cầu. Nếu xin cầu thì không phải là tu, còn tu thì không có cầu xin.

Nên kết luận lại, Phật tử chúng ta đi chùa là để tu theo Phật hay để xin Phật cho mình được phước đức?

Tôi thường thí dụ, quí Phật tử có bệnh đi tới phòng khám của bác sĩ. Khi tới phòng khám, lẽ ra phải để cho bác sĩ khám, cho toa, mua thuốc uống. Nhưng có người tới phòng khám chỉ chấp tay nói rằng: "Thưa bác sĩ, bác sĩ cứu giùm tôi cho hết bệnh." Ðó, cứ nằng nằng đòi như vậy. Bác sĩ biết nói làm sao đây? Chắc cũng đầu hàng luôn, không biết sao cứu được. Nếu là người bệnh thì yêu cầu bác sĩ xem bệnh, rồi cho toa chúng ta mua thuốc uống, bệnh mới lành. Chúng ta không chịu cho xem bệnh, không chịu xin toa, mà cứ đòi bác sĩ cho hết bệnh, như vậy bác sĩ biết nói sao đây? Ðó là điều hết sức lầm lẫn.

Kế nữa, có người được bác sĩ khám bệnh, cho toa, bảo phải về mua thuốc uống. Nhưng người không chịu mua thuốc, cứ cầm toa đọc hoài, đọc thuộc lòng. Thuộc lòng cái toa hết bệnh không? Chắc rằng không hết. Chỉ khi nào mua thuốc uống thì mới lành bệnh.

Chúng ta ngày nay đến với Phật giống hệt như những người bệnh đến với bác sĩ. Không cần bác sĩ khám, không cần bác sĩ cho toa mà cứ chắp tay cầu bác sĩ cứu cho tôi hết bệnh thôi. Ðiều này bác sĩ cũng bó tay. Quí vị đến chùa, cứ xin Phật cho con cái này, cho con cái nọ v.v... thì Phật sẽ làm sao? Phật đã từng tuyên bố: "Ta không có quyền ban phước xuống họa cho ai." Mà không ban phước xuống họa thì Ngài cho được không? Nên có người xuyên tạc, như vậy thì Phật bất lực quá, Phật không có khả năng, xin Phật không có kết quả.

Trong đạo Phật luôn luôn dạy rằng "Phật là một bậc Ðạo sư", là vị thầy chỉ đường cho chúng ta ra khỏi nẻo luân hồi đau khổ, giúp cho chúng ta tránh những hiểm nguy trong cuộc đời này. Phật là người chỉ đường nhưng nếu chúng ta không chịu đi thì lỗi tại chúng ta, chớ không phải lỗi tại Ngài. Ngài không thể cho chúng ta hết khổ đâu. Vì thế có người cho Phật bất lực, nhưng với người biết nghĩ suy, biết nhận định thì chính lời nói đó là lời nói chân thật.

Như chúng tôi bây giờ, thật tình chỉ hiểu Phật pháp, chỉ tu để tâm được yên tịnh và chỉ dẫn lại cho quí Phật tử cùng tu. Chớ tôi cũng đâu có quyền cho Phật tử được hết bệnh, đâu có quyền cho Phật tử gặp cảnh khổ được hết khổ. Tôi chỉ giảng dạy lời Phật cho quí Phật tử hiểu, ứng dụng, dẹp hết các phiền não, đó là Phật tử tu. Nếu tu được thì phiền não sạch, chớ tôi đâu có giúp gì cho quí vị.

Quí vị nghĩ kỹ, chúng ta là Phật tử tức là con của Phật. Phật là bậc giác ngộ mà con của Phật có giác ngộ chưa? Nếu không giác ngộ trăm phần trăm như Phật, thì ít ra chúng ta cũng giác ngộ được một phần trăm, tí xíu vậy đó. Phật trăm phần, chúng ta được một phần cũng tạm gọi là con của Phật. Chớ Phật thì trọn vẹn còn mình thì không có chút nào, làm sao gọi là con Phật. Cái giác ngộ nhỏ nhất, gần nhất là giác ngộ được lý nhân quả.

Ðức Phật dạy, tất cả chúng ta muốn được quả lành thì phải gieo nhân lành. Chúng ta muốn quả dữ, quả ác thì gieo nhân ác. Nhân lành sẽ đưa đến quả lành, nhân ác sẽ đưa đến quả khổ. Như vậy cái khổ, cái vui đều do chúng ta tạo mà ra, chớ Phật không làm thế được. Phật dạy rất thực tế.

Tôi thí dụ, một anh nông phu muốn làm ruộng trúng thì phải lựa giống, mua giống tốt. Giống tốt đó là nhân khiến sẽ được quả tốt là những bông lúa chín vàng, no đầy. Những bông lúa chín vàng, no đầy có được là nhờ những hạt giống tốt. Nhân đã có thì quả sẽ có. Có anh nông phu nào ngây ngô đến nỗi không chịu gieo giống lúa mà cứ ra ngoài đồng chấp tay cầu Phật cho con lúa đầy đồng không? Có ông Phật nào trên trời, trên mây rải giống xuống cho lúa mọc được không? Hay là chính tay mình gieo giống, rồi mình mới gặt được kết quả do công phu của mình làm ra.

Rõ ràng lẽ thật của cuộc sống này là chúng ta tự tạo nhân tốt hay tạo nhân xấu, từ nhân đó đưa tới quả tốt hay xấu, chớ không ai có quyền chen vô hết. Ðó là một chân lý, một lẽ thật mà chúng ta không chịu tin, cứ đòi Phật cho không thôi, đòi thế này, đòi thế kia.

Như khi tôi lên Châu Ðốc thấy một số Phật tử, nhất là từ tháng giêng tới tháng ba, nhằm thời gian vía Bà, người ta đi đông là đông. Từ các tỉnh, thành phố lên, để làm gì? Ðể vay tiền Bà về làm ăn cho phát đạt. Họ cứ quan niệm rằng mượn của Bà chừng năm ba chục ngàn, về làm ăn sẽ giàu. Quí vị thấy nghĩ vậy đúng hay sai? Tôi chỉ cần nói đơn giản rằng nếu Bà thương người tới vay tiền, Bà cho làm ăn phát đạt giàu có, thì từ Châu Ðốc tới Long Xuyên, ai cũng giàu hết. Tại sao vậy? Vì ở gần Bà, tốn ít chục bạc tiền xe là đã tới rồi, tiếc gì mấy chục mà không đi vay? Còn những người ở xa như thành phố Hồ Chí Minh hay dưới Cà Mau lên vay xa quá. Vậy thì người ở gần vay nhiều nên phải giàu nhiều, nhưng nhìn lại dân ở gần đó vẫn nghèo, vẫn có những người rất khổ sở, rách trước rách sau. Sao họ không tới vay cho được giàu? Hay họ vay hoài không giàu nên phải chịu nghèo. Như vậy có đúng là Bà cho vay thì được giàu không?

Có những điều rất thực tế mà không ai dám nói. Thí dụ khoảng trăm người lên vay tiền của Bà, về có chừng năm mười người làm ăn phát tài, họ liền khoe: "Tôi nhờ năm nay vay tiền của Bà về làm ăn phát tài." Còn tám chín chục người vay, nhưng làm ăn lỗ lã, thua thiệt lại làm thinh, không dám nói. Vì họ không dám nói nên đâu có ai biết. Thiên hạ chỉ biết người phát tài mà không biết những người không có gì. Ðó, lẽ thật ở chỗ nào?

Trong một trăm người, có người phước nhiều, có người phước ít. Người có phước làm ăn phát tài, lấy cớ vay tiền Bà được phát tài. Còn người vô phước làm ăn thất bại, sao lại làm thinh không đổ thừa tiền Bà không có giá trị? Tại không dám nói. Nên người ta cứ nghe đồn đằng kia, đằng nọ có người vay tiền Bà về làm ăn khá. Thế là ùa nhau kéo đi vay. Chúng ta không chịu nghiệm, không chịu xét nên rồi bị rơi vào mê tín. Mê tín là lòng tin mù quáng, không có lẽ thật, không đúng chân lý.

Chúng ta là Phật tử hiểu Phật pháp thì phải thực hành theo lời Phật. Chúng ta muốn làm ăn khá thì chúng ta phải biết ăn ở tốt với mọi người, xử sự công bằng với mọi người. Trong cuộc sống chúng ta đừng giành phần hơn về mình mà luôn luôn biết nhường nhịn nhau. Nhờ có phước chúng ta làm ăn mới tốt. Người không chịu thực hành như vậy, cứ đi vay chỗ này, xin chỗ kia, rốt cuộc không được gì hết mà chỉ chuốc khổ. Hiện tại không được mà vị lai cũng không có chút phước đức nào. Nên quí Phật tử phải tin tưởng đức Phật là một vị đã giác ngộ, chỉ cho chúng ta những lẽ thật trong cuộc đời để chúng ta ứng dụng tu, ứng dụng thực hành thì chúng ta sẽ đạt kết quả tốt.

Khi chiều chúng tôi đã làm lễ qui y cho một số Phật tử. Trong lễ qui y có những vấn đề mới nghe quí Phật tử thấy hơi lạ một chút. Như nói rằng, qui y Phật rồi khỏi đọa địa ngục, qui y Pháp rồi khỏi đọa ngạ quỉ, qui y Tăng rồi khỏi đọa súc sanh. Trong nhà Phật nói ba đường khổ là địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh. Nếu qui y Phật rồi khỏi rơi vào địa ngục, qui y Pháp rồi khỏi rơi vào ngạ quỉ, qui y Tăng rồi khỏi rơi vào súc sanh. Nếu qui y là chỉ hứa suông thôi mà thành công liền thì dễ quá! Ở đây tôi sẽ giải thích thứ tự cho quí vị hiểu.

Như chúng ta đã biết Phật là bậc giác ngộ sáng suốt. Qui y Phật tức là trở về con đường sáng suốt. Trở về con đường sáng suốt thì chúng ta không rơi vào chỗ u minh, tối tăm. Ðịa ngục là chốn u minh cho nên Bồ-tát Ðịa Tạng phát nguyện xuống địa ngục để độ chúng sanh. Vì vậy, Ngài làm Giáo chủ ở cõi địa ngục, gọi là U Minh giáo chủ. Chúng ta đi con đường sáng thì không rơi vào chỗ tối, nhưng phải đi chớ không chỉ hứa. Nếu Phật tử hứa rằng tôi qui y Phật rồi khỏi đọa địa ngục, ngang đó không tu tập thì có khỏi địa ngục không? Chắc chưa khỏi.

Tôi lặp lại ví dụ anh nông phu, anh được hạt giống tốt và gieo xuống. Biết rằng nhân tốt thì quả sẽ tốt, đó là lẽ thật. Nhưng từ ngày gieo giống cho tới ngày cây lúa đơm bông kết quả, phải làm sao? Gieo giống rồi chúng ta phải chăm sóc, nhổ cỏ, bón phân, chúng ta còn phải theo dõi sâu rầy. Cuối cùng đủ điều kiện thì bông lúa mới được tốt, được no đủ, được chín vàng.

Cũng như vậy, khi chúng ta nguyện qui y tu theo Phật, đó là nhân để đi tới quả giác ngộ. Nhưng từ nhân tới quả đòi hỏi chúng ta phải liên tục theo dõi, phải cố gắng tu hành mới được kết quả như vậy. Chớ không phải qui y rồi nói: "Ngang đây tôi khỏi đọa địa ngục", đó là sai lầm.

Qui y Pháp khỏi đọa ngạ quỉ, ngạ quỉ tức là loài quỉ đói. Bởi vì Phật dạy chúng ta tu phải có lòng từ bi thương yêu mọi người. Có lòng từ bi thì ai khổ chúng ta giúp. Chúng ta không nỡ gian lận, hiểm độc, bòn rút người khác mà phải mở lòng từ bi thương xót, cứu độ người ta. Vì có lòng từ bi nên không có tâm bỏn sẻn, tâm keo kiệt, tâm hiểm độc. Vì vậy không đọa làm loài quỉ đói. Không bao giờ chúng ta tạo nhân tốt mà lại có kết quả xấu được.

Cho nên qui y Pháp rồi thì tránh khỏi làm loài quỉ đói. Vì vậy khi đã qui y rồi, chúng ta phải tập tâm từ bi. Mỗi ngày mỗi mở rộng, mỗi ngày mỗi thực hành đúng như vậy, thấy ai khổ ai đói chúng ta dùng phương tiện giúp. Thực hành đúng pháp Phật dạy tránh khỏi loài ngạ quỉ, nhất định không sai chạy.

Qui y Tăng rồi khỏi đọa làm súc sanh. Tại sao? Vì súc sanh là si mê. Bây giờ mình theo chư Tăng, chư Tăng dạy cho mình biết đây là thiện, đây là ác, đây là tội, đây là phước, đây là chánh, đây là tà. Giản trạch cho mình biết rõ, nhờ biết rõ nên mình tránh tội làm phước, tránh ác làm lành, tránh tà làm chánh. Kết quả mình không đọa làm súc sanh. Như vậy từ nhân đến quả không sai chạy nếu chúng ta làm đúng. Nhưng có nhân mà không săn sóc, không chăm bón thì kết quả không bao giờ đúng hết.

Chúng ta đến với đạo Phật là đến với tâm hồn chân thật, phải dụng công tu hành, không phải đến với đạo Phật bằng cách cầu xin. Nếu quí Phật tử gẫm kỹ, nhớ cho rõ ràng, từ hồi biết đi chùa cho tới bây giờ, mình tu theo Phật hay là cầu xin Phật? Chắc tu ít, cầu xin thì nhiều. Ðó là điều đáng buồn mà cũng rất đáng thương. Nếu Phật tử cứ đi cầu xin hoài thì đạo Phật đã mất rồi. Dầu còn chùa, còn Phật tử cũng không còn đạo Phật, vì Phật dạy tu mà mình có tu gì đâu? Nên nhiều người đi chùa mười năm, hai mươi năm nhưng phiền não ngày càng tăng chớ không giảm. Ði chùa nhiều mà sân cũng lắm, giận cũng nhiều thì có hiệu quả gì đâu.

Ðến với Phật là để tu, để chừa bỏ những thói xấu. Nhưng đến với Phật lâu mà những thói xấu không giảm, ngược lại càng tăng, đó là tu theo Phật hay là gì? Lỗi tại đâu? Tại vì chúng ta không chịu tu mà chỉ có xin. Xin không được rồi đâm ra chán, mà chán rồi thì nghe ai đồn đại đằng kia miếu Bà, miếu Ông gì đó xin chi cũng được, linh lắm. Thế là Phật tử liền mang bó hương, dĩa quả tới xin. Vì xin cho nên dễ lạc đường tà. Còn nếu chúng ta biết tu, hiểu lời Phật dạy, ứng dụng tu thì chúng ta hết khổ. Hết khổ bằng lẽ thật chớ không phải hết khổ bằng tưởng tượng.

Chúng ta đến với đạo Phật là để tu, mà tu thì phải làm sao? Phật dạy lấy nhân quả làm căn bản. Chúng ta gieo nhân tốt rồi còn phải cố gắng duy trì, bảo vệ thì sẽ được quả tốt. Nếu chúng ta gieo nhân xấu thì phải rơi vào cảnh khổ, không nghi ngờ. Như vậy người Phật tử là người biết chọn nhân để gieo, tránh nhân dữ không cho nó sanh khởi, đó là chúng ta tu.

 Biết như vậy, hiểu như vậy, thấy như vậy, đó là chúng ta có tỉnh có giác. Còn không hiểu như vậy là không có tỉnh, không có giác. Biết được, nhận chân được lý nhân quả của Phật đó là chúng ta đã giác một phần rồi. Nếu biết nhân quả do mình gây, mình chịu thì chúng ta có kêu trời kêu Phật gì nữa không? Gặp khổ có kêu trời, gặp vui có tạ ơn trời không? Tất cả những điều đó là do nhân mình gây, quả mình hưởng. Biết rõ như vậy thì chúng ta là người tỉnh.

Hơn nữa người tin nhân quả là người gan dạ, can đảm, còn người không tin thì không gan dạ, không can đảm, tại sao vậy? Bởi vì tin nhân quả nên việc gì tốt là do mình tạo thì mình thành công. Mình thành công là do nhân mình làm nên quả mình hưởng, không có gì ngạo mạn cho mình là hơn. Nếu mình gặp điều xấu là do nhân mình không khéo tạo cho nên quả xấu đến với mình. Như vậy là cũng tại mình chớ không trách ai hết.

Ở đời thiên hạ hay đổ thừa tại cái này, tại cái kia, ít khi nào mình làm một điều dở, một điều xấu mà nói lỗi đó tại tôi. Tại cái này, tại cái kia tôi mới làm vậy đó, đổ bên này, đổ bên nọ, đổ bên kia, đó là trốn tránh trách nhiệm. Nếu chúng ta hiểu được lý nhân quả, việc tốt hay xấu đến với chúng ta đều do chúng ta tạo. Cho nên bây giờ nó đến mình can đảm nhận, dám làm thì dám chịu, có trách ai đâu. Như vậy là mình can đảm, không trốn tránh trách nhiệm.

Phật tử bây giờ yếu đuối quen rồi nên không dám nhận trách nhiệm. Không can đảm nhận trách nhiệm thì trên đường tu làm sao tu chân chánh được? Muốn tu chân chánh tất cả chúng ta phải gan dạ, phải can đảm thì sẽ có kết quả trăm phần trăm, không nghi ngờ. Ngược lại, chúng ta chưa phải là những người tu theo lời Phật dạy mà chỉ bắt chước thôi.

Bước đầu tu theo Phật là qui y Tam Bảo, tức chúng ta tạo ba cái nhân. Nhân thứ nhất là nhân sáng suốt để khỏi xuống địa ngục, nhân thứ hai là nhân từ bi để khỏi làm ngạ quỉ, nhân thứ ba là nhân trí tuệ để khỏi làm súc sanh. Ba nhân này tạo rồi, chúng ta nuôi dưỡng cho nó tăng trưởng thì nhất định tránh được ba đường ác, không nghi ngờ. Ðó là chúng ta tu.

Phật không chỉ dừng ngang đó mà còn dạy chúng ta phải giữ năm giới. Phật không cho chúng ta làm năm điều. Năm điều đó là: không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu, không hút á phiện, xì ke, ma túy.

Chúng ta giữ năm điều này là tu nhân gì? Nếu không giết người, không hại người thì chúng ta tránh khỏi người thù oán, tránh khỏi người giết hại, tránh khỏi tù tội. Giữ được nhân đó, tu được nhân đó thì hiện tại chúng ta không bị người thù oán, rình rập giết lại, không phải bị tù tội vì phạm pháp. Phật dạy nếu đời này giữ giới không sát sanh, không giết người thì đời sau sanh ra được tuổi thọ dài. Cái nhân mình không làm cho mạng người ta ngắn thì cái quả mình sẽ được tuổi thọ dài. Ðó là nhân và quả theo nhau.

Tu nhân không trộm cướp thì sau này mình không bị tù tội, không bị người oán ghét. Của người mình không lấy, không cắp, không trộm thì tự nhiên mình là người lương thiện, người tốt, không bị tù tội, không có nguy hiểm xảy đến. Ðời sau chính nhờ nhân tốt đó mà được quả sanh ra có của cải nhiều, dư dả.

Không phạm tội tà dâm tức là sống một cách trinh bạch. Trinh bạch là trong sáng, mà trong sáng thì đời sau sanh ra trở thành người đẹp đẽ, trang nghiêm. Như vậy quả với nhân đều theo nhau, chớ không tách rời.

Không nói dối, không nói lừa gạt, ác độc v.v... thì đời sau sanh ra nói năng lưu loát, người nghe kính tin. Ngày nay sanh ra mình nói ngọng, nói cà lăm là biết đời trước mình nói không hiền. Nói không hiền cho nên quả bây giờ phải chịu như vậy. Biết rồi ráng tu, nói hiền lại thì đời sau sẽ được tốt đẹp hơn.

Nếu đời này chúng ta ngu tối, học hành không thuộc v.v... thì biết đời trước mình đã phạm lỗi uống rượu mạnh, hút á phiện, xì ke ma túy cho nên bây giờ phải khổ, gầy ốm, tật nguyền, ngu dại.

Cho nên biết tu thì nhân nào quả nấy, còn không biết tu thì phải chuốc lấy khổ. Ai muốn đi tới chỗ tốt, hưởng điều tốt thì phải làm những gì Phật chỉ dạy. Từ nhân đi đến quả chớ không có cái ngẫu nhiên, cũng không có ai ban cho hết. Phật không rảnh để ban cho mình. Nếu ban cho mình thì chắc Phật không dạy nhân quả.

Hiểu như vậy chúng ta mới thấy trên đường tu, mình phải là người biết tìm hiểu chánh pháp, biết tu hành chớ không phải tới với đạo để cầu xin. Quí Phật tử làm lành, làm phải thì được mọi người thương, mọi người quí. Còn làm dữ, làm ác thì bị người ghét bỏ. Rõ ràng không phải Phật, không phải thần thánh khiến người khác thương mình; cũng không phải Phật, không phải thần thánh khiến người khác ghét mình. Thương, ghét đều do mình tạo mình gây, thì mình phải chịu.

Tất cả quí Phật tử nghĩ cho kỹ xem đức Phật dạy có đúng với lẽ thật hay không, có hợp với chân lý hay không? Nó là lẽ thật nhưng tại vì Phật tử ít chịu tu hay nói cách khác là lười biếng tu, muốn xin cho khỏe. Lạy Phật xin một cái cho rồi còn tu lâu quá! Chúng ta tu phải biết cái gì thật, cái gì không thật. Cái thật thì chúng ta phải hành, còn cái không thật thì chúng ta phải bỏ, mới gọi là tu.

Khi quí vị nhận phái qui y, trong đó có một bài kệ bốn câu:

Chư ác mạc tác
Chúng thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ý
Thị chư Phật giáo.

Dịch:

Không làm các việc ác
Vâng làm các điều lành
Giữ tâm ý trong sạch
Ðây là lời Phật dạy.

Lời dạy của chư Phật gọn, tóm lại chỉ có bốn câu kệ. Bốn câu kệ đó có ba điểm.

1) Ðiểm thứ nhất là đừng làm các điều ác. Không làm tất cả điều ác tức là giữ năm giới cấm. Bởi vì giới là ngăn là chận. Ngăn chận tức là ngừa đón. Nếu chúng ta giữ năm giới là chúng ta không bị khổ, không bị lụy. Cho nên trong nhà Phật ví dụ giới cũng như hàng rào bên cạnh hố thẳm. Nếu tới mí rào, đụng rào chúng ta dội lại đừng đi nữa thì không rơi xuống hố. Còn nếu tới mí rào mà làm cho lủng rào để ra khỏi thì bảo đảm rơi xuống hố! Nên nói giới là ngừa đón.

Phật tử giữ năm giới là ngừa đón khỏi rơi vào các tội lỗi, khỏi rơi vào những khổ đau hiện tại và mai sau. Phật dạy chúng ta tu trước phải giữ giới, có nghĩa là chúng ta phải dừng hết những điều tội lỗi dẫn đến sự hiểm nguy. Chúng ta dừng lại đừng bước thêm nữa, thì mới có thể tránh các họa hoạn. Vì vậy nên nói nhờ giữ giới mà ngừa được các thứ hiểm nguy.

2) Ðiểm thứ hai "Chúng thiện phụng hành" tức là vâng làm tất cả điều lành. Ðiều lành là điều gì? Tôi sẽ đi chi tiết để quí Phật tử thấy rõ. Như chúng ta giữ giới không sát sanh tức là không giết hại người, đó là chúng ta không bị rơi vào chỗ người oán thù, người giết hại hoặc tù tội. Như vậy chỉ bảo đảm an lành cho mình chớ chưa làm lợi ích cho người. Muốn vâng làm các điều lành, phải làm gì nữa? Thay vì trước chúng ta không giết hại người, bây giờ thêm một điều nữa là cứu giúp, bảo trợ cho người. Cứu giúp, bảo vệ cho sanh mạng người được an toàn, cho người bớt khổ, đó là điều lành.

Không làm ác lại làm lành nên có phước. Thành ra giữ giới là phước nhỏ chỉ ngăn ngừa được tội lỗi của mình, còn làm lành mới là phước lớn vì lợi ích cho người. Mình đã không giết hại mà lại còn giúp đỡ, còn bảo vệ để gìn giữ sanh mạng cho người, đó là điều lành.

Quí vị thấy có hai mặt, một mặt dừng tội lỗi gọi là đừng làm các điều ác, một mặt làm những điều tốt lành để giúp đỡ chúng sanh, gọi là làm các việc lành. Chúng ta cứ căn cứ vào năm giới để thấy những điều lành phải làm.

Giới thứ nhất không giết người ngược lại còn cứu người, bảo vệ cho người được an toàn. Ðó là làm lành.

Giới thứ hai không trộm cắp. Tránh không trộm cắp của người khác, đó là tránh tội lỗi nguy hiểm của mình. Kế đến còn rộng rãi, ai thiếu nghèo mình giúp đỡ gọi là bố thí. Chúng ta không ăn trộm của người mà còn bố thí giúp đỡ người, đó gọi là làm lành.

Giới thứ ba không được tà dâm. Mình giữ không tà dâm để cho gia đình được an ổn, cho tư cách mình được trinh bạch, đó là cái tốt của mình. Nhưng nếu chỉ giữ cho mình không thì chưa phải là làm lành. Muốn làm lành chúng ta phải làm sao? Chúng ta phải dạy cho con cháu, cho những người chung quanh biết sống hạnh trinh bạch, biết làm những điều tốt, đừng làm những điều quấy, điều nhơ. Ðó là giúp cho người được tăng trưởng hạnh tốt ở trong xã hội. Như vậy chúng ta có phước.

Thứ tư, không nói dối. Không nói dối thì giữ được uy tín của mình, giữ lòng tin của mọi người đối với mình. Nếu muốn có phước thì phải nói lời chân thật, lời hòa nhã, hiền lành. Không nói dối mà chúng ta còn nói những lời đúng lẽ thật, đúng chân lý, đó là làm lành.

Thứ năm, không uống rượu mạnh, uống say, không hút á phiện, xì ke, ma túy. Ðó là chúng ta tránh được những hiểm nguy cho mình. Nếu muốn làm lành chúng ta phải khuyên, nhắc nhở những người bạn, hoặc con cháu mình tránh làm những điều ấy, đó là làm phước.

Như vậy tu Phật, chặng thứ nhất là chúng ta phải ngừa đón đừng phạm tội lỗi, đó là giữ giới. Chặng thứ hai, chúng ta phải làm những điều lành để trở thành một người hữu ích cho xã hội, hữu ích cho đời, đó là làm lành.

3) Ðiểm thứ ba, "Tự tịnh kỳ ý" tức là phải làm cho tâm ý mình trong sạch. Làm sao để giữ cho tâm ý trong sạch? Cái gì làm nó nhơ uế? Ðây là vấn đề tôi phải giải thích hơi nhiều.

Trước khi nói tâm ý trong sạch, tôi xin nói tâm ý nhơ nhớp. Sao gọi là tâm nhơ nhớp? Thí dụ thấy người để món đồ tốt, ta sanh lòng tham muốn lén lấy. Muốn lén lấy, đó là tâm ý nhơ nhớp. Hoặc người ta thấy điều sai trái nên chỉ cho mình, mình nổi nóng cự lộn người ta, đó là tâm ý nhơ nhớp. Thấy người làm ăn phát đạt, mình thua kém rồi ganh tỵ, thù oán người, đó là tâm ý nhơ nhớp.

Khi chúng ta biết tu rồi phải gạn lọc tâm ý cho được trong sạch. Nếu cứ nuôi dưỡng tâm ý nhơ nhớp thì chúng ta sẽ tạo nên những lỗi lầm, những tội rất lớn ở mai sau. Thân chúng ta làm lành, miệng chúng ta nói lành đó là tốt, nhưng nếu tâm ý chúng ta chưa được lành, chưa tốt thì cũng có ngày nó xúi thân, miệng mình làm quấy, làm lỗi. Cho nên thứ ba là phải gạn lọc tâm ý, vì nó là gốc.

Giữ cho tâm ý trong sạch bằng cách nào? Ví dụ thường ngày trong sự tiếp xúc qua lại, mình hay có tật xấu là nóng nảy. Khi nổi nóng lên thì nói bậy, làm bậy đủ thứ hết. Như vậy chúng ta biết mình có tật xấu là nóng giận. Sự nóng giận đó ở trong tâm ý mình. Cái xấu cái nhơ ở trong tâm mình, mình phải làm sao lọc bỏ nó ra thì hết nhơ, hết xấu.

Phật dạy rất rõ, nếu người nào bị bệnh nóng giận thì phải uống tới hai toa thuốc. Toa thứ nhất là toa thuốc nhẫn nhục, toa thứ hai là toa thuốc từ bi. Khi nổi nóng lên, lúc đó quí vị làm gì trước? La trước phải không? La không được thì đánh. Như vậy từ ý nổi nóng rồi miệng la, la chưa xong thì tay đánh. Thế là thân tạo nghiệp ác, miệng tạo nghiệp ác từ ý nghĩ ác.

Nên khi nổi nóng lên, quí vị phải làm sao trị cơn nóng đó? Chạy đi lấy nước lạnh uống cho nó mát lại phải không, nhưng nước qua khỏi cổ một chút thì nhớ lại rồi nổi nóng nữa, chẳng lẽ uống nước nữa? Cứ mỗi lần nóng là uống nước, uống tới chiều cho bể bụng luôn. Ðó chưa phải là phương pháp cứu mình. Do đó phải dùng hai phương thuốc từ bi và nhẫn nhục mới trị được bệnh này.

Ðó là biết thuốc của Phật cho để trị bệnh, chớ còn không thì chúng ta tu Phật bao nhiêu năm mà khi bệnh không biết làm sao để trị. Học Phật mà cứ đọc kinh này, sách kia nhưng không biết trị bằng cách nào. Như vậy là chúng ta chưa phải thực tế. Khi có bệnh phải dùng thuốc liền, dùng thuốc rồi thì có hiệu quả.

Bởi có thuốc mà không chịu uống rồi cứ kêu bệnh hoài. Nếu không uống thuốc để bệnh tái phát liên miên, đó là tự mình phá hoại, tự mình làm khổ mình. Nên người biết tu là đem pháp của Phật dạy ứng dụng cho bản thân mình được an lành, nội tâm mình được trong sạch. Ðó là khéo tu, tu như vậy mới là tu thật, còn nếu tu như lâu nay là tu chưa thật.

Có một số Phật tử khi sửa soạn đi đâu xa, lại trước bàn Phật thắp hương cầu nguyện, Phật gia hộ cho con đi đường được bình yên, được an lành. Nhưng ra đường ai nói trái ý liền tát tai người ta. Như vậy bình yên, an lành được không? Khi nổi giận tát tai người ta Phật can đâu có kịp. Can không kịp thì làm sao mà gia hộ? Quí vị mới thấy, muốn bình yên, muốn an lành thì nguyện ai? Nguyện cho mình bình tĩnh, sáng suốt, biết đem thuốc của Phật uống, để trị bệnh nóng giận thì mới được bình yên, an lành.

Chúng ta phải khéo đem lời Phật dạy ứng dụng tu cho bản thân mình thì sẽ được kết quả tốt. Quí vị thấy khi nổi giận lên thì tâm mình ngàu đục, xấu xa. Chúng ta biết nhẫn nhịn thì không nói bậy. An nhẫn thì tâm lặng xuống, lặng xuống thì nó trong sạch. Ðó là tu tâm ý cho trong sạch.

Bây giờ giả sử thấy người ta có món đồ quí, mình khởi niệm tham. Tham là ý niệm trong sạch hay nhơ đục? Tham tức là nhơ đục. Khởi niệm tham thì phải tu làm sao? Uống thuốc nào cho hết bệnh tham? Khi chúng ta khởi niệm tham vì chúng ta nghĩ đó là đồ quí, đồ đẹp v.v... Phật dạy phải tu pháp bố thí để trị bệnh tham. Những gì dư mình cho hết. Cho hết thì của người ta mình không còn tham. Cho được thì không còn tham, mà tham thì không thể cho. Ðược một triệu thì muốn hai triệu, hai triệu thì muốn bốn triệu, cứ chồng lên chớ không dừng.

Nên người ta thường nói túi tham không đáy. Bỏ bao nhiêu cũng tuột hết, không bao giờ thấy đầy. Thấy đầy nghĩa là có một triệu đồng, mình biết một triệu đồng đủ cho gia đình sống một tháng. Bây giờ giả sử dư chút ít, có ai cần mình sẵn sàng giúp, đó là bố thí. Nếu dư mình giúp người thì không tham. Nếu tham thì không bao giờ giúp. Quí vị để ý người nào tham nhiều, họ dư bao nhiêu thì dư chớ ai xin họ không cho. Người có dư liền giúp, người đó sẽ hết tham. Bệnh này dễ trị chớ không khó, chỉ một toa thôi. Một toa là lành bệnh.

Tất cả chúng ta có bệnh, Phật dạy lấy thuốc mà trị chớ không phải cầu Phật cho, nhưng Phật tử cứ xin Phật cho. Bởi xin cho nên lâu ngày không hiệu nghiệm thì muốn bỏ Phật, vì thấy Phật không giúp mình được. Không được thì theo Phật có lợi gì? Nếu chúng ta biết lời Phật dạy để trị tâm bệnh thì chúng ta ứng dụng tu, tự nhiên tâm chúng ta trong sạch. Tâm trong sạch rồi mọi bệnh theo đó đều hết. Ðó là tôi nói tu bằng cách dùng thuốc của Phật để trị bệnh cho mình.

Như vậy chúng ta càng tu tâm càng trong sáng, tâm trong sáng thì phiền não đâu còn. Nếu tu mà cứ phiền não người này, giận hờn người kia thì tâm chưa trong sáng, vẫn còn nhơ đục. Nhơ đục cho nên không đi tới đâu hết, càng tu thì càng thấy khổ chớ không vui. Nếu tâm trong sáng thì càng tu càng tươi càng vui càng mát mẻ, không có khổ. Tu đúng mọi điều tốt sẽ đến với mình, tu sai thì mọi việc phiền não sẽ đến với mình, không nghi ngờ. Ðó là một lẽ thật.

Chúng ta thấy chỉ cần có ba câu thôi mà Phật dạy mình tu hết sức là đầy đủ: Một là đừng làm các điều ác tức là giữ trọn năm giới. Hai là làm tất cả việc lành. Ba là giữ tâm ý trong sạch. Ðó là lời dạy của chư Phật. Chư Phật dạy gọn và đủ trong bốn câu kệ đó. Chỉ cần chúng ta ứng dụng thường xuyên thì bản thân chúng ta rất tốt đẹp.

Phật tử chúng ta biết rồi thì tránh điều gì sai, việc chưa đúng chúng ta sửa, việc gì đúng chúng ta thực hành. Ðó là người khéo tu, khéo nhận định. Nếu khéo tu, khéo nhận định là người có trí tuệ, thông minh. Không phải chúng ta học đạo thật nhiều mà gọi là hay. Chúng ta học được điều nào ứng dụng tu ngay điều đó là chúng ta khéo, chúng ta hay.

* * *

Tóm lại, chúng ta đến chùa là để cầu xin Phật hay là để tu theo Phật? Quí vị xác định mình từ trước đến giờ cầu xin hay là tu. Nếu lỡ đã cầu xin thì bây giờ phải làm sao? Bây giờ phải tu, đừng cầu xin nữa. Ðức Phật đã không hứa, không nhận thì Phật đâu có cho.

Mong rằng tất cả quí Phật tử nghe, hiểu và nỗ lực tu tập đúng như pháp đức Phật đã dạy, thì chắc chắn sẽ được an vui hạnh phúc.

 

Giảng tại chùa Sắc Tứ Quan Âm - Cà Mau - 2000.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (25 đã gửi)

avatar
Hoàng Châu 18/03/2011 19:49:29
Có những người trí tuệ học và làm theo Phật.
Nhưng cũng có những người quá đau khổ không thể nào đứng vững nên đã đến trước Đức Phật, quỳ xuống cầu xin bình an.

Chúng ta không nên quá khắc khe phê phán việc cầu xin giúp đở từ Đức Phật hay Bồ tát. Dù thực tế có được linh hiển giúp đở hay không nhưng người cầu nguyện đó an tâm hơn, vững lòng hơn, trở về cuộc sống bình thường có thể có can đảm hơn để phấn đấu vượt khó, sống tốt hơn, biết đường ngay nẻo thẳng mà tiến bước.

Rồi sẽ tự mình đốt đuốc lên mà đi. Sau những lời cầu nguyện đó, người ta biết mình sẽ đi đâu, không còn mê lầm như trước. Bởi vì ai cũng biết theo Phật là đi theo tứ bi hỷ xả, làm được chừng nào hay chừng ấy. Như thế đủ để sống một đời "đở khổ" hơn rồi.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
avatar
Nguyễn Văn Chín 19/03/2011 02:07:10
Nếu đã là Phật tử thì phải tin duyên nghiệp và nhân quả. Nghiệp là do con người tạo ra cho mình và phải nhận nhân quả. Làm ác thì có cầu nguyện vang xin, cúng dường thế nào cũng không bao giờ xóa đi được. Bạn cứ tạo duyên nghiệp tốt thì sẽ được Phật chứng và sẽ được nhân quả tốt. Không cần đứng trước Phật xin xỏ cầu nguyện vẫn được hưởng hạnh phúc. Trong xã hội rất nhiều người đâu cần quy y, đi tu nhưng họ ý thức được thiện ác và tích lũy điều thiện cho đời mình để vun đắp cho thế hệ con cháu. những gương điển hình trên thế giới rất nhiều và đó là nhân quả rất logic
Reply Tán thành Không tán thành
-2
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Hoàng Châu 19/03/2011 20:33:18
Đó là một trong những lý do khiến nhiều người cải đạo sang kitô giáo. Nhu cầu cầu nguyện trong dân chúng là rất lớn. Nếu cứ cứng nhắc chê bai chỉ trích việc cầu nguyện thì chẳng bao lâu nữa sẽ chỉ còn một nhúm nhỏ Phật tử "Quý hồ tinh", còn số lớn "Bất quý hồ đa" đã có ngoại đạo hứng đi rồi.

Cầu nguyện gần như là những lời tự sự, tâm sự cung kính, nói lên ý nguyện, ước vọng tha thiết lên đức Phật, lên Bồ-tát, chỉ cần được nói ra là "đã bớt khổ đi rồi". Bởi thế nên có một vị Bồ-tát Quán Thế Âm luôn luôn lắng nghe, không chê bai, không chỉ trích những lời kêu cầu của thế nhân đang đau khổ.
avatar
Minh Ha 20/03/2011 10:12:26
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Đức Phật dạy chúng ta hãy tự thắp đuốc mà đi nhưng cũng không phủ nhận tinh thần cầu nguyện và minh chứng cụ thể qua các kinh Địa Tạng ,Kinh Pháp Hoa phẩm Phổ Môn ,Kinh Dược Sư.... Đối với bản thân chúng tôi ,cầu nguyện có linh ứng hay không ,điều này không quan trọng nhưng đây là sự khích lệ về tinh thần rất lớn .Đức Phật là đại từ đại bi .Ngài rất thương chúng sanh ,khi cầu nguyện chúng tôi cảm nhận được tình thương của Ngài .
Sư ông Trúc Lâm viết bài này với mong muốn mọi người không nên mê tín trong vấn đề cầu nguyện ,không có phỉ báng cầu nguyện đúng Chánh pháp.
avatar
huynhvanhoang 20/03/2011 18:23:25
Một tôn Giáo mà ko có cầu nguyện thì ko còn là tôn giáo nửa,nó chỉ còn lại nhửng tư tưởng triết học đơn thuấn,vấn đề là ai cầu nguyện? cầu nguyện cái gì?cầu nguyện cho ai?Tôi được nghe Lama Dhakpa Tuluku Rinpoche dạy rằng có hạng người đến Chùa để cầu nguyện cho bản thân và Gia đình,có hạng người cầu pháp để tìm giải thoát cho bản thân và có hạng người cầu giải thoát cho bản thân và cho cả Chúng sanh.
avatar
Hoàng Châu 21/03/2011 00:33:04
Tại sao người ta chỉ thấy những lời cầu nguyện cho con cháu thi đậu, làm ăn phát tài hay theo một ý tham, sân, si nào đó. Còn biết bao nhiêu lời cầu nguyện tốt đẹp, cao thượng dành cho người khác, cho đất nước, cho cả thế giới thì người ta không thấy.

Thế giới đầy máu lửa chiến tranh, đầy thảm họa thiên nhiên. Có bao giờ người ta để một phút giây tĩnh tâm nào đó cầu nguyện cho con người bớt thù hận, bớt tham lam, bớt giết hại, để có thể cùng sống hòa bình, giảm thiểu thiên tai, nương tựa nhau cùng sống?

Chẳng lẽ tất cả Phật tử đến Chùa chỉ để cầu nguyện cho ý muốn tham sân si sao?
avatar
Vũ Thế Khanh 04/04/2011 23:50:05
Bạn Hoàng Châu thân mến
Tôi nhất trí với bạn rằng các tôn giáo đều có cầu nguyện, và cầu nguyện cũng là điều tích cực, vì trong đó chữ “nguyện” là đã hàm ý phải hứa làm một việc tốt nào đó để đáp đền, điều đó cũng có nghĩa là phải phát huy tự lực của mỗi hành giả.
Nhưng “Cầu xin” thì lại chỉ thuần tuý xin người khác ban cho mình, gọi là “cầu tha lực”. Có những người cả cuộc đời chỉ là sự tích hợp của sự đi “xin”: bé thì xin mẹ cha, lớn lên xin xã hội, xin con cái, thậm chí đến già rồi mà vẫn còn đi xin bố mẹ ông bà “phù hộ” (mặc dù các cụ đã chết rồi). Suốt cuộc đời chẳng hề có ý thức phát nguyện báo đáp cho người khác.
Nếu xin mà chẳng được thì thì sinh ra oán hận, thậm chí sẽ nói rằng Phật hoặc Chúa không thiêng.
Như vậy, cầu xin khác hẳn với cầu nguyện.
Có thể quý đạo hữu chưa nắm bắt được ý thâm sâu của Sư Ông Trúc Lâm.
Hoà Thượng Thiền sư Trúc Lâm không hề có ý chê bai việc cầu nguyện, mà ngài chỉ khuyên răn mọi người không nên “cầu xin” thuần tuý, vì nếu chỉ “xin” mà không “nguyện” thì theo luật nhân quả: muốn vay càng nhiều mà lại không muốn trả thì xã hội làm sao tốt đẹp lên được. Vay mà không muốn trả thì đó là mầm mống của sự ăn cướp, mầm mống của chiến tranh. Cho nên, mỗi người chúng ta khi đã đủ tuổi công dân thì cần phải bớt dần các ý nghĩ “cầu xin”, mà tăng thêm câu “phát nguyện” phụng sự chúng sinh, phụng sự xã hội. Đó chính là hạnh Bồ Tát. Nếu có nhiều Bồ Tát như vậy thì cõi Niết bàn sẽ sớm xuất hiện ngay tại trái đất này, đâu cần phải sang tận Tây phương mới có Cực lạc.
avatar
Vũ Thế Khanh 05/04/2011 01:04:18
Bạn Hoàng Châu thân mến
Tôi nhất trí với bạn rằng các tôn giáo đều có cầu nguyện, và cầu nguyện cũng là điều tích cực, vì trong đó chữ “nguyện” là đã hàm ý phải hứa làm một việc tốt nào đó để đáp đền, điều đó cũng có nghĩa là phải phát huy tự lực của mỗi hành giả.
Nhưng “Cầu xin” thì lại chỉ thuần tuý xin người khác ban cho mình, gọi là “cầu tha lực”. Có những người cả cuộc đời chỉ là sự tích hợp của sự đi “xin”: bé thì xin mẹ cha, lớn lên xin xã hội, xin con cái, thậm chí đến già rồi mà vẫn còn đi xin bố mẹ ông bà “phù hộ” (mặc dù các cụ đã chết rồi). Suốt cuộc đời chẳng hề có ý thức phát nguyện báo đáp cho người khác.
Nếu xin mà chẳng được thì thì sinh ra oán hận, thậm chí sẽ nói rằng Phật hoặc Chúa không thiêng.
Như vậy, cầu xin khác hẳn với cầu nguyện.
Có thể quý đạo hữu chưa nắm bắt được ý thâm sâu của Sư Ông Trúc Lâm.
Hoà Thượng Thiền sư Trúc Lâm không hề có ý chê bai việc cầu nguyện, mà ngài chỉ khuyên răn mọi người không nên “cầu xin” thuần tuý, vì nếu chỉ “xin” mà không “nguyện” thì theo luật nhân quả: muốn vay càng nhiều mà lại không muốn trả thì xã hội làm sao tốt đẹp lên được. Vay mà không muốn trả thì đó là mầm mống của sự ăn cướp, mầm mống của chiến tranh. Cho nên, mỗi người chúng ta khi đã đủ tuổi công dân thì cần phải bớt dần các ý nghĩ “cầu xin”, mà tăng thêm câu “phát nguyện” phụng sự chúng sinh, phụng sự xã hội. Đó chính là hạnh Bồ Tát. Nếu có nhiều Bồ Tát như vậy thì cõi Niết bàn sẽ sớm xuất hiện ngay tại trái đất này, đâu cần phải sang tận Tây phương mới có Cực lạc.
avatar
Tuấn Anh 05/04/2011 14:55:14
Đúng quá đi rồi ! Tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của bác Vũ Thế Khanh. Mỗi người cần phải tăng cường việc phát nguyện đóng góp cho xã hội, do vậy càng nên bớt “cầu xin” thì mới lớn lên được. Nếu cứ ngày đêm xin thày giáo cho mình điểm cao thì sao bằng nghe lời thầy chăm chỉ làm bài tập, không xin thầy vẫn phải cho điểm cao.
avatar
huynhvanhoang 07/04/2011 23:14:23
chúng ta dể có sự nhầm lẩn giửa Cầu nguyện và cầu xin,củng như Giáng sinh và Đản sinh,hiện tượng thì giống nhau ,nhưng bản chát thì khác nhau,ko biế biết nhận xét nầy có đúng ko?
avatar
Hoàng Châu 12/04/2011 01:04:46
Thầy Nhật Từ giảng: "Trong Phật giáo, các từ ngữ "cầu nguyện," "cầu xin" hay "ước nguyện" được hiểu đồng nghĩa với thuật ngữ "pràrthanà" (Sanskrit) hay "patthanà" (Pali). Pràrthanà bắt nguồn từ gốc "pra + arth" có nghĩa là ước nguyện, ước muốn, mong cầu, cầu xin.
Cầu nguyện, cầu xin hay ước nguyện là một trạng thái tâm lý mong mỏi một điều gì đó sẽ được thực hiện, sẽ được thành tựu hay diễn ra theo chủ ý của người mong đợi. Nó phản ánh một thái độ mong chờ một sự kiện diễn ra theo chủ ý của người có ước mong.
Theo đạo Phật, tùy theo đối tượng và mục tiêu của ước muốn, cầu nguyện có thể trở thành một trạng thái tâm lý "tham" tức mong muốn gồm thâu về cho mình, gia đình mình, người thân mình, hay một trạng thái tâm lý "vị tha" mong cho người khác, chúng sanh được điều lợi ích, an lạc và hạnh phúc. Nói cách khác, bản thân của sự cầu nguyện mang tính cách trung tính về phương diện đạo đức. Tính chất đạo đức của cầu nguyện được xác định tốt hay xấu tùy thuộc vào mục tiêu của nó cũng như hệ quả của nó diễn ra đối với đối tượng được mong cầu. Nếu các ước mong của cầu nguyện hướng về tư lợi, tư hữu, cho cái ta và cái ta sở hữu thì cầu nguyện trong trường hợp này là một lòng tham, đồng nghĩa với tham ái (patthanà vuccati ta.nhà, tác phẩm Mahà Nidesa I. 316-37). Nói cách khác, cầu mong những điều xấu xa cho mục tiêu vị kỷ, tư hữu, thì cầu nguyện sẽ đồng nghĩa hay mang tính chất của lòng tham (patthana lakkha.no lobho, tác phẩm Nettippakara.na, tr. 27). Ngược lại các ước mưa hòa gió thuận, nông dân được mùa, đất nước hòa bình và thế giới hết chiến tranh là các sự mong cầu "thiện" (kusala) vì tính cách vị tha của mục tiêu mong ước. Ở đây, sự cầu nguyện hướng đến phúc lợi và hạnh phúc của người khác, mong điều vui và an lành đến với xã hội loài người, hoàn toàn không có bóng dáng của lòng vị kỷ, tóm thâu về cho mình. Một ước nguyện như vậy là ước nguyện chánh đáng và mang tính cách thiện ích."

Vậy "cầu nguyện" khác gì với "cầu xin" ? Chỉ là một các nói mà thôi!!!
avatar
( Tuệ Đức) 17/04/2011 09:03:05
Quý đạo hữu Hoàng Châu thân mến
Hình như quý đạo hữu vẫn còn luyến tiếc, không nỡ rời xa cụm từ “cầu xin”, do vậy bạn vẫn cố gắng níu kéo, biện minh cho động thái này, thậm chí còn gán cho nó những ý nghĩa mang tính lành mạnh và tích cực nữa.
Vì quý đạo hữu chưa lĩnh hội được ý nghĩa thâm sâu trong bài pháp vi diệu của Hoà Thượng Trúc Lâm nên mới sinh ra cách nguỵ biện rất khiên cưỡng như thế:
1- Quý đạo hữu cố gắng chứng minh “cầu xin” và “cầu nguyện” là đồng nghĩa với nhau bằng cách trích dẫn lời dịch thuật cụm từ "pràrthanà" của thầy Nhật Từ. Vậy theo ý bạn, chả lẽ chuyên môn Tiếng Việt của thầy Nhật Từ mới là tiêu chuẩn, mới là “parem”để đánh giá văn phong của Hoà Thượng Thanh Từ hay sao?
2- Khi chú giải một thuật ngữ từ tiếng nước ngoài, người ta đưa ra rất nhiều nghĩa, nhưng khi dùng nghĩa nào thì phải tuỳ thuộc vào văn cảnh. Ví dụ từ “ăn” ta sẽ có hàng chục trạng thái đi kèm với nó (như: 1. ăn uống, 2. ăn gian, 3. ăn theo, 4.ăn mòn, 5. ăn tiền, 6. ăn năn, 7. ăn thua, 8. ăn miếng, 9. ăn vạ, 10, ăn vụng, 11. ăn nằm …) Theo bạn hàng chục cụm từ này khi dùng trong mọi văn cảnh đều đồng nghĩa như nhau hay sao? Đã có những chuyện khôi hài trong dịch thuật như: “canh gà Thọ Xương” dịch thành nghĩa “súp gà hóc xương” bởi chưng “canh” dịch là “súp”, còn “thọ” lại dịch là “nhận, chịu”
Vì vậy, bất cứ một thuật ngữ nào khi dùng cũng phải đặt nó trong một hoàn cảnh cụ thể. Ví như từ “con dao” thì chưa mô tả tác hại gì, nhưng nếu nó rơi vào tay kẻ cướp thì hậu quả của nó sẽ khác với việc rơi vào tay một bác sỹ. Cũng vậy, một từ vựng nào đó khi nó đi với các cụm từ khác nhau, được sử dụng trong trạng thái khác nhau và trong văn cảnh khác nhau thì sẽ được hiểu theo các cách khác nhau.
3- Nếu “xin” và “nguyện” đồng nghĩa với nhau, thì 2 tình huống: “cho tôi xin một bát cơm” và “cho tôi nguyện một bát cơm” chả lẽ lại giống nhau ư ?!
4- Nếu “xin” và “nguyện” đồng nghĩa với nhau, tại sao Hoà Thương Trúc Lâm không đặt tên của bài giảng là “Chúng ta đi chùa là để cầu nguyện hay tu theo Phật” ?! Thực ra, một trong những nghĩa của “nguyện” đã bao hàm sự “tu” rồi . Ví dụ “nguyện làm những điều lành” chẳng phải là tu thì là gì?
5- Nếu “xin” mà người ta không cho thì “xin” trở thành vô ích. “Xin” là cầu sự bố thí của người khác nên nó ở thể bị động. “Cầu xin” là động lực của sự “hưởng thụ”
Nhưng “nguyện” làm một việc gì đó thì mình hoàn toàn chủ động, không cần phải ai cho phép. Do đó “nguyện” là động lực của sự “cống hiến”.
6- “xin” và “nguyện” chỉ đồng nghĩa với nhau khi ta thêm một phó từ để biến đổi thể bị động sang thể chủ động, ví du: “tôi xin tự làm” cũng sẽ đồng nghĩa với “tôi nguyện làm”, nhưng ‘nguyện làm” thì mức độ quyết tâm sẽ mạnh hơn.
7- Đạo hữu Hoàng Châu thân mến! trên thế gian này, không chỉ những người yếu đuối, nghèo khổ mới đi “cầu xin”, mà ngay cả những người không yếu đuối, không nghèo khổ vẫn muốn “đóng cửa kho để đi ăn mày”, đó là do bản tính tham lam và lười biếng. Trong khi đó, vẫn có những em bé tuy còn nhỏ tuổi, sức còn non yếu nhưng đã dám hoá thân thực hành hạnh Bồ Tát bằng cách phát nguyện rất lớn lao:
“Hôm nay trời nắng như nung
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
Ước gì em biến thành mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm”…
avatar
Nguyen Viet 17/04/2011 19:55:05
Phát biểu của bác Tuệ Đức rất hợp tình hợp lý, và thật tuyệt vời về cảm thụ văn học. Giai thoại về sự máy móc trong dịch thuật theo kiểu “word by word”: “canh gà Thọ Xương” dịch thành “súp gà hóc xương”- rất thú vị và bổ ích.
Trân trọng cám ơn
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật
avatar
Hoàng Châu 17/04/2011 21:46:19
Chỉ là mắc kẹt vào ngôn từ mà thôi. Cứ phải biện cho ra minh, nhưng chẳng minh tí nào. Có gì mà "chưa lĩnh hội được ý nghĩa thâm sâu trong bài pháp vi diệu của Hoà Thượng Trúc Lâm nên mới sinh ra cách nguỵ biện rất khiên cưỡng như thế" ? Có thể theo bạn thì là vi diệu, với người khác thì không. Đừng quá áp đặt ý kiến mình trên người khác như thế.
avatar
"Le Thu Hien" 20/04/2011 00:30:17
Bạn Hoàng Châu nhắc mọi người rằng “Đừng quá áp đặt ý kiến mình trên người khác như thế”. Tôi thấy ý này cũng hay hay, rất đáng ủng hộ. Nhưng chính bạn Hoàng Châu lại coi thầy Nhật Từ làm mẫu mực để “áp đặt” sang bài giảng của thầy Thích Thanh Từ đấy thôi. Bạn đang phản đối chính bạn mà lại không nhận ra ư?
Học đạo là để gọt cho cái bản ngã của mình thấp dần đi, chứ không phải để đôn cao cái bản ngã. Nếu có ai chỉ giáo những điều hay, lẽ thiệt cho mình thì phải biết ơn chứ đừng tự ái và bảo thủ mãi thế. Lời khuyên của Hoà Thượng Trúc Lâm bạn có thể nghe hoặc không nghe có sao đâu! Bạn vẫn khăng khăng cho rằng “cầu xin” và “cầu nguyện” là đồng nghĩa thì cũng chẳng làm vơi đi kho tàng của người khác. Trước đây bạn đã cầu xin do “…quá đau khổ không thể nào đứng vững nên đã đến trước Đức Phật, quỳ xuống cầu xin bình an”, bây giờ bạn vẫn tiếp tục “quỳ xuống cầu xin bình an” thì cũng chẳng ai ngăn cản.
Nhưng cũng có một cách khác làm cho tâm bình an mà chẳng cần xin ai. Ngày xưa thiền sư Huệ Khả đã từng xin ngài Bồ Đề Đạt Ma pháp an tâm như sau:
- “Tâm con không an, xin sư phụ an tâm cho con”, ngài Bồ Đề Đạt Ma liền nói:
- “ Ngươi đưa tâm ra đây ta an cho”
- “Con tìm tâm mãi mà không thấy”
- “Như vậy ta đã “an tâm” cho ngươi rồi”
Ngài Huệ Khả liền bừng tỉnh và ngộ được pháp “an tâm”.
Chúng tôi chúc cho bạn khi “cầu xin” xong rồi thì sẽ được bình an trở lại và thoát khỏi đau khổ, thoát khỏi vô minh.
Nam mô A Di Đà Phật
avatar
Hoàng Châu 20/04/2011 17:44:47
Vậy bạn đã an tâm chưa, đã thoát khỏi vô minh chưa? Bạn đến chùa, chắc chắn là để "tu học" chứ nhất quyết không cầu xin ai, dù là cầu xin Đức Phật, dù là cầu xin một điều về tinh thấn, chứ không phải cầu xin vì vật chất. Bạn đưa ra câu chuyện về Bồ Đề Đạt Ma và Huệ Khả, mà không biết rằng đó là cách Bồ Đề Đạt Ma giúp Huệ Khả an tâm. Bạn không hiểu câu chuyện nên "tưởng" là Huệ Khả "tự an tâm" mà không cần ai giúp.

Chẳng trách bạn cũng không thể hiểu được ý tôi, khi tôi viện dẫn lời giảng của Thầy Nhật Từ. Tôi chỉ viện dẫn thôi, và cho biết là tôi đồng ý với lời giảng này, chứ không áp đặt cho ai điều gì.

Tôi không vì bạn không đồng thuận mà cho là bạn "ngụy biện một cách khiên cưỡng", "chứ đừng tự ái và bảo thủ mãi thế". Tôi áp đặt chỗ nào? Chẳng lẽ tôi không có quyền nói ra ý kiến của mính sao?
avatar
Học Tu 20/04/2011 22:36:42
Bạn Hòang Châu, bạn cho rằng cầu xin cũng là cầu nguyện, nhưng xin bạn đừng cho rằng Học tu cũng là Tu học nhé! Đơn giản là tôi học cho biết rồi mới sửa mình chút đỉnh, còn các vị tu học là tu rồi mới học thành ra cao hơn, giỏi hơn.

Tiếng Pháp có từ prier là cầu xin, cầu nguyện. Tiếng Anh có từ pray cũng là cầu xin, cầu nguyện. Tiếng Sanskrit có từ pràrthanà, tiếng Pali có từ patthanà c4ng là cầu xin, cầu nguyện (phần này là tôi học trong bài giảng của Thầy Nhật Từ).

Có lẽ từ cầu xin có vẽ trần tục quá, xin xỏ quá, còn từ cầu nguyện nghe chữ nghĩa hơn, hay hơn nên phải khác với cầu xin (đáng khinh) kia chăng.

Tôi cứ nghĩ là bạn Hòang Châu sẽ im lặng, rồi tự bảo "im lặng là vàng". Nếu bạn cứ kiên định lập trường như thế, e rằng bạn sẽ còn nhận được nhiều tính từ độc đáo hơn nhiều, chứ không chỉ "ngụy biện, tự ái, bảo thủ" dâu.

Và còn "đóng cửa kho đi ăn mày" nữa chú!
Người ăn mày vĩ đại nhất hành tinh là Đức Phật muôn ngàn tôn quý của chúng ta. Ngài có bao nhiêu đệ tử là nhà vua, đại thần, trưởng giả sẳn sàng cung ứng mọi nhu cầu của Tăng đòan, nhưng Ngài chọn cách khất thực mỗi ngày. Chắc tôi lại làm dấy lên cuộc tranh luận là Đức Phật chỉ đi khất thực chứ không phải đi xin ăn. Ôi chữ nghĩa!!!

Rồi cũng chỉ cần đọc phần đối thọai giữa Bồ Đề Đạt Ma và Huệ Khả là cũng an tâm "ăn theo" rồi, dễ thế sao?

Những người đã an tâm, đã thóat khỏi vô minh rồi mà không chịu được một người khác ý, thế là thế nào?
avatar
huynhvanhoang 21/04/2011 17:09:07
@all,
Con chấp tay cầu Phật
Đức bổn sư Thích Ca
Xin cho con hiểu < MẬT >
Để giúp cỏi Ta bà



Xin các bạn Tam dừng chuyện nầy nha |
avatar
Nguyễn Bình Minh 21/04/2011 23:04:00
Thuật ngữ “cấu xin” trong tên và bài giảng của Sư Ông Trúc Lâm đã thể hiện rõ ràng, không bao hàm việc cầu xin để được cống hiến cho nhân loại, không bao hàm việc cầu xin để được học Phật Pháp, không bao hàm việc cầu xin để thúc liễm thân tâm nhằm trừ bỏ tham sân si…,vì những việc đó đã nằm trong nội dung của “tu học theo Phật” rồi.

Phật giáo nguyên thuỷ vẫn “đi xin” đấy chứ. Nhưng việc khất thực của Sa môn không phải để xin miếng cơm bố thí do lòng thương hại đối với kẻ nghèo hèn bệnh tật, lại càng không phải là một mưu sinh do lười biếng, bất tài, không đủ sức lao động để nuôi sống mình. Trái lại, khất tthực ở đây là nhằm thực hiện một công hạnh đạo đức cao vời. Các ngài “đi xin” là để giáo hoá chúng sinh, dạy cho họ lòng từ bi và biết từ bỏ xan tham.

Sư Ông chỉ nhắc nhở đừng nên cầu xin nếu như đó là mầm mống dẫn đến tham sân si.
- Nếu tất cả các Phật tử đến chùa chỉ một mục đích là để cầu xin (mà không tu học) thì Đạo Phật sẽ không còn là đạo Giác ngộ nữa mà biến thành Cái Bang (phường ăn xin thuần tuý) mất thôi. Một xã hội ai cũng đi xin thì lấy ai “hỷ xả” đây?
Đạo Phật không phải là đạo thần quyền. Chính Đức Phật đã từng nói rằng ngài chỉ là bậc đạo sư (người thày hướng đạo) chứ không hề ban phước, giáng hoạ cho ai. Khi ngài đã không ban phước thì xin xỏ liệu có ích gì?
Bạn Hoàng Châu cho rằng đến chùa nếu không xin về vật chất mà chỉ xin về tinh thần thì cũng cần thiết lắm chứ. Vậy nếu mỗi lần thi trượt thì vẫn phải “xin điểm” để được đỗ đạt ư? (vì thi trượt là phạm trù tinh thần mà).
Chao ôi, xin về vật chất thì còn có thể cho được, chứ xin về tinh thần thì cho làm sao được! Này nhé, nếu thi bị điểm kém, đến cầu xin thầy giáo để cho thành điểm tốt, liệu thầy giáo có đồng ý không?
Nếu ông thầy chỉ vì van xin mà đổi điểm xấu thành điểm tốt, còn người không van xin thì không cho, liệu ông thày này có đáng tôn kính không?
Cho dù ông thày có cảm tình cá nhân, đổi điểm kém thành điểm giỏi thì liệu trí tuệ của bạn có giỏi hơn được không?
Nếu Đức Phật chỉ cứu độ cho những kẻ van xin, còn người không van xin lại không cứu độ thì ngài có xứng đáng để chúng ta tôn thờ không?
- Bạn Hoàng Châu nghĩ rằng ngài Bồ Đề Đạt Ma đã “an tâm” cho ngài Huệ Khả ư? Đó là mới hiểu về mặt sự tướng mà thôi, còn về lý thì cách xa muôn trùng.
Ngài Bồ Đề Đạt Ma nói rằng : “ Ngươi đưa tâm ra đây ta an cho”. Ngài Huệ Khả mới xoay trở lại tìm “cái tâm bất an”, nhưng vì “cái tâm bất an” là vô thường, không có bản chất nên nó liền biến mất. Đây là pháp “phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc” (nghĩa là hãy quay trở lại soi chiếu tâm mình, đừng cầu xin bên ngoài). Điều tiên quyết ở đây là ngài Huệ Khả phải tự làm bài tập, phải tự soi, phải “tự an tâm” lấy; ngài Bồ Đề Đạt Ma không thể làm thay, Ngài chỉ dạy cho phương pháp mà thôi. Nếu mà “làm thay” được, sao ngài không “làm thay” cho nhiều đệ tử khác mà chỉ cho mình Huệ Khả thôi? Chả lẽ ngài ích kỷ thế ư?
Nếu Huệ Khả không tự quay trở lại soi chiếu tâm mình thì làm sao lĩnh hội được pháp “an tâm”?
Theo bạn, người phụ nữ có thể truyền cái cảm giác đau đẻ cho người nam giới hiểu được không? Cũng vậy, Trí tuệ vô sư liệu có thể “xuất nhập khẩu” được chăng?
Ngay cả Đức Phật còn không ban phước cho ai được thì Bồ Đề Đạt Ma làm sao có thể ban Trí tuệ Bát Nhã cho Huệ Khả được!
Đức Phật là đấng đại từ đại bi, thương yêu chúng sinh như mẹ thương con, nếu có thể cho “sự giác ngộ” được thì sao Ngài không cho liền đi mà còn phải chờ mọi người van xin, còn phải khuyên chúng sinh hãy tự rèn luyện cho mất thời giờ?
Chung quy lại, tất cả Thập Phương Pháp Giới cũng đều phải chịu sự chi phối của luật Nhân – Duyên - Quả, ngay cả Chư Phật cũng phải tuân theo.
Chúng ta phải tự tu dưỡng thì mới tìm được sự an lạc. Phải “tự ăn mới no, nhìn người khác ăn làm sao no được” !
Mấy lời tâm huyết, xin các bậc cao minh đại xá"minh nguyen" nbminhmpmu3@yahoo.com
Thuật ngữ “cấu xin” trong tên và bài giảng của Sư Ông Trúc Lâm đã thể hiện rõ ràng, không bao hàm việc cầu xin để được cống hiến cho nhân loại, không bao hàm việc cầu xin để được học Phật Pháp, không bao hàm việc cầu xin để thúc liễm thân tâm nhằm trừ bỏ tham sân si…,vì những việc đó đã nằm trong nội dung của “tu học theo Phật” rồi.

Tăng đoàn Phật giáo nguyên thuỷ vẫn “đi xin” đấy chứ. Nhưng việc khất thực của Sa môn không phải để xin miếng cơm bố thí do lòng thương hại đối với kẻ nghèo hèn bệnh tật, lại càng không phải là một mưu sinh do lười biếng, bất tài, không đủ sức lao động để nuôi sống mình. Trái lại, khất tthực ở đây là nhằm thực hiện một công hạnh đạo đức cao vời. Các ngài “đi xin” là để giáo hoá chúng sinh, dạy cho họ lòng từ bi và biết từ bỏ xan tham.

Sư Ông chỉ nhắc nhở đừng nên cầu xin nếu như đó là mầm mống dẫn đến tham sân si.
- Nếu tất cả các Phật tử đến chùa chỉ một mục đích là để cầu xin (mà không tu học) thì Đạo Phật sẽ không còn là đạo Giác ngộ nữa mà biến thành Cái Bang (phường ăn xin thuần tuý) mất thôi. Một xã hội ai cũng đi xin thì lấy ai “hỷ xả” đây?
Đạo Phật không phải là đạo thần quyền. Chính Đức Phật đã từng nói rằng ngài chỉ là bậc đạo sư (người thày hướng đạo) chứ không hề ban phước, giáng hoạ cho ai. Khi ngài đã không ban phước thì xin xỏ liệu có ích gì?
Bạn Hoàng Châu cho rằng đến chùa nếu không xin về vật chất mà chỉ xin về tinh thần thì cũng cần thiết lắm chứ. Vậy nếu mỗi lần thi trượt thì vẫn phải “xin điểm” để được đỗ đạt ư? (vì thi trượt là phạm trù tinh thần mà).
Chao ôi, xin về vật chất thì còn có thể cho được, chứ xin về tinh thần thì cho làm sao được! Này nhé, nếu thi bị điểm kém, đến cầu xin thầy giáo để cho thành điểm tốt, liệu thầy giáo có đồng ý không?
Nếu ông thầy chỉ vì van xin mà đổi điểm xấu thành điểm tốt, còn người không van xin thì không cho, liệu ông thày này có đáng tôn kính không?
Cho dù ông thày có cảm tình cá nhân, đổi điểm kém thành điểm giỏi thì liệu trí tuệ của bạn có giỏi hơn được không?
Nếu Đức Phật chỉ cứu độ cho những kẻ van xin, còn người không van xin lại không cứu độ thì ngài có xứng đáng để chúng ta tôn thờ không?
- Bạn Hoàng Châu nghĩ rằng ngài Bồ Đề Đạt Ma đã “an tâm” cho ngài Huệ Khả ư? Đó là mới hiểu về mặt sự tướng mà thôi, còn về lý thì cách xa muôn trùng.
Ngài Bồ Đề Đạt Ma nói rằng : “ Ngươi đưa tâm ra đây ta an cho”. Ngài Huệ Khả mới xoay trở lại tìm “cái tâm bất an”, nhưng vì “cái tâm bất an” là vô thường, không có bản chất nên nó liền biến mất. Đây là pháp “phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc” (nghĩa là hãy quay trở lại soi chiếu tâm mình, đừng cầu xin bên ngoài). Điều tiên quyết ở đây là ngài Huệ Khả phải tự làm bài tập, phải tự soi, phải “tự an tâm” lấy; ngài Bồ Đề Đạt Ma không thể làm thay, Ngài chỉ dạy cho phương pháp mà thôi. Nếu mà “làm thay” được, sao ngài không “làm thay” cho nhiều đệ tử khác mà chỉ cho mình Huệ Khả thôi? Chả lẽ ngài ích kỷ thế ư?
Nếu Huệ Khả không tự quay trở lại soi chiếu tâm mình thì làm sao lĩnh hội được pháp “an tâm”?
Theo bạn, người phụ nữ có thể truyền cái cảm giác đau đẻ cho người nam giới hiểu được không? Cũng vậy, Trí tuệ vô sư liệu có thể “xuất nhập khẩu” được chăng?
Ngay cả Đức Phật còn không ban phước cho ai được thì Bồ Đề Đạt Ma làm sao có thể ban Trí tuệ Bát Nhã cho Huệ Khả được!
Đức Phật là đấng đại từ đại bi, thương yêu chúng sinh như mẹ thương con, nếu có thể cho “sự giác ngộ” được thì sao Ngài không cho liền đi mà còn phải chờ mọi người van xin, còn phải khuyên chúng sinh hãy tự rèn luyện cho mất thời giờ?
Chung quy lại, tất cả Thập Phương Pháp Giới cũng đều phải chịu sự chi phối của luật Nhân – Duyên - Quả, ngay cả Chư Phật cũng phải tuân theo.
Chúng ta phải tự tu dưỡng thì mới tìm được sự an lạc. Phải “tự ăn mới no, nhìn người khác ăn làm sao no được”
Mấy lời tâm huyết ngô nghê, xin các bậc cao minh lượng thứ, đại xá à chuyển sang chuyên đề khac
avatar
Hoàng Châu 22/04/2011 10:19:58
Thật ra không “cách xa muôn trùng” đâu.

* Tôi không nói Bồ Đề Đạt Ma an tâm “thay” cho Thần Quang, nhưng tôi nói BĐĐM giúp Thần Quang an tâm.
Cũng như thầy giảng bài, giúp học sinh hiểu bài và làm được bài.
Trước khi Bồ Đề Đạt Ma nói “Ngươi hãy đem tâm ra đây, ta an cho.” thì Thần Quang vẫn còn đau khổ, chưa tìm thấy lối thoát cho nỗi đau khổ quằn quại của mình. Khi Bồ Đề Đạt Ma nói câu tiếp theo: “Đó, ta đã an tâm ngươi rồi đó.” Chừng đó Thần Quang bỗng nhiên giác ngộ. Vậy chẳng phải giúp là gì?

Bạn nói: “Nếu mà “làm thay” được, sao ngài không “làm thay” cho nhiều đệ tử khác mà chỉ cho mình Huệ Khả thôi? Chả lẽ ngài ích kỷ thế ư?”

Lời nói đó chỉ dành riêng cho Thần Quang thôi, vì căn cơ Thần Quang có thể nắm bắt được ý tứ sâu xa của lời nói ấy. Các đệ tử khác không băn khoăn về điều đó thì sao? Chẳng lẽ ông thầy có thứ thuốc quý trừ được một bệnh gì đó cho một đệ tử, rồi đem thuốc đó cho các đệ tử khác uống cả sao dù họ không mắc thứ bệnh ấy? Câu hỏi thật thú vị. Từ đó đến nay đã có hàng triệu người đọc đoạn vấn đáp này mà có mấy ai “an tâm” được như Thần Quang đâu.

* Tôi không cho điểm số là “tinh thần” đâu. Đó hoàn toàn là vật chất.
Trong việc kinh doanh thì người ta cần tiền. Trong việc học và thi thì người ta cần điểm. Còn bạn cho điểm số là tinh thần thì tùy bạn vậy, nhưng đem ra làm ví dụ thì dài dòng và chẳng ăn nhập gì.

* Vâng, Đức Phật không ban phước giáng họa, nhưng Ngài có thể chỉ đường, và con người có thể cầu xin Ngài chỉ đường, có khi chỉ một câu thôi là có thể hóa giải bao nỗi bế tắc. Đó là cầu xin về tinh thần mà tôi muốn nói.
Có khi là một câu kinh thích hợp có thể làm lời giải cho bao nhiêu nỗi trăn trở mà nếu không có sự gia hộ thì có khi suốt đời mình không có cơ duyên tìm thấy.

* Bạn nói: “Nếu Đức Phật chỉ cứu độ cho những kẻ van xin, còn người không van xin lại không cứu độ thì ngài có xứng đáng để chúng ta tôn thờ không?”
Vậy mỗi khi có thời thuyết pháp, các vị giảng sư thường nói: “Chúng ta niệm Phật cầu gia bị.” thì thế nào? Nếu không cầu gia bị thì Ngài không gia bị, và như vậy “Ngài có xứng đáng để chúng ta thờ không?” Câu này bạn phải tìm hỏi các vị giảng sư.

* “Ngay cả Đức Phật còn không ban phước cho ai được thì Bồ Đề Đạt Ma làm sao có thể ban Trí tuệ Bát Nhã cho Huệ Khả được!” Đó là bạn nói chứ không phải tôi nói.
Trong những bài bình luận của tôi không có câu nào có ý này.

Nếu bạn viết một bài bình luận độc lập thì bạn có quyền trình bày ý kiến của bạn như ý bạn muốn. Nhưng khi bạn muốn trả lời cho ai đó thì phải xem kỹ người ta nói gì, chứ không nên tùy tiện suy diễn những điều ngớ ngẩn gây hiểu lầm cho người khác.

* Khi viết bình luận, tôi chỉ nêu lên ý kiến của mình, và không có ý thuyết phục ai phải nghe theo tôi. Và những người khác chắc cũng vậy.
Chỉ khi nào có ai đó muốn tôi phải nghe theo họ, và khi không đạt được ý muốn, họ tức giận rồi nặng lời thì tôi cho đó là “áp đặt”.

Tôi bắt đầu thấy khó khi viết bình luận. Chẳng lẽ tôi phải xem ý kiến người khác ra sao rồi nói "hùa" theo cho an thân. Vậy thì còn ý nghĩa gì nữa. Tôi từng đọc nhiều bài bình luận trái ngược hoàn toàn ý tôi, nhưng tôi tự nhủ: Đó là ý của họ, và quyền của họ. Hay hay dở cũng có công thức sẳn sao? Người khác khen ai thì tôi phải khen theo, chê ai thì tôi phải chê theo sao?
avatar
Trung Việt 22/04/2011 20:58:39
Bạn Hòang Châu, tôi tự hỏi không hiểu sao bạn còn kiên nhẫn trả lời những bài bình luận như vậy. Trong khi bạn nói "giúp" thì lại biến thành "làm thay", "ban". Sự thay đổi câu chữ một cách tùy tiện như vậy làm sao có thể đưa tới một cuộc đối thoai đúng đắn được.

Việc cầu nguyện hay cầu xin, trong tín ngưỡng, là chuyện bình thường. Vấn đề là cầu nguyện điều gì, cầu xin điều gì. Còn được đáp ứng hay không cũng còn tùy tâm người cầu nguyện. Tôi có đứa con, hai lần nó súyt bị tai nạn giao thông. Lần nào thóat, nó cũng vui vẻ cho là Bồ-tát phù hộ. Vậy tôi phải nói với nó sao đây?
- Một, tôi lạnh lùng bảo nó: Tất cả là Nhân Quả. Con chưa đụng ai thì không ai đụng con. (Có thật thế không?)
- Hai, tôi tán thành ý kiến của nó, bảo nó đi đường phải cho cẩn thận. Và nhắc nó thường niệm Quán Thế Âm Bồ tát.

Có bạn nói: "Xin mà không được thì sinh ra óan hận". Tôi thật không biết điều này.

Nói thật, làm người tin và học theo Phật khó lắm. Phải kiểm tra ý nghĩ, lời nói, việc làm từng chút một. Khi nói với ai đó với tâm sân si, mừng vui vì nói hơn người, quật người những cú đau điếng dù chỉ một mình mình biết, một mình mình hay, thì đã tạo nghiệp.

Một người, dù là ăn mày, cũng phải được tôn trọng. Họ cũng có Phật tính như mọi chúng sinh khác, chẳng qua vì họ mắc lỗi gì đó nên tạm thời phải mang thân phận thấp kém vậy thôi. Nợ nào phải trả rồi cũng hết. Chính Bồ tát Thường Bất Khinh đã khẳng định, tất cả mọi người đều sẽ thành Phật. Tôi biết có những người rất siêng năng làm lụng, nhưng nghèo vẫn hòan nghèo. Không thể đơn giản cho rằng tại họ lười biếng. Tất nhiên trong số họ cũng có người lười biếng, nhưng không phải là tất cả.

Lâu lắm tôi mới trở lại diễn đàn này. Nhiều nickname đã vắng. Tôi nhớ họ quá!
avatar
"Nguoi Viet Yeu Nuoc" 24/04/2011 10:02:06
Tôi thấy đồng bào trong nước trao đổi thật là sôi nổi.
Tôi xin góp đôi lời với đồng bào mình:
"Chúng sinh thì hay tìm lỗi của người khác trong mắt của mình
Người tu thì tìm lỗi của mình trong mắt người khác".
Nam mô cầu sám hối Bồ Tát
avatar
Tuyết Hoàng 27/04/2011 19:42:47
Nam Mô A Di Đà Phật

Chúng ta đọc là để hiểu thêm kiến thức về Phật giáo. Đa số những vị trả lời đều có ảnh hưởng ít nhiều về nền tảng đạo Phật và có thể đã là Phật tử. Ý kiến của mọi người đều đúng và có giá trị cả. Đã là một người hiểu biết về đạo thì tại sao lại phải cãi nhau để xem ai đúng ai sai và dựa trên nên tảng nào? Mỗi ý kiến đều là một bài học cho bản thân. Như trong bài viết đã nói giữ tâm trong sạch, các bạn đọc bài viết về Phật mà cãi nhau, giữ chính kiến của mình như thế thì sao nhỉ ? Mình nghĩ chính các bạn trả lời câu hỏi đó cho các bạn thì hay hơn. Lúc đầu mình thấy rất thú vị khi biết thêm kiên thức từ các ý kiến nhận xét khác nhau nhưng rồi cách thay đổi xưng hô, kèm theo những lời lẽ trì chích vào nhau thì mình cảm thấy thật buồn. Chúc các bạn tịnh tâm hơn để nhìn ra được vấn đề.

Mình hoàn toàn đồng ý với bạn " người việt yêu nước".

Nam Mô Hoan Hỉ Tạng Bồ Tát.
avatar
quyen 15/05/2011 03:24:30
Lat chay tuy chang ngot ngon
Con hon ngon ngot com chang mau hong
Khong co giai cap khi nuoc mat cung chay
Khong co giai cap khi mau cung do
avatar
trí hải 17/04/2012 00:20:26
Phướng động hay gió động?!
tổng số: 25 | đang hiển thị: 1 - 25

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

4.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập