Cảm nhận khi tham dự pháp hội Dharamsala 2015 do Đức Dalai Lama thuyết giảng

Đã đọc: 2597           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Đặc biệt Ngài kêu gọi mọi người, nhất là các vị tu sĩ là đệ tử Phật là phải học, Ngài còn lấy việc thất học của dân Tây Tạng của Ngài ra khi nói về việc học và Ngài còn nói" Tôi năm nay đã 81 tuổi rồi, nhưng ngày nào tôi cũng dành vài tiếng cho việc học"...

Là những người có cơ duyên may mắn có mặt trong chương trình pháp hội do Đức Dalai Lama thứ 14 thuyết giảng từ ngày 7 đến 10/9/2015 cho cộng đồng Phật tử Đông nam Á, trong đó có 1/3 là cộng đồng Phật tử Việt Nam đến từ trong nước và nước ngoài, cùng với trên 3000 cộng đồng Phật tử đến từ khắp nơi trên thế giới. Chắc chắn trong chúng tôi, ai cũng có những cảm nhận riêng, những ấn tượng đặc biệt nào đó trong chuyến đi, đặc biệt là khi được trực tiếp thấy một Đức Dalai Lama bằng xương bằng thịt đang giảng bài ngay trước mắt, nhưng có lẽ điểm chung nhất mà ai cũng nhận thấy đó là phong cách của Ngài khi giảng bài và khi tiếp xúc với Phật tử. Sau đây là cảm nhận vài nét trong cuộc sống thực của Ngài.

Phong cách của Đức Dalai Lama

"Con xin đem hết khả năng giảng giải

Ý nghĩa tinh túy tất cả kinh điển Phật

Là đạo lộ Chư Thánh Bồ Tát khen ngợi

Cổng vào cho người may mắn khát khao giải thoát."

Đó là những lời phát nguyện của Đức Dalai Lama, trước mỗi buổi giảng.

Ngài là người duy nhất vừa giảng pháp vừa ăn bánh mì (bánh mì Tây Tạng) và uống sữa nóng: Sau khi Ngài thỉnh chuyển Pháp luân là kệ cúng dường trà (tất cả những ai tham dự đều được ăn và uống sữa cùng Ngài).

Ai lạy Ngài, Ngài đều cúi thấp đầu và chắp tay đáp lại, bất kể người đó là ai.

Ngài sẵn sàng khoác tay các Phật tử khi chụp hình, không câu nệ dù người đó khác giới tính, tuổi tác.

Trong quá trình thuyết giảng, Ngài ngồi kiết già ít nhất là 3h trở lên (trong khi tất cả những người tham dự đều đứng dậy, giải lao, Ngài vẫn ngồi nguyên vị trí).

Đặc biệt tiếng cười của Ngài rất ấn tượng, làm cho mọi người thấy rất thoải mái, không gò bó.

Trong quá trình giảng bài, Ngài có những ví dụ hoặc những mẩu chuyện rất nhỏ nhưng rất sâu sắc, tế nhị làm cho mọi người rất dễ chịu, cười thoải mái, không mệt mỏi.

Trong một buổi giảng pháp 2/3 thời lượng Ngài giảng cho người nghe có trình độ cao và thời lượng còn lại là giảng pháp sơ cơ cho người mới bắt đầu.

Phong cách của Ngài là rất thong dong tự tại, bình dị. Ngài thể hiện tố chất của lòng từ bi của một nhà lãnh đạo Phật giáo thế giới.

Nội dung chính trong các buổi thuyết giảng

Chủ đề của các buổi thuyết giảng, đại đa số Ngài giảng theo các sách của Tổ Tây Tạng viết: “Nhập Bồ Tát Hạnh” chương cuối Hồi Hướng của Thánh giả Shantidiva;“Trình tự tu thiền”của Hiền giả Kamalasita; “Bảo Hành Vương Chính Luận”của Thánh giả Long Thọ; 37 Pháp Hành Bồ Tát Đạo.

Nội dung thứ nhất:

 Đạt được thân người là khó, tham sân si sẽ làm cho con người bị thiêu đốt như lửa cháy. Xa lánh các đối tượng xấu, phiền não sẽ giảm dần. Thân bằng quyến thuộc lâu năm vẫn phải chia tay. Tài sản tạo dựng bằng mồ hôi nước mắt cũng sẽ phải bỏ lại... Bị trói buộc trong ngục tù của luân hồi sanh tử, tất cả các chúng sinh đều mong muốn được yêu thương. Hãy lấy tâm từ bi, để yêu thương tất cả, dù cho đó là kẻ thù của ta hay là bạn của ta. Dục lạc cũng như nước muối, càng uống ta càng thêm khát. Hãy lập tức buông bỏ những gì gây ra tham ái. Hãy bố thí mà không cầu mong sự đến đáp. Có năm Ba-la-mật mà thiếu trí tuệ Ba-la-mật thì không thể dẫn đến đạo quả. Hãy luôn luôn quán sét và loại trừ lỗi lầm của mình. Danh lợi chỉ gây ra sự tranh chấp và làm cho việc học hỏi tu tập bị suy thoái. Ác khẩu làm xáo động tâm trí kẻ khác và làm hư hoại Bồ Tát hạnh. Phiền não được diệt trừ khi tâm chánh niệm và tỉnh giác.

Nội dung thứ hai:

Sinh cõi cao và quyết định thiện:Có tín tâm nương tựa pháp, có  trí tuệ đúng đắn. Hai điều này chính yếu là trí tuệ. Pháp nào có thể chiến thắng: dục, sân, sợ hãi và si mê. Biết làm lợi ích cho mình và kẻ khác. Không sát sinh, trộm cắp, bỏ tà hạnh vợ người. Cấm nói dối, lời nói ly gián. Không tiêu thụ các chất gây say. Hành trì bố thí, tín, trì giới, nhẫn nhục. Không học hỏi bậc trí sẽ ngu si. Bất thiện chịu khổ não, tương ứng tái sinh ác. Thiện sinh mọi an lạc, tái sinh cõi an lành.

Ngã không có thì sẽ không tồn tại. Tất cả các chúng sinh từ ngã chấp mà có. Ngã chấp sinh các uẩn. Do thấy uẩn không thật, liền đoạn trừ chấp ngã. Khi nào có chấp uẩn, khi ấy có ngã chấp. Nếu có ngã chấp thì từ đó có tái sanh. Ngã chấp đã đoạn tận thì nghiệp và tái sanh cũng chấm dứt. Nếu còn nơi nào chấp ngã thì nơi đó còn sanh tử luân hồi...

 Nội dung thứ ba:

Chấp tự tính có và không, Cái này có thì cái kia có. Cái này sanh thì cái kia sanh. Người vô trí bị suy bại, khiến tổn hại mình và kẻ khác. Uẩn không phải là ngã, ngã không nương vào uẩn... Đất, nước, gió và lửa, mỗi đại không tự tính. Mầu sắc, hương, vị, xúc đều theo nguyên lý này. Thọ, tưởng, hành và thức  cũng đều phải tư duy ngã tương tự, sáu giới không có ngã...

Tánh không: Tất cả các pháp tồn tại như trong vật lý vi lượng tử, nó không tồn tại một cách độc lập...Mọi hiện tượng bản thể của tánh không không tồn tại riêng nó, vì cái tâm nó phụ thuộc vào nhau nên nó tồn tại. Chấp thủ vẫn còn mãnh liệt nó giữ tâm mãnh liệt... Khi nói tính không, không có nghĩa nó không có gì cả, đạo Phật là tính không, là bản thể của tính không...

Trên cơ sở của Tứ Thánh Đế không có một chủ thể nào nó tồn tại một cách độc lập. Tứ Thánh Đế là một nền tảng cơ bản... Bản năng của tâm là trong sáng, nếu loại trừ được vô minh ra khỏi thì hết phiền não. làm thế nào để loại trừ các phiền não. Đối trị phiền não thì tâm được an bình, đoạn diện vĩnh viễn. Diệt là Niết Bàn vi diệu...

 Không chỉ nghe, đọc, học là đủ mà còn thực hành thiền quán hành trì. Tứ Thánh Đế có năng lực rất là mạnh mẽ. Nỗ lực hành trì loại bỏ những sai lầm và phát triển những đức tính tốt đẹp, áp dụng Tứ Thánh Đế, Tứ chuyên cần, thực tập thiền, không cho tâm chạy lung tung, khi tu tập thu được 5 căn, hành trì 37 Thất Giác Tri và Bát Chánh Đạo. Hiểu hết nền tảng của 37 phẩm Trợ Đạo, nền tảng của Tứ Thánh Đế sau đó mới thêm Bát Nhã Tâm Kinh...

Đặc biệt Ngài kêu gọi mọi người, nhất là các vị tu sĩ là đệ tử Phật là phải học, Ngài còn lấy việc thất học của dân Tây Tạng của Ngài ra khi nói về việc học và Ngài còn nói" Tôi năm nay đã 81 tuổi rồi, nhưng ngày nào tôi cũng dành vài tiếng cho việc học"...

Ngoài ra Ngài còn hướng dẫn thực tập thiền chỉ, thiền quán và kêu gọi mọi người ăn chay.

Cảm nhận sau khi nghe giảng

Thật là may mắn khi chúng tôi, đại đa số trong đoàn Phật tử chùa Giác Ngộ đều đã từng nghe TT.Thích Nhật Từ thuyết giảng rất nhiều lần về bản chất của đạo Phật gốc, về Tứ Thánh Đế về Bát Chánh Đạo, logic học Phật giáo, Triết học ngôn ngữ Phật giáo, về Tánh không, về chấp ngã...nên ít nhiều thì cũng hiểu chút ít, vì vậy mà khi đến đây, sau ba ngày nghe Đức Dalai Lama giảng dậy thì thấy thấm vô cùng. Phật tử Vân Anh thì nói" y như chúng con được kiểm chứng so sánh đối chiếu lời Phật dậy một lần nữa, nên thấy rất thích thú và hiểu". Người thì " quá đã", người thì" thật không uổng phí thời gian và tiền bạc"... Nếu như ai mà lần đầu tiên nghe giảng thì quả thật là muốn bùng lỗ tai vì thời lượng Ngài giảng cho người đã học Phật pháp cao là dài hơn cho người mới biết đạo Phật.

Vâng, đúng vậy! trong suốt những năm qua, TT.Thích Nhật Từ đã có hàng trăm bài giảng kêu gọi các Tăng Ni và Phật tử hãy quay về với đạo Phật gốc, hãy truyền bá một đạo Phật chánh tín. Một đạo Phật trí tuệ trên nền tảng Tứ Thánh Đế và Bát Chánh Đạo(thừa nhận khổ đau, truy tìm nguyên nhân, trải nghiệm Niết-bàn và thực tập bát chánh đạo), thay vì phải tiếp tục bị ảnh hưởng bởi phương pháp Phật học của Trung Quốc theo phong cách tổ sư.

Đặc biệt, Thượng tọa bao giờ cũng đề cập, kêu gọi các tăng ni là phải học. Là tu sĩ mà không theo học các trường lớp Phật học cho đến nơi đến chốn thì không thể làm đạo, không học thì coi như mù chữ Phật pháp nói chi đến việc truyền đạo. Ngay trong buổi tiếp xúc với các du tăng ni sinh đang theo học tại các trường đại học ở Ấn Độ, Thượng tọa cũng đã có bài chia sẻ ngắn tóm tắt lại hai ngày giảng vừa qua của Đức Dalai Lama, áp dụng lời dậy của Ngài, kêu gọi các du tăng ni sau khi học xong hãy mang chất xám đó phụng sự cho một đạo Phật trí thức, không truyền bá đạo Phật tín ngưỡng. Thượng tọa đã mang hết nỗi niềm cảm thông với việc khó khăn về tài chính của các du tăng ni sinh và tha thiết kêu gọi các tu sĩ tri thức hãy mang chất xám của mình để truyền bá một đạo Phật đúng và chịu trách nhiệm nhân qủa của mình khi truyền bá đạo Phật, đây cũng là những lời chia sẻ tâm huyết hay nhất khi đề cập đến việc:"đã là tu sĩ thì phải hơn Phật tử một cái đầu" thì mới truyền đạo được.

Lời chia sẻ của Thượng tọa trong buổi cúng dường của Quỹ Đạo Phật Ngày Nay đã để lại một dấu ấn khó phai trong các du Tăng Ni sinh và các Phật tử cùng có mặt.

Lời cám ơn

Trước hết, chúng con xin cám ơn TT.Thích Nhật Từ, cám ơn Ban tổ chức đã nối kết thành công với các nước Hàn Quốc, Singapore và cộng đồng Phật giáo Đông Nam Á để cho pháp hội được diễn ra. Ngoài ra, chúng con cũng xin cám ơn các mạnh thường quân đã đóng góp rất lớn tiền bạc để cho pháp hội được diễn ra( nếu ai cũng chỉ có tiền đủ cho chi phí chuyến đi của riêng mình thì pháp hội cũng không thể được diễn ra), vì chi phí để tổ chức một pháp hội lớn thế này là rất tốn kém, trong khi người dân Tây Tạng ở đây rất là nghèo khó.

 Xin cám ơn tất cả và ước mong hẹn có được cơ duyên gặp lại!

 Delhi Ngày 12 tháng 9 năm 2015

Giác Hạnh Hoa

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập