Khởi nguyên Phật Giáo

Đã đọc: 5029           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Phật giáo thành hình sau khi đức Phật ra đời hành đạo. Phật giáo, là sự ghép lại từ chữ Phật. Buddha và chữ Pháp. Dharrna tức là giáo pháp.

Khởi nguyên Phật Giáo từ đâu ?

Năm 624 trước kỷ nguyên Tây lịch, xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ, chia ra thành nhiều giai cấp khác nhau. Người dân họ sống một cuộc đời cơ cực lầm than, như một giống dân mọi rợ sống bên lề của xã hội.

Sau khi ra đời Thái tử Tất Đạt Đa, nhìn thấy tình trạng xã hội đầy bất công, là một cảnh khổ của chúng sanh. Ngài quyết chí xuất gia tầm đạo để giải thoát cảnh khổ cho con người trong xã hội. Qua sáu năm tu khổ hạnh trong rừng sâu, và 49 ngày nhập định dưới cây bồ đề, Thái tử đã thành đạo và trở thành Đức Phật Th ích Ca Mâu Ni  trong lịch sử nhân loại.

Ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch, là ngày đầu tiên Đức Phật đến vườn Lộc Uyển để độ cho năm người bạn đồng tu với Ngài lúc trước là các ông Kiền Trần Như bằng pháp Tứ Đế.

Sự chứng ngộ mà Phật đã đạt được để dẫn dắt người đời cùng tu đồng chứng qua câu nói của Ngài : Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành.

Phật Giáo hình thành từ lúc nào?

Phật giáo thành hình sau khi đức Phật ra đời hành đạo. Phật giáo, là sự ghép lại từ chữ Phật. Buddha và chữ Pháp. Dharrna tức là giáo pháp.

Trong suốt 49 năm, truyền dạy các phương pháp thực hành tu tập và thuyết pháp cho chúng sinh, đạo của Ngài đã trở thành một bài học sống động trong lịch sử xã hội loài người. Ngài đến với con người bằng một tâm đại bi, một trí giác soi sáng lương tâm nhân loại để dẫn dắt con người đạt được chân lý giải thoát cho mọi sự khổ ở đời. Sau khi Phật nhập diệt, giáo pháp của Ngài được các đệ tử kết tập lại thành giáo điển và được lưu truyền mãi về sau.

Cái nhìn về con người và cuộc đời của họ trong quan niệm Phật giáo như thế nào ?

Trong tâm kinh có câu : « Quán chiếu ngũ uẩn giai không ». Ngũ uẩn là : Sắc uẩn, Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn, Thức uẩn, như vậy thân này do tứ đại : đất, nước, gió, lửa, hòa hợp mà thành và chỉ tồn tại trong khoảng thời gian được khẳng định, rồi các yếu tố vật chất kia đều tan rã trở về nguyên trạng thái cũ, còn phần thần thức rời khỏi xác để nương vào một lớp khác mà tồn tại.

Do đó con người theo quan niệm của Phật giáo có hai phần là tinh thần và thân xác. Tinh thần không thể tồn tại ngoài thân xác, cũng như thân xác không thể thiếu tinh thần là phần trí tuệ hiểu biết, sự phán đoán đúng sai mọi sự mọi vật.

Phật và các vị Bồ tát ra đời đều mang thân xác như người, nhưng các Ngài giác ngộ được nhờ vận dụng tinh thần và chuyên tâm tu tập mà thành tựu viên mãn. Cuộc đời nầy được coi như là cõi tạm và con người chỉ hiện diện được theo đúng chu kỳ có giới hạn.

Hiểu được như vậy thì năm uẩn duyên hợp hư giả không thật, không có chủ thể nên nói nó Tánh không. Tánh không duyên hợp nên giả có. Tất cả sự vật hiện có đây đều hư dối, không thật. Từ thọ, tưởng, hành, thức là tâm cho đến sắc tứ đại do duyên hợp thành thân đều không thật. Cả thân, tâm đều không thật thì bám vào đâu mà chấp? Không chấp thì không khổ.

Phật dạy dùng trí tuệ thấy đúng như thật, biết mọi thứ hư giả : nhưng chúng sanh đang mê đang khổ, người tỉnh sáng phải cố gắng cảnh tỉnh họ. Không phải nói mọi thứ hư giả rồi ngồi chơi, chờ chết. Biết giả nên càng hăng hái làm việc để giúp mọi người. Làm mà không chấp, không khổ, đó là điểm hay của đạo Phật.

Vì vậy Phật dạy người tu luôn có đủ hai mặt trí tuệ và từ bi, không thể thiếu được. Nếu chỉ có trí tuệ mà không có từ bi, đó là trí tuệ khô. Nếu từ bi mà không có trí tuệ đó là từ bi mù. Cho nên phải đủ trí tuệ và từ bi. Trong kinh thường nói trí tuệ và từ bi như chim hai cánh, mất một cánh là chim bay không được.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập