Thực hư đền, chùa chia ly tình yêu

Đã đọc: 4827           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Lâu nay, một số đền, chùa là địa điểm du lịch nổi tiếng lại được truyền miệng là nơi chia ly tình yêu đôi lứa.

Chùa Thiên Mụ

Đây được xem là ngôi chùa nổi tiếng và là biểu tượng của xứ Huế. Tháp Phước Duyên cổ kính soi mình xuống dòng sông Hương thơ mộng. Thế nhưng từ những câu chuyện của người dân, đến những lời đồn đại trên các trang web, mạng xã hội của khách du lịch bốn phương, biết bao người yêu nhau bị ám ánh vì lời nguyền chia ly.

Chùa Thiên Mụ nằm bên dòng sông Hương thơ mộng.


Tháp Phước Duyên - được xem như biểu tượng của Huế.

Theo những lời truyền miệng thì khi xưa có cô gái con nhà quan danh giá, xinh đẹp đem lòng yêu một chàng trai mồ côi nghèo khó. Mối tình của họ bị ngăn cấm quyết liệt. Quá đau khổ, đôi trai gái cùng nhau ra sông Hương tự vẫn thề chết để được mãi mãi bên nhau. Nhưng trớ trêu thay, khi chàng trai đã chìm sâu dưới làn nước sông Hương thì cô gái lại may mắn được những người địa phương cứu sống.

Sông Hương, nơi gắn với câu chuyện về mối tình bi thương.

Gia đình cô gái tìm về, ép nàng lấy một vị quan trong triều đình. Thời gian trôi qua, cô gái cũng dần nguôi ngoai nỗi buồn về người yêu cũ, thuận lấy chồng và sống một cuộc đời vinh hoa. Chờ người yêu không thấy, oan hồn chàng trai uất hận bèn lang bạt vào chùa Thiên Mụ thề độc sẽ phá những đôi tình nhân đến đây viếng chùa.

Chùa Thiên Mụ cổ kính đã tồn tại hàng trăm năm.

Có lẽ vì tích đó mà người ta truyền miệng nhau rằng, những ai còn cô đơn đến đây thành tâm cầu nguyện sẽ gặp được người thương, còn nếu có người yêu mà dắt nhau tới chùa, ắt sẽ chia lìa tan tác.

Đền Bà Đế

Đền Bà Đế nằm ở chân núi Độc, thuộc phường Ngọc Hải, Quận Đồ Sơn, Tp. Hải Phòng. Đây là một trong những đền nổi tiếng về danh thắng và linh thiêng thế nhưng cũng được đồn đại là “kiêng kị” đối với những đôi đang yêu nhau.

Cổng vào đền Bà Đế.


Đền thờ bà Đế, người vợ kém may mắn của Chúa Trịnh.

Về nguyên nhân có lẽ gắn liền với sự tích về bà Đế, người vợ kém may mắn của chúa Trịnh Giang. Tương truyền vào năm 1718, có đôi vợ chồng họ Ðào, đã lâu không có con. Hai vợ chồng tu thân, tích đức được trời phật thương cho một mụn con. Đứa bé ra đời đã toả hương thơm ngát và được đặt tên là Ðào Thị Hương hay còn gọi là Bà Đế.

Bà Ðế rất khéo tay, siêng năng mọi việc. Vào năm 1736, chúa Trịnh Giang kinh lý Ðồ Sơn gặp được bà với vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, chúa yêu mến và quyến luyến không rời. Khi về kinh đô, chúa có hẹn ngày về đón bà.

Đây được xem là một trong những đền thờ linh thiêng ở Hải Phòng.


Tượng Phật bà quan âm.

Bà mang thai, trong lòng rất lo sợ, ngày đêm trông ngóng thuyền hoa. Hàng Tổng biết chuyện đòi phạt tiền nhưng bà không có tiền nộp phạt nên bị đem ra khu núi Ðộc dìm xuống biển.

Trước khi chết, bà ngửa mặt lên trời khóc than rằng: "Phận gái thân cô, gặp chúa yêu thương tôi đâu dám chống, nhìn mẹ cha, hàng xóm tôi đâu dám quên. Xin trời phật chứng giám cho lòng con. Khi con bị dìm xuống nước, nếu có oan ức, trời phật cho con nổi lên ba lần".

Quả nhiên bà nổi lên ba lần, mọi người ai nấy đều kinh sợ. Từ bấy đến nay, khách thập phương tấp nập trẩy hội đền Bà Ðế. Người ta đến để xin tài, xin lộc và đặc biệt cùng bà giải mọi nỗi oan khuất mà mình gặp phải. 

 

Chùa Châu Thới Sơn

Chùa Châu Thới Sơn ở tỉnh Bình Dương cũng nằm trong danh sách những đền, chùa có lời nguyền “khắc” tình nhân, hễ cặp nào đến đó cầu duyên về đều chia tay. Tuy nhiên cho đến nay, câu chuyện tình không yên ấm vẫn chỉ là lời đồn đại.

Cổng lên chùa Châu Thới Sơn.


Chùa nằm trên đỉnh núi cao gần trăm mét.

Chùa nằm chót vót trên đỉnh núi Châu Thới cao 85m tại tỉnh Bình Dương. Với 220 bậc thang bằng xi măng, chùa Châu Thới Sơn đã được xây dựng mới và trùng tu nhiều lần. Đứng từ xa, người ta dễ dàng nhận ra ngôi chùa này với bức tượng Quan Âm cao 22,5m, nặng hơn 100 tấn được đặt trên đỉnh núi vào năm 2007.

Nhiều đôi tình nhân e ngại lên chùa.

Nhiều người dân kể rằng: trước kia trên núi có hai vợ chồng sống với nhau không mấy hòa thuận. Trong một lần hai vợ chồng xô xát, người chồng đã lỡ tay đẩy người vợ xuống vực. Linh hồn người vợ ở lại trên núi để oán trách người chồng. Mỗi khi thấy có đôi tình nhân nào lên núi là người vợ lại nhập vào một trong hai người và chia cắt tình cảm của họ.

Tượng Phật bà trên chùa Châu Thới.

Câu chuyện được truyền miệng qua nhiểu đời của dòng họ. Tuy nhiên, khi được hỏi về nguồn gốc của sự tích thì không sử sách nào ghi chép lại. Song nhiều người cũng ngại dẫn người yên lên núi vì e đến lượt mình chia phôi.

Thay lời kết

Trong giáo lý của nhà Phật, khi hai người yêu nhau mà đưa nhau đến trước cửa Phật thì sẽ được chúc phúc cho suốt đời hòa thuận, làm ăn phát tài. Phật dạy phải chung thủy, không nên không thể nào có chuyện lên cửa Phật về sẽ chia tay hay ly dị như nhiều người thường nói.

Ngẫm lại yêu nhau và chia tay là do mình. Mọi sự, mọi vật đều do nhiều duyên hợp lại mà thành, hết duyên thì mất. Nếu tình yêu đôi lứa đủ chân thành và sự cố gắng nỗ lực vun đắp từ hai phía thì dù khó khăn, cách trở mấy cũng có thể vượt qua.

Theo aFamily.vn

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập