Tâm Lý Học và Tâm Lý Trị Liệu Phật Giáo Tây Tạng

Đã đọc: 4518           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Tâm lý trị liệu Tây Tạng khác biệt với cách tiếp cận của phương tây. Căn bản nó liên quan đến khái niệm của Phật giáo về tâm thức, và cách tiếp cận để hiểu về tâm thức và bản chất của nó. Đặc biệt, nó nhìn vào tâm thức và sức khỏe của tinh thần trên nền căn bản thuần chất có tính cách triết lý và tâm linh. Sự tiếp cận nhẹ nhàng và sự phát triển của tâm lý tự nhiên của con người mở đường cho sự hiểu biết về nhiều nguyên nhân của sự mất cân bằng về tâm lý.

Khái niệm về bịnh tinh thần của nền y học Tây Tạng có khác biệt chút ít so với nghiên cứu về tam dịch thể, mà chủ yếu phát xuất từ tinh thần và cảm xúc.  Tam dịch thể là những yếu tố nội tại sản xuất ra các ảo tưởng, và rồi trở thành nguyên nhân căn bản của các bịnh tâm lý và tinh thần.  Tâm thức giống như tấm gương, trình bày các sự xuất hiện khác nhau của tâm trạng như sự thanh thản hoặc bất hạnh.  Trong triết lý Phật giáo, những ảo tưởng tinh thần nội tại được dán nhãn như ma và quỷ.  Nguyên nhân là sự ngộ nhận và hiểu lầm của tâm thức bởi tự tâm thức.  Vì vậy điểm cơ bản nơi các người bị bịnh tâm thần là tâm thức của họ bị lạc vào các ảo tưởng và nó giải thích các ảo tưởng một cách sai lầm, hoặc cho rằng các ảo tưởng nầy là thực tại.

Y học Tây Tạng về bịnh tinh thần dựa vào nền tảng triết lý của Phật giáo, miêu tả các dạng mô hình ảo tưởng và ảo giác và kinh nghiệm của bịnh nhân dưới dạng ma và quỷ.  Tuy nhiên trong khái niệm của người Tây Tạng về bịnh tinh thần, các rối loạn cũng liên quan đến các anh linh ngoại tại của trần gian hoặc các ảnh hưởng năng lượng tiêu cực.  rGyud-zhi, “Tứ Mật Kinh”, miêu tả các lực (vô hình) và ác linh đến từ bên ngoài hoặc các ảnh hưởng của ma quỷ làm rối loạn xung quanh hoàn cảnh nội tại.

Các yếu tố nội tại rối loạn của bịnh tinh thần:

• Sự mất thăng bằng tinh thần căn bản (yếu tố tâm lý)

• Bịnh lý của tam dịch thể

Lực lượng trần thế bên ngoài:

 • Ác ma (lực lượng ma quỷ)

• Vi khuẩn

• Trạng thái say sưa

Trong bối cảnh nầy, các y sĩ Tây Tạng đã làm vô số các nghiên cứu và thí nghiệm, và bày tỏ nguyên nhân của các rối loạn tinh thần nhẹ và nặng có liên quan đến những ảnh hưởng từ môi trường ngoại tại.  Các nguyên nhân được miêu tả dựa trên những triệu chứng tinh thần của bịnh nhân hơn là khái niệm triết lý của Phật giáo.  Y học Tây Tạng chấp nhận rằng tâm thức bịnh hoạn không chỉ bị rối trí bởi sự mất cân bằng tâm lý khi giận dữ hoặc chán nản; còn có nhiều yếu tố khác nữa, hữu hình và vô hình, cũng ảnh hưởng đến tinh thần một cách trực tiếp và gián tiếp xuyên qua các xúc chạm nơi thân.


Bịnh tâm thần trong Y Học Tây Tạng


Trong Y học Tây Tạng, bịnh tâm thần xuất hiện khi tâm thức và ngọn gió tinh tế của nó, lưu thông trong các kênh tin thần, bị rối loạn và hoạt động một cách bất thường, do đó gây ra những thay đổi nơi thân / tâm, cá tính của một người.  Mật tông thứ ba nói rằng:


“Hành vi nơi thân, khẩu, ý của một người thay đổi một cách tiêu cực nếu người đó bị ma quỷ ám hoặc bị điên loạn”.

Bịnh tâm thần có thể được chia ra thành hai phần rõ rệt:

•  Sự mất cân bằng tinh thần (chủ yếu là những rối loạn tinh thần nhẹ, thuộc về các rối loạn của gió trong y học Tây Tạng.)

• Chứng điên cuồng (các rối loạn điên cuồng và tâm thần)

Tâm thần có hai tiểu mục :

o Quỷ ám (bị ma quỷ ám và tâm thần phân liệt)

o Điên cuồng

Quỷ ám


Ma quỷ có thể vào cơ thể xuyên qua ngón tay đeo nhẫn và đến nơi tim bằng kênh ý thức của tai.  Nó xâm chiếm vị trí của ý thức tinh thần, và cai trị vương quốc của thân / tâm.  Dưới các ảnh hưởng của sự điên cuồng hoặc ma quỷ ám, các ảo tưởng có thể xuất hiện và thay đổi nhận thức và kinh nghiệm của một người về thế giới xung quanh.


Có rất nhiều sự rối loạn tinh thần cùng với các phân loại phụ của nó, nhưng những phân loại sau đây là năm sự rối loạn tinh thần chính nhẹ và nặng:

1. Jungpo (‘byungpo) bị ma quỷ ám (18 loại ma quỷ)

2. Myowa (smyobyed)  sự điên cuồng ( 7 loại rối loạn tinh thần)

 

3. Jedjed (rjedrjed) chứng bịnh quên lãng do đột quỵ (Mirkhi)

4. Za (gza’) bịnh trúng phong (thiên năng lượng tiêu cực)

5. Lu (Klu) bị hồn Naga ám (địa năng lượng tiêu cực)


Văn học về bịnh tâm thần của y học Tây Tạng miêu tả nhiều phương pháp và trị liệu khác nhau để chữa các chứng bịnh tùy theo nguyên nhân chính và điều kiện bịnh lý.  Tóm lại, các phương pháp sau đây có thể được áp dụng để phục hồi sự mất cân bằng của tinh thần và khôi phục lại vương quốc cơ thể.

• Thuốc thang
• Dinh dưỡng
• Thay đổi cách sống
• Kim châm
• Ngãi cứu
• Tụng thần chú
• Nghi lễ và nghi thức
• Thu hồi linh hồn
• Thiền định
• Du già (yoga) Tây Tạng
• Thực hành Maning Hadhon
• Trau dồi Bồ Đề Tâm (Bodhicitta)
• Lễ thụ pháp
• Mang bùa hộ mệnh
• Sự dụng hương (nhang)
• Dùng dầu để thoa bóp, v…v…

 

 

 

Source:  http://www.tibetanmedicine-edu.org/index.php/psychology-and-psychotherapy

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập