Vài dòng giới thiệu về chữ Phất qua các dạng hình khác nhau của nó

Đã đọc: 7732           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Theo những hình vẽ của chữ Phất 弗, hai thanh đứng tượng trưng cho hai điều gì đó và sợi dây ở giữa trói buộc, để làm cho nó thẳng. Hình như đây là hàm ý mang nghĩa: Giữ thăng bằng ngay thẳng để tránh sự sai lệch hay sai lầm.

Trong cuốn CHINESE CHARACTERS THEIR ORIGIN, ETYMOLOGY, HISTORY, CLASSIFICATION AND SIGNIFICATION. A THOROUGH STUDY FROM CHINESE DOCUMENTS by Dr. L. WIEGER, S J, Translated into English by L. Davrout, S.J. Second Edition, enlarged and revised according to the 4th French edition PARAGON.

This edition, first published in 1965, is an unabridged and unaltered republication of the second edition, published by the Catholic Mission Press in 1927. The first edition of Chinese Characters was published in 1915. This edition is a joint publication of Paragon Book Reprint Corp. and Dover Publications, Inc. Standard Book Number: 486-21321-8 Library of Congress Catalog Card Number: 64-18441. Manufactured in the United States of America. Paragon Book Reprint Corp. 140 East 59th Street New York 22, N.Y. Dover Publications, Inc. 180 Varick Street New York 14, N.Y. có ghi về chữ Phất như sau:

  

 

 

Fu4. Hành động chống lại một chướng ngại vật. Hai thanh khác nhau mà một trong những tìm kiếm để buộc chung lại với nhau; qua hình cho thấy một thanh bên trái 丿 một thanh bên mặt 〡...

Chữ Phất có 5 nét, theo Tự điễn Hán Việt (hanviet.org)  chữ thuộc Bộ 57 cung [2, 5] U+5F1 , và có những nghĩa được biết qua các dạng dưới đây: (Phó) Chẳng. ◎Như: phi nghĩa phất vi 非議弗為 không phải nghĩa chẳng làm. ◇Sử Ký 史記: Trường An chư công mạc phất xưng chi 長安中諸公莫弗稱之 (Vũ An Hầu truyện 武安侯傳) Các nhân sĩ ở Trường An không ai là không khen ngợi ông. | (Động) Trừ khử tai họa cầu phúc. § Cũng như phất. ◇Thi Kinh 詩經: Sanh dân như hà, Khắc nhân khắc tự, Dĩ phất vô tử 生民如何, 克禋克祀, 以弗無子 (Đại nhã 大雅, Sanh dân 生民) Sinh ra người ấy như thế nào, Cúng tế hết lòng, Để trừ cái nạn không có con.


Chữ Phất 弗 có nghĩa là không và âm Trung Hoa đọc là fú. Từ nguyên, chữ Phất 弗, gồm có bộ Cung 弓, bộ Phiệt 丿và  bộ Cổn 〡.

Bộ 57 弓 (3 nét) và có những nghĩa như sau: Cái cung |  Số đo đất, năm thước là một cung, tức là một bộ, 360 bộ là một dặm, 240 bộ vuông là một mẫu, vì thế nên cái thước đo đất gọi là bộ cung 步弓, người đo đất gọi là cung thủ 弓手.  | Cong, vật gì hình cong như cái cung đều gọi là cung. Chữ  Cung 弓  âm Trung Hoa đọc là gōng.

Theo hình vẽ xưa chữ Cung 弓 có những dạng như sau:  

 

Theo Tự điễn Hán Việt bộ Phiệt 丿(hanviet.org) Bộ 4 丿 phiệt, triệt [0, 1] U+4E3F, và có nghĩa được biết như sau: (Danh) Nét phẩy bên trái của chữ Hán, chỉ động tác. Âm Trung Hoa đọc là piě.

Theo hình vẽ xưa chữ Phiệt 丿có những dạng như sau:  

 

  

Bộ Cổn〡: Nét sổ.|  Đường thẳng đứng, trên thông xuống dưới.

Từ hành động chống lại một chướng ngại vật của chữ Phất, nếu thêm chữ Nhân đứng亻bên trái của nó thì sẽ có nghĩa gì : 亻+  弗 ?.

Chữ Nhân đứng亻. Theo Tự điễn Hán Việt chữ Nhân đứng亻là một hình thức của bộ nhân 人. Bộ 9 人 nhân [0, 2] U+4EBB, và có những nghĩa được biết qua các dạng dưới đây:   (Danh) Người, giống khôn nhất trong loài động vật. ◎Như: nam nhân 男人 người nam, nữ nhân 女人 người nữ, nhân loại 人類 loài người.

(Danh) Người khác, đối lại với mình. ◎Như: tha nhân 他人 người khác, vô nhân ngã chi kiến 無人我之見 không có phân biệt mình với người. § Ghi chú: Thấu được nghĩa này, trong đạo Phật cho là bực tu được nhân không 人空. ◇Luận Ngữ 論語: Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân 己所不欲, 勿施於人 (Nhan Uyên 顏淵) Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác.

(Danh) Mỗi người. ◎Như: nhân tận giai tri 人盡皆知 ai nấy đều biết cả, nhân thủ nhất sách 人手一冊 mỗi người một cuốn sách.

(Danh) Loại người, hạng người (theo một phương diện nào đó: nghề nghiệp, nguồn gốc, hoàn cảnh, thân phận, v.v.). ◎Như: quân nhân 軍人 người lính, chủ trì nhân 主持人 người chủ trì, giới thiệu nhân 介紹人 người giới thiệu , Bắc Kinh nhân 北京人 người Bắc Kinh.

(Danh) Tính tình, phẩm cách con người. ◇Vương An Thạch 王安石: Nhi độc kỳ văn, tắc kỳ nhân khả tri 而讀其文, 則其人可知 (Tế Âu Dương Văn Trung Công văn 祭歐陽文忠公文) Mà đọc văn của người đó thì biết được tính cách của con người đó. (Danh) Họ Nhân.

Nếu nhìn qua những cách đối đầu với những sóng gió trong cuộc đời, thì hành động chống lại một chướng ngại vật của chữ Phất弗 cũng là hàm ý điễn hình tương tự.

Khi chữ Nhân亻làm danh từ để chỉ  con người và thêm (+) hành động chống lại chướng ngại vật (弗), thì hình ảnh này亻+  弗  là một biểu trưng cho nguồn năng lực bên trong của chính mình, để làm nỗ lực tìm đến hay vượt qua những phiền não, lo âu, sợ sệt, khó khăn cùng cực trong cuộc đời cho chính mình cũng như cho người khác.

Tương tự như trên, nếu con người (亻) biết nhờ sợi dây (弓) trói buộc thanh bên trái 丿 một thanh bên mặt 〡cho ngay thẳng song song không bị sai lệch, thì đây cũng mang hàm ý cho biểu trưng của cái biết tu chỉnh, sữa đổi, cân bằng, để nhảy qua những sự sai lệch quanh co của cuộc đời hay thoát khỏi những sai lầm gây ra nỗi khổ đau cho chính mình cũng như cho những người chung quanh.

Cuộc sống của mỗi người là những đoạn đường đi khác nhau, giống như  thanh bên trái 丿 một thanh bên mặt 〡của chữ Phất. Nếu chữ  Nhân亻làm danh từ để chỉ  con người và thêm sợi dây (弓) buộc thanh lại丿,〡cho ngay thẳng song song, không bị sai lệch, thì đó chính là đặc điểm của những người luôn biết theo dõi từng bước đi của họ trong đời sống, để vượt qua những khó khăn, những chướng ngại để tạo hạnh phúc cho mình, cũng như cho người và trở nên người xứng đáng cho xã hội.

Nếu thanh bên trái 丿 hình dung cho cái này.  Thanh bên mặt 〡đại diện cho cái kia và sợi dây (弓) trói buộc tượng trưng cho sự quan hệ giữa thanh này và thanh kia, thì đây cũng có thể làm một hàm ý để nói mọi hiện tượng tạo nên đời sống đều nằm trong một mối liên hệ với nhau.

Nếu thanh bên trái 丿 làm ngụ ý cho; mê đắm dục lạc, hạ liệt, phàm phu.  Thanh bên mặt 〡tượng trưng cho; tu khổ hạnh, khổ đau.  Sợi dây (弓) trói buộc ở giữa làm hình dung cho; thái độ từ bỏ hai quan điểm cực đoan, và thêm chữ Nhân vào bên trái của thanh bên trái qua hình sau: 亻+  弗 = 佛, thì đây có thể là một biểu trưng để nói lên một người đã tìm ra con Trung Đạo mà ngày nay người ta dùng nó để tu tập trong đời sống hằng ngày.


Chữ  佛  âm Hán Việt đọc là Phật. 佛 陀 âm Trung hoa viết theo la tinh hóa: fó tuó, Phật đà là danh từ Hán Việt, có lẽ viết theo cách phân âm của chữ  bud – dha, của tiếng Phạn buddha (बुद्ध).

Chữ  buddha viết theo mẩu devanāgarī là बुद्ध và buddhā: बुद्धा. Theo bảng IPA phiên âm cho chữ buddha trong Phạn ngữ: [ˈbud̪d̪ʱə].

Phân dạng chữ buddha:

Phụ âm

Nguyên âm

IPA

Nagari

IAST

IPA

Nagari

IAST

b

b

u

उ, पु

u

d

ə

अ, प

a

d̪ʱ

dh

ɑː

आ, पा

ā

 

IPA viết tắt của từ tiếng Anh: International Phonetic Alphabet, có nghĩa là Bảng mẫu tự phiên âm quốc tế. IAST, viết tắt của: International Alphabet of Sanskrit Transliteration, có nghĩa là Bảng chữ cái chuẩn quốc tế dùng để ký  âm tiếng Phạn với bảng ký tự Latinh.

Nagari  là một hệ thống chữ cái của Ấn Độ và Nepal. Hệ thống chữ viết này được ghi từ trái sang phải. Nguyên là tên của hệ thống chữ viết này là देवनागरी và viết theo IAST thành devanāgarī được ghép từ chữ: " देव " (deva) và " नगर " (nāgarī).

Buddha (बुद्ध), là qúa khứ phân từ của động từ căn √ बुध् budh_1 và có những nghĩa được biết như sau: Tự đánh thức, tự tỉnh thức, xem, tìm hiểu, khám phá, nhận thức,  cảm nhận, hiểu biết, hiểu, quan sát, suy nghĩ, tập trung, khơi dậy, phục hồi, làm cho hiểu, nhớ, tiết lộ, thông báo, thông tin, tư vấn, khuyên bảo, suy nghĩ đứng đắn, cố gắng tìm hiểu.

Buddha (बुद्ध), là danh từ thân từ dạng nam tính và trung tính. Buddhā (बुद्धा), là tĩnh từ thân từ thuộc dạng nữ tính có nghĩa là: tỉnh thức, hay giác ngộ.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người khắc phục mọi phiền não, bằng sự hàm dưỡng tu tập quán sát nội tại trong thân tâm để vượt qua những trở ngại, mang phẩm chất lợi tha toàn diện, mà trở nên siêu việt, cho nên người ta gọi là Phật Thế Tôn hay Đức Thế Tôn. Chữ Tôn là chữ để chỉ cho bậc đáng kính trọng.

Từ "Bhagava" cũng đã được dùng để mô tả Đức Phật trong kinh điển Pali sớm nhất. Trong Anussati (Pāli), Anusmriti (Phạn ngữ), có những định danh về Phật như sau :

"Itipi so Bhagava. Thật vậy, Ðức Thế Tôn có :

Araham: Ứng Cúng

Samma sambuddho: Chánh Biến Tri.

Vijja carana sampanno: Minh Hạnh Túc.

Sugato: Thiện Thệ.

Lokavidu: Thế Gian Giải.

Anuttaro: Vô Thượng Sĩ.

Purisadammasarathi: Ðiều Ngự Trượng Phu .

Sattha devamanussanam: Thiên Nhân Sư.

Buddho: Phật.

Bhagavati: Thế Tôn."

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tên thật của Ngài là Sĩ Ðạt Ta hay Tất Ðạt Ta. Phạn ngữ viết là Siddhārtha. Họ của Ngài là Gautama (Cồ-đàm). Cha là vua Tịnh Phạn (śuddhodana) và mẹ là Hoàng hậu Tịnh Diệu (Māyādevī). Ngài sanh ra ở Kapilavastu, vợ của Ngài là Da du đà la (Yaśodharā),  La hầu la, Rāhula là con trai của Ngài.

Siddhārtha Gautama  viết theo mẩu  devanāgarī: सिद्धार्थगौतम. Siddhārtha (सिद्धार्थ) là danh từ giống đực, nó được ghép lại từ chữ siddha (सिद्ध) và artha (अर्थ). (सिद्ध ) siddha có nghĩa là " thực hiện, đạt được, chiến thắng, hoàn hảo, đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đạt được mục tiêu này, hoàn thành, ổn định, bất biến, vĩnh cửu, đạt đến mục tiêu cao nhất " và अर्थ (artha) là "mục tiêu, mục đích, nguyên nhân, động cơ, mục đích, ý ​​nghĩa, tầm quan trọng, điều, đối tượng, vật chất, thực tế, phần thưởng giá trị, quan tâm, sở hữu, quyền sở hữu, tài sản, của cải, có, lợi ích".

Chữ đồng nghĩa với chữ Siddhārtha là (नित्य) nitya và phản nghĩa của nó là  (कार्य) kārya. Nguyên nghiã của chữ  Siddhārtha (सिद्धार्थ) trong Phạn ngữ được dịch thoát ý là : " Một trong những người đã hoàn tất ý nghĩa cuộc sống " hay "Một trong những người đã hoàn thành một mục tiêu".

Phiên âm của chữ Siddhārtha theo IPA là: [sɪd̪.d̪ʰaːr.t̪ʰə] và Siddhārtha Gautama: [sɪd̪.d̪ʰaːr.t̪ʰə gəʊ.t̪ə.mə]). Siddhārtha Gautama tiếng Pāli Siddhattha Gotama. Tiếng Trung Hoa:  喬達摩悉達多, 瞿曇悉達多.

Chữ  Phật không phải là một danh từ riêng, mà là một danh hiệu. Trong truyền thống Phật giáo, có nhiều vị Phật trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai. Do đó Thuật ngữ " Phật" được sử dụng để tán dương công đức các bậc giác ngộ hoàn toàn. Tất-đạt-đa Cồ-đàm (Phạn: Siddhārtha Gautama) là tên của một bậc giác ngộ hoàn toàn được biết trong thời đại hiện tại của chúng ta qua Hồng danh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

"Ta là Phật đã thành, tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật",đó là tính nhân bản, tính bình đẳng, tính vô ngã và tính từ bi của Đức Phật để lại cho những ai thích tu tập giác ngộ và giải thoát giống như Ngài.

Những bài viết của TS Huệ Dân là trang sách của những người bình dân đang học và đang tập viết trong các chủ đề tìm về những cái hay của nền văn hóa cổ xưa của xứ mình. Những bài viết này là những bài viết sau giờ làm việc của những người bạn thích nghiên cứu học hỏi thêm ý nghĩa về chữ Việt của mình. Người học Phật luôn cầu Pháp. Nếu có gì sơ sót. Xin quý vị nhắc nhở. Xin chân thành cám ơn.

Kính bút

TS Huệ Dân  (Web site : xuviet.net)

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập